Những điều thường kiêng kỵ trong lễ Rằm tháng 7

1190

(Dân trí) – Rằm tháng 7 được coi là ngày dành cho người âm và tháng 7 cũng được coi là tháng âm (tháng cô hồn), vì vậy người ta có những quan niệm, kiêng kỵ nhất định vào dịp này trong năm…

Ở một số nước châu Á, người ta tin rằng, trong suốt tháng 7 và đặc biệt vào ngày Rằm tháng 7, những linh hồn từ dưới âm phủ, gồm cả linh hồn của tổ tiên và những cô hồn phiêu dạt sẽ từ dưới địa phủ quay về dương thế.(Dân trí) – Rằm tháng 7 được coi là ngày dành cho người âm và tháng 7 cũng được coi là tháng âm (tháng cô hồn), vì vậy người ta có những quan niệm, kiêng kỵ nhất định vào dịp này trong năm…
Ở một số nước châu Á, người ta tin rằng, trong suốt tháng 7 và đặc biệt vào ngày Rằm tháng 7, những linh hồn từ dưới âm phủ, gồm cả linh hồn của tổ tiên và những cô hồn phiêu dạt sẽ từ dưới địa phủ quay về dương thế.

Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ “xá tội vong nhân”, là một ngày lễ lớn, quan trọng trong phong tục của nhiều nước Á Đông. Lễ này trùng với lễ Vu Lan, vốn là lễ báo hiếu, cũng là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Không giống như những ngày lễ khác trong năm, khi người sống nhớ về người chết, người ta tin rằng Rằm tháng 7 là dịp để người chết quay về thăm người sống và thụ hưởng những lễ vật mà người thân cúng cho.

Bản chất của ngày Rằm tháng 7 cũng giống như lễ Vu Lan, vốn là để tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên. Người ta quan niệm, vào ngày 15/7 âm lịch, những linh hồn “vong nhân” ở dưới âm phủ sẽ được xóa bỏ mọi tội lỗi. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa âm phủ, “xá tội vong nhân” (bỏ qua mọi tội lỗi cho người chết).

Vào ngày này, bên cạnh mâm cúng gia tiên, nhiều gia đình còn có lễ cúng cô hồn (thường vào buổi chiều) dành cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân thờ cúng.

Về bản chất, Rằm tháng 7 và lễ Vu lan rất giống nhau. Rằm tháng 7 là cách gọi dân dã trong nhân gian còn lễ Vu lan là ngày lễ lớn của Phật giáo. Ở nhiều nước Á Đông, ngày Rằm tháng 7 là dịp để người sống tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà đã mất, cũng là dịp để giúp đỡ những linh hồn đói khát.

Những nước có dịp lễ này giống với Việt Nam gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia… Trong dịp lễ mang đậm tính tâm linh – tôn giáo này, các nước Á Đông gặp nhau ở một điểm, đó là đều có những “kiêng khem” nhất định trong “tháng cô hồn”.

Vậy, theo quan niệm dân gian ở nhiều nước Á Đông, người ta nên kiêng kỵ gì vào dịp lễ Rằm tháng 7?

83-3ac90
Khi đi du lịch đến những nước như Trung Quốc, Singapore, Malaysia vào dịp lễ Rằm tháng 7, bạn có thể sẽ gặp những buổi biểu diễn ca múa nhạc, kịch nghệ trên đường phố. Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa người Hoa vào dịp lễ này, với mong muốn các màn biểu diễn sẽ giúp các “vong nhân” giải khuây. Tại đây, hàng ghế đầu luôn để trống, người đến xem bắt đầu ngồi từ hàng ghế thứ 2, có lẽ bạn đã đoán được hàng ghế đầu dành cho “khách mời” nào? Chớ nên vô ý ngồi vào hàng ghế danh dự này.

