Có một loại lá xưa ít ai “ngó ngàng” tới nay thành đặc sản giàu vitamin, chế biến thành nhiều món thơm ngon bổ dưỡng

125

Có một loại lá xưa ít ai “ngó ngàng” tới nay thành đặc sản giàu vitamin, chinh phục thực khách trên thành phố, giá khá đắt đỏ lên đến 65.000 đồng/kg. Đó chính là lá sắn.

Lá sắn – loại lá xưa ít ai “ngó ngàng” tới nay thành đặc sản giàu vitamin

Có thể bạn không biết, không chỉ củ sắn (khoai mì) mà lá sắn cũng được người dân chế biến thành nhiều món thơm ngon bổ dưỡng. Loại lá này có màu xanh giàu chất đạm, thường được chế biến thành các món ăn dân dã như lá sắn xào tỏi, luộc, muối chua… Nhưng phải là lá sắn ta hay còn gọi là sắn mì gòn (mì cao sản không ăn được lá).

Trong lá sắn có chứa rất nhiều vitamin, có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch: Trong lá sắn có chứa một lượng lớn vitamin C và folate, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

Vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi rút. Folate giúp tăng cường sản xuất tế bào bằng cách hỗ trợ vật chất di truyền cho sự sống và tránh đột biến DNA.
Ngăn ngừa suy dinh dưỡng: Lá sắn rất giàu protein, vì vậy, bổ sung loại rau này vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh suy dinh dưỡng phù nề ở trẻ em.

Loại lá này còn giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất: Loại rau dân dã này ngoài nguồn protein dồi dào, trong lá sắn còn có vitamin B để tạo thành các enzym, giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra ổn định.

Lá sắn cũng cung cấp năng lượng: Trong lá sắn giàu hàm lượng các loại protein và axit amin trong lá sắn góp phần tăng năng lượng hữu ích trong cơ thể.

Các axit amin thiết yếu trong lá sắn chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng cần thiết, giúp chữa lành các tế bào bị tổn thương và thúc đẩy việc tái tạo các tế bào của cơ thể hoạt động trơn tru.

Đặc sản lá sắn muối chua của tỉnh Phú Thọ.

Lá sắn nấu canh cá rất thơm ngon.
Lá sắn chứa vitamin tốt cho sức khỏe nhưng sơ suất có thể “tiền mất tật mang”

Thậm chí, lá sắn có chứa chất chống oxy hóa dồi dào: Là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, lá sắn có lợi ích sức khỏe tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.

Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư và có thể dẫn đến lão hóa sớm.

Rau sắn từng là loại lá chẳng ai biết tới thậm chí là chỉ để bỏ đi nhưng dần dần loại lá này lại trở thành món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích.
Giá cho mỗi cân dưa lá sắn muối khá đắt đỏ dao động khoảng 65.000 đồng.

Lá sắn tuy ăn tốt cho sức khỏe tuy nhiên rau sắn khi đã muối chua, ngả màu vàng cũng không ăn sống dưới mọi hình thức.

Khi dùng rau sắn làm thực phẩm phải đặc biệt chú ý, không ăn sống, kể cả khi muối chua (dù nồng độ chất độc đã giảm). Bởi việc ăn sống lá sắn sẽ gây ngộ độc, thậm chí ăn nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi nấu canh rau sắn hay luộc rau sắn cũng phải nấu kỹ dưới nhiệt độ đun sôi trong thời gian lâu.


Dù chứa chất độc hại nhưng rau sắn cũng có chất dinh dưỡng nhất định, đặc biệt có lượng chất xơ rất lớn.

Tuy nhiên, chất xơ trong rau sắn là chất xơ không hòa tan, vì vậy cũng không nên ăn nhiều để tránh tắc ruột, nhất là người già. “Mọi người chỉ nên ăn rau sắn dưới dạng thưởng thức, không ăn lấy no hay ăn thường xuyên như rau cải, rau muống…”, lương y Trung chia sẻ.

Một điều đáng lưu ý nữa là rau sắn dù là món ngon, đặc sản và nhiều dinh dưỡng nhưng tuyệt đối không ăn nhiều, kể cả đã nấu chín.

Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong 100g rau sắn ăn được có 78kcal, chứa 7.0g protein và 200mg canxi, 27mg phốt pho, 295mg vitamin C.

Điều đáng nói trong rau sắn còn chứa tới 828 µg beta-caroten, một chất tiền vitamin A rất quan trọng đối với cơ thể.

Lượng beta-caroten trong lá sắn tươi nhiều hơn tất cả các loại đậu, rau họ cải và ngang bằng với cà rốt – loại củ được coi là “vua” của chất beta-caroten. Tuy nhiên, do có chứa độc tố nên người dân tuyệt đối không ăn lá sắn tươi.

Ngoài ra cũng cần có những lưu ý như: Trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, mới sinh con, người có vấn đề về hệ tiêu hóa… cũng không nên ăn loại rau này dưới mọi hình thức. Vì ngoài chất độc, ăn rau sắn còn dễ làm mất sữa và gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

SHARE