84-2e991
Vào dịp Rằm tháng 7, có nhiều mâm cúng được đặt trên hè phố, đó là mâm cúng cô hồn. Không bao giờ nên động chạm vào đồ cúng cô hồn, nếu mâm cúng nhà gia chủ đặt dưới thấp, phải đi né sang bên, không được bước ngang, không được phép lấy đi dù chỉ là một mẩu khoai, mẩu bánh, bởi mâm cúng này dành riêng cho ma đói, không người thờ phụng. Đi ngang qua những mâm cúng cô hồn không được cười đùa vô lối, ăn nói tếu táo về chuyện cúng lễ. Nếu chẳng may vô ý có hành động khiếm nhã trước mâm cúng, người qua đường nên chắp tay lễ xin tạ lỗi.

85-bfe5f
Với quan niệm tháng 7 là tháng của người âm, người dân ở một số nước Á Đông cho rằng khi đi lễ vào dịp này không nên nhìn xuống dưới gầm ban thờ, đặc biệt trong lúc đứng lễ bởi cho rằng vào dịp này có nhiều “vong nhân” xin đến tá túc trong đền chùa, ngụ dưới gầm các ban thờ hưởng lộc Thánh, vì là ma đói nên sẽ ăn uống “nhồm nhoàm”, người đến cúng lễ nhìn ngó sẽ gây “khó xử”.

86-28eac
Trong “tháng cô hồn”, tránh đi về quá khuya, không lên đường đi xa, không khởi sự làm việc lớn. Chính vì quan niệm truyền thống này mà thường các nước Á Đông đều nhận thấy có sự sụt giảm về lượng khách du lịch nội địa trong tháng 7 âm.

Thậm chí trước đây, khi những kiêng kỵ còn nhiều, “các cụ” còn tránh đi dưới bóng râm, tránh đi rừng, tránh xuống nước trong tháng 7 âm vì cho rằng bóng cây và nước tồn tại nhiều tính âm, các “vong nhân” sợ nắng, kỵ “dương” sẽ trốn vào bóng râm hoặc lặn xuống dưới nước.

87-0ba51
Không nhặt đồ rơi vãi trên đường phố, đặc biệt là tiền lẻ. Ở một số nước Á Đông, việc ném đồng xu lẻ cho các “vong nhân” phiêu bạt có tiền đi đường là một tục lệ thường thấy. Những đồng xu lẻ được ném ra trong dịp này là để dành cho các “vong nhân”.

88-1f79e
Người Hoa tin rằng có hai ngọn lửa trên hai vai – tượng trưng cho âm và dương, khi một người nghiêng đầu qua vai có thể sẽ làm tắt mất một ngọn lửa, làm mất cân bằng âm dương. Điều này có vẻ không được tốt trong tháng 7 âm, vì vậy, những người hay “kiêng khem” thường tránh quay nghiêng đầu, mà nếu cần quay lại khi có ai gọi từ phía sau, họ sẽ quay cả người lại.

89-33f40
Không huýt sáo, đàn hát về đêm. Vào dịp tháng 7 âm, người Hoa thường tổ chức nhiều buổi ca múa nhạc, kịch nghệ ở nơi công cộng để giúp “vong nhân” giải khuây, nhưng như đã nói, đó là ở nơi công cộng. Việc một người đàn hát ở nhà riêng, đặc biệt khi đêm đã xuống, bị cho là sẽ thu hút các “vong nhân”.

90-b6430
Trong Rằm tháng 7, khi đời sống người dân ở nhiều nước Á Đông bỗng mang đậm màu sắc tâm linh – tôn giáo, người ta như sống hướng nội nhiều hơn, nghĩ điều hay, làm điều phải… Người ta kiêng không chửi thề, không nguyền rủa ai cay nghiệt trong tháng này bởi sợ “vong nhân” đi ngang đúng lúc người dương buông lời quá đáng, sẽ vô tình xúc phạm, khiến “vong nhân” tức giận.

91-fbfa3
Đời sống tâm linh người Á Đông có âm có dương, đức tin là một yếu tố rất quan trọng trong quan niệm về sự an lành trong tâm thức mỗi người. Vì vậy, trong tháng 7 âm, người ta tránh nói lời “báng bổ”, không đùa tếu về những yếu tố siêu linh, không kể chuyện ma quỷ.

92-e890d
Trong tháng 7 âm, khi người ta coi âm khí lên đến cực điểm thì việc mặc những màu buồn, màu tối sẽ khiến mọi chuyện thêm ỳ trệ. Trong các gam màu nóng, nên tránh màu đỏ.

93-5eb4e
Không nên luôn che kín trán. Vùng trán có hai “thái dương”, đây được coi là vùng tập trung nhiều năng lượng “dương” nhất trên gương mặt, chứa đựng nhiều khí chất vô hình của một con người, vì vậy, khi để lộ “thái dương”, năng lượng tích cực này sẽ phát tỏa, giúp chủ nhân được bảo vệ.

Ngoài ra, còn có quan niệm rằng hai vai và đỉnh đầu mỗi người tạo thành hình ngọn lửa, tượng trưng cho tính dương, việc đập vào vai hay vào đầu một người giống như làm giập ngọn lửa dương khí của người ta, vì vậy, nên tránh vỗ vai, vỗ đầu người khác.

94-1d0c4
Không phơi quần áo về đêm, vào tháng 7 âm, người ta thường đốt quần áo giấy cho gia tiên, ở mâm cúng chúng sinh, nhiều người cũng chuẩn bị một ít quần áo giấy cho các cô hồn phiêu bạt. Mâm cúng Rằm tháng 7 đặc trưng với đồ ăn và vàng mã, quần áo giấy. Dịp này, các “vong nhân” đều muốn có quần áo mới, nhưng có những “vong nhân” không người thân thích, không ai đốt quần áo giấy cho, vì vậy, sẽ dễ bị thu hút bởi quần áo phơi đêm và muốn… thử mặc.

95-abf0b
Không giương ô về đêm. Hình ảnh chiếc ô tránh nắng, tránh “dương khí”, từ xa xưa đã luôn gắn liền với sự nương náu của các “vong nhân”. Một chiếc ô được giương lên về đêm giống như… lời mời các “vong nhân” vào trú ngụ dưới tán ô.

96-1417d
Người Á Đông thường tin rằng những loài côn trùng như bướm, châu chấu… bay vào nhà vào dịp này là vong linh gia tiên về thăm con cháu. Vì vậy, không bao giờ người ta giết những côn trùng này.

97-1eb6e
Một điều kiêng kỵ mang màu sắc công nghệ đương đại, đó là tránh chụp ảnh về đêm. Từ lâu đã có nhiều bức ảnh, đoạn phim gây tranh cãi khi xuất hiện “hình ảnh lạ” trong khuôn hình. Vì vậy, những người hay kiêng khem thường tránh chụp ảnh về đêm trong tháng 7 âm bởi sợ rằng ống kính sẽ vô tình chụp lại một “vong nhân” đi ngang.

98-e14ed
Không tổ chức hôn lễ trong tháng 7 âm bởi cỗ cưới sẽ thu hút những “ma đói” không người thờ phụng đến “vầy cỗ”. Không chống đũa trong bát cơm bởi cây đũa trông tựa nén hương – vốn là “chiếc thang” kết nối âm dương.

Chống đũa trong bát giữa bữa ăn của người Á Đông vừa là sự khiếm nhã đối với những người xung quanh, vừa là điều kiêng kỵ trong quan niệm tâm linh, bởi đôi đũa lúc này giống như “chiếc thang” mời các vong đói vào ăn bát cơm của người chống đũa.

99-7249f
Tránh nói một mình. Đôi khi trong cuộc sống chúng ta vẫn hay tự nhủ với mình điều gì đó và buột ra thành lời. Trong tháng 7 âm, khi các “vong nhân” trở về dương thế, người ta thường tránh nói một mình, sợ các “vong nhân” đi ngang tưởng nhầm người dương đang muốn trò chuyện với mình.

Tất cả những điều kiêng kỵ trên đây chỉ là một góc nhìn thú vị về những quan niệm dân gian truyền thống Á Đông trong ngày Rằm tháng 7 – một dịp lễ mang đậm màu sắc tâm linh với nhiều nét đẹp văn hóa thể hiện những ẩn ức trong tâm thức người phương Đông.

Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ “xá tội vong nhân”, là một ngày lễ lớn, quan trọng trong phong tục của nhiều nước Á Đông. Lễ này trùng với lễ Vu Lan, vốn là lễ báo hiếu, cũng là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Không giống như những ngày lễ khác trong năm, khi người sống nhớ về người chết, người ta tin rằng Rằm tháng 7 là dịp để người chết quay về thăm người sống và thụ hưởng những lễ vật mà người thân cúng cho.

Bản chất của ngày Rằm tháng 7 cũng giống như lễ Vu Lan, vốn là để tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên. Người ta quan niệm, vào ngày 15/7 âm lịch, những linh hồn “vong nhân” ở dưới âm phủ sẽ được xóa bỏ mọi tội lỗi. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa âm phủ, “xá tội vong nhân” (bỏ qua mọi tội lỗi cho người chết).

Vào ngày này, bên cạnh mâm cúng gia tiên, nhiều gia đình còn có lễ cúng cô hồn (thường vào buổi chiều) dành cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân thờ cúng.

Về bản chất, Rằm tháng 7 và lễ Vu lan rất giống nhau. Rằm tháng 7 là cách gọi dân dã trong nhân gian còn lễ Vu lan là ngày lễ lớn của Phật giáo. Ở nhiều nước Á Đông, ngày Rằm tháng 7 là dịp để người sống tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà đã mất, cũng là dịp để giúp đỡ những linh hồn đói khát.

Những nước có dịp lễ này giống với Việt Nam gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia… Trong dịp lễ mang đậm tính tâm linh – tôn giáo này, các nước Á Đông gặp nhau ở một điểm, đó là đều có những “kiêng khem” nhất định trong “tháng cô hồn”.

Vậy, theo quan niệm dân gian ở nhiều nước Á Đông, người ta nên kiêng kỵ gì vào dịp lễ Rằm tháng 7?

83-3ac90

Khi đi du lịch đến những nước như Trung Quốc, Singapore, Malaysia vào dịp lễ Rằm tháng 7, bạn có thể sẽ gặp những buổi biểu diễn ca múa nhạc, kịch nghệ trên đường phố. Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa người Hoa vào dịp lễ này, với mong muốn các màn biểu diễn sẽ giúp các “vong nhân” giải khuây. Tại đây, hàng ghế đầu luôn để trống, người đến xem bắt đầu ngồi từ hàng ghế thứ 2, có lẽ bạn đã đoán được hàng ghế đầu dành cho “khách mời” nào? Chớ nên vô ý ngồi vào hàng ghế danh dự này.

84-2e991

Vào dịp Rằm tháng 7, có nhiều mâm cúng được đặt trên hè phố, đó là mâm cúng cô hồn. Không bao giờ nên động chạm vào đồ cúng cô hồn, nếu mâm cúng nhà gia chủ đặt dưới thấp, phải đi né sang bên, không được bước ngang, không được phép lấy đi dù chỉ là một mẩu khoai, mẩu bánh, bởi mâm cúng này dành riêng cho ma đói, không người thờ phụng. Đi ngang qua những mâm cúng cô hồn không được cười đùa vô lối, ăn nói tếu táo về chuyện cúng lễ. Nếu chẳng may vô ý có hành động khiếm nhã trước mâm cúng, người qua đường nên chắp tay lễ xin tạ lỗi.

85-bfe5f

Với quan niệm tháng 7 là tháng của người âm, người dân ở một số nước Á Đông cho rằng khi đi lễ vào dịp này không nên nhìn xuống dưới gầm ban thờ, đặc biệt trong lúc đứng lễ bởi cho rằng vào dịp này có nhiều “vong nhân” xin đến tá túc trong đền chùa, ngụ dưới gầm các ban thờ hưởng lộc Thánh, vì là ma đói nên sẽ ăn uống “nhồm nhoàm”, người đến cúng lễ nhìn ngó sẽ gây “khó xử”.

86-28eac

Trong “tháng cô hồn”, tránh đi về quá khuya, không lên đường đi xa, không khởi sự làm việc lớn. Chính vì quan niệm truyền thống này mà thường các nước Á Đông đều nhận thấy có sự sụt giảm về lượng khách du lịch nội địa trong tháng 7 âm.

Thậm chí trước đây, khi những kiêng kỵ còn nhiều, “các cụ” còn tránh đi dưới bóng râm, tránh đi rừng, tránh xuống nước trong tháng 7 âm vì cho rằng bóng cây và nước tồn tại nhiều tính âm, các “vong nhân” sợ nắng, kỵ “dương” sẽ trốn vào bóng râm hoặc lặn xuống dưới nước.

87-0ba51

Không nhặt đồ rơi vãi trên đường phố, đặc biệt là tiền lẻ. Ở một số nước Á Đông, việc ném đồng xu lẻ cho các “vong nhân” phiêu bạt có tiền đi đường là một tục lệ thường thấy. Những đồng xu lẻ được ném ra trong dịp này là để dành cho các “vong nhân”.

88-1f79e

Người Hoa tin rằng có hai ngọn lửa trên hai vai – tượng trưng cho âm và dương, khi một người nghiêng đầu qua vai có thể sẽ làm tắt mất một ngọn lửa, làm mất cân bằng âm dương. Điều này có vẻ không được tốt trong tháng 7 âm, vì vậy, những người hay “kiêng khem” thường tránh quay nghiêng đầu, mà nếu cần quay lại khi có ai gọi từ phía sau, họ sẽ quay cả người lại.

89-33f40

Không huýt sáo, đàn hát về đêm. Vào dịp tháng 7 âm, người Hoa thường tổ chức nhiều buổi ca múa nhạc, kịch nghệ ở nơi công cộng để giúp “vong nhân” giải khuây, nhưng như đã nói, đó là ở nơi công cộng. Việc một người đàn hát ở nhà riêng, đặc biệt khi đêm đã xuống, bị cho là sẽ thu hút các “vong nhân”.

90-b6430

Trong Rằm tháng 7, khi đời sống người dân ở nhiều nước Á Đông bỗng mang đậm màu sắc tâm linh – tôn giáo, người ta như sống hướng nội nhiều hơn, nghĩ điều hay, làm điều phải… Người ta kiêng không chửi thề, không nguyền rủa ai cay nghiệt trong tháng này bởi sợ “vong nhân” đi ngang đúng lúc người dương buông lời quá đáng, sẽ vô tình xúc phạm, khiến “vong nhân” tức giận.

91-fbfa3

Đời sống tâm linh người Á Đông có âm có dương, đức tin là một yếu tố rất quan trọng trong quan niệm về sự an lành trong tâm thức mỗi người. Vì vậy, trong tháng 7 âm, người ta tránh nói lời “báng bổ”, không đùa tếu về những yếu tố siêu linh, không kể chuyện ma quỷ.

92-e890d

Trong tháng 7 âm, khi người ta coi âm khí lên đến cực điểm thì việc mặc những màu buồn, màu tối sẽ khiến mọi chuyện thêm ỳ trệ. Trong các gam màu nóng, nên tránh màu đỏ.

93-5eb4e

Không nên luôn che kín trán. Vùng trán có hai “thái dương”, đây được coi là vùng tập trung nhiều năng lượng “dương” nhất trên gương mặt, chứa đựng nhiều khí chất vô hình của một con người, vì vậy, khi để lộ “thái dương”, năng lượng tích cực này sẽ phát tỏa, giúp chủ nhân được bảo vệ.

Ngoài ra, còn có quan niệm rằng hai vai và đỉnh đầu mỗi người tạo thành hình ngọn lửa, tượng trưng cho tính dương, việc đập vào vai hay vào đầu một người giống như làm giập ngọn lửa dương khí của người ta, vì vậy, nên tránh vỗ vai, vỗ đầu người khác.

94-1d0c4

Không phơi quần áo về đêm, vào tháng 7 âm, người ta thường đốt quần áo giấy cho gia tiên, ở mâm cúng chúng sinh, nhiều người cũng chuẩn bị một ít quần áo giấy cho các cô hồn phiêu bạt. Mâm cúng Rằm tháng 7 đặc trưng với đồ ăn và vàng mã, quần áo giấy. Dịp này, các “vong nhân” đều muốn có quần áo mới, nhưng có những “vong nhân” không người thân thích, không ai đốt quần áo giấy cho, vì vậy, sẽ dễ bị thu hút bởi quần áo phơi đêm và muốn… thử mặc.

95-abf0b

Không giương ô về đêm. Hình ảnh chiếc ô tránh nắng, tránh “dương khí”, từ xa xưa đã luôn gắn liền với sự nương náu của các “vong nhân”. Một chiếc ô được giương lên về đêm giống như… lời mời các “vong nhân” vào trú ngụ dưới tán ô.

96-1417d

Người Á Đông thường tin rằng những loài côn trùng như bướm, châu chấu… bay vào nhà vào dịp này là vong linh gia tiên về thăm con cháu. Vì vậy, không bao giờ người ta giết những côn trùng này.

97-1eb6e

Một điều kiêng kỵ mang màu sắc công nghệ đương đại, đó là tránh chụp ảnh về đêm. Từ lâu đã có nhiều bức ảnh, đoạn phim gây tranh cãi khi xuất hiện “hình ảnh lạ” trong khuôn hình. Vì vậy, những người hay kiêng khem thường tránh chụp ảnh về đêm trong tháng 7 âm bởi sợ rằng ống kính sẽ vô tình chụp lại một “vong nhân” đi ngang.

98-e14ed

Không tổ chức hôn lễ trong tháng 7 âm bởi cỗ cưới sẽ thu hút những “ma đói” không người thờ phụng đến “vầy cỗ”. Không chống đũa trong bát cơm bởi cây đũa trông tựa nén hương – vốn là “chiếc thang” kết nối âm dương.

Chống đũa trong bát giữa bữa ăn của người Á Đông vừa là sự khiếm nhã đối với những người xung quanh, vừa là điều kiêng kỵ trong quan niệm tâm linh, bởi đôi đũa lúc này giống như “chiếc thang” mời các vong đói vào ăn bát cơm của người chống đũa.

99-7249f

Tránh nói một mình. Đôi khi trong cuộc sống chúng ta vẫn hay tự nhủ với mình điều gì đó và buột ra thành lời. Trong tháng 7 âm, khi các “vong nhân” trở về dương thế, người ta thường tránh nói một mình, sợ các “vong nhân” đi ngang tưởng nhầm người dương đang muốn trò chuyện với mình.

Tất cả những điều kiêng kỵ trên đây chỉ là một góc nhìn thú vị về những quan niệm dân gian truyền thống Á Đông trong ngày Rằm tháng 7 – một dịp lễ mang đậm màu sắc tâm linh với nhiều nét đẹp văn hóa thể hiện những ẩn ức trong tâm thức người phương Đông.

SHARE