Đời sống Từ đứa trẻ bại não thành nhân tài Harvard: Tình yêu vô điều kiện của mẹ đã làm nên phép màu

Người mẹ nuôi dạy con bại não thành nhân tài Harvard khiến bất cứ ai khi nghe câu chuyện xúc động về cuộc đời cô đều cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ.

Chúng ta may mắn sinh ra những đứa con thông minh, khỏe mạnh, lành lặn. Hãy xem đó là một đặc ân mà không phải ai cũng có được. Vì vậy hãy vượt mọi trở ngại để nuôi dạy con thành tài, có một tương lai tốt đẹp. Hẳn nhiên, quá nhiều áp lực trong cuộc sống khiến chúng ta mệt mỏi và chùn bước. Khi nào bạn không còn động lực và sự kiên nhẫn dành cho con, hãy nghĩ đến người mẹ ở Hồ Bắc (Trung Quốc) Trâu Hoành Yến (Zou Hongyan), người mẹ nuôi dạy con bại não thành nhân tài Harvard.

hình ảnh

Hoành Yến sinh một bé trai đặt tên là Đình Đình (Dingding). Ngay khi vừa sinh, bác sĩ đã thông báo cho gia đình đứa trẻ này bị bại não nặng, chắc chắn lớn lên sẽ “đần độn” thậm chí nằm liệt giường. Trong khi người bố quay lưng, Hoành Yến vẫn không bỏ cuộc. Cô một mình vừa kiếm tiền vừa nuôi dạy con, không từ bỏ hy vọng Đình Đình sẽ phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.hình ảnh

Tình yêu tuyệt vời của một người mẹ đã có sức mạnh phi thường biến những điều tưởng chừng không thể thành có thể. Từ một đứa trẻ khiếm khuyết về trí não, người mẹ đã nuôi dạy con bại não thành nhân tài Harvard với thành tích học tập đáng nể:

– Năm 2007, Đình Đình đậu Đại học Bắc Kinh với số điểm 660.

– Năm 2011, Đình Đình trở thành học viên của trường Cao học Luật Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh.

– 2016, Đình Đình trở thành sinh viên trường Luật Harvard.

hình ảnh

Mọi người vẫn tự hỏi Hoành Yến đã có bí quyết gì để nuôi dạy một đứa trẻ bại não thành tài. Thật ra, thành quả ngày hôm nay đến từ cách giáo dục con thật đơn giản nhưng đòi hỏi tình yêu và sự kiên định của người mẹ. 3 điều sau Hoành Yến đã biến một đứa trẻ bại não thành sinh viên Harvard.

Luôn là điểm tựa vững chắc của con

Người mẹ một mình gánh vác trách nhiệm cả về kinh tế lẫn nuôi dạy con. Để đảm bảo nguồn tài chính, cô không ngại nhận nhiều công việc cùng một lúc. Tuy nhiên, cô vẫn tranh thủ thời gian theo sát việc học và những thay đổi ở con.

Một lần, nhận thấy con có tâm trạng không vui và muốn nghỉ học, cô hỏi thăm và biết trong lớp Đình Đình bị bạn bè bắt nạt và chế giễu vì con “bại não”. Người mẹ đã tức tốc bắt xe đến trường, nói chuyện với giáo viên và các bạn cùng lớp. Từ đó, Đình Đình không còn bị bạn bè xem thường nữa. Đồng thời, em cũng tự tin và cố gắng học. Một thời gian sau, bạn bè vô cùng nể phục vì thành tích học tập vượt trội của em, Đình Đình thường xuyên dẫn đầu lớp.

Phát huy nội lực của con

Khi con còn nhỏ, Đình Đình thường hoàn thành mọi việc rất chậm so với bạn bè đồng trang lứa nhưng Hoành Yến luôn để con tự làm, không tham gia quá mức vào các hoạt động của con. Do điều kiện thể chất hạn chế, nhiều khi một kỹ năng đơn giản như cầm đũa và cầm bút em phải tập cả năm trời nhưng người mẹ vẫn không quên khích lệ con mỗi ngày.hình ảnh

Lớn lên đi học, người mẹ vẫn luôn khuyến khích con tự làm bài tập và chủ động với việc học. Hoành Yến quan sát con từ xa và chỉ hỗ trợ con khi thật cần thiết. Nhờ vậy, Đình Đình luôn có điều kiện phát huy tiềm lực của bản thân trong mọi hoàn cảnh.

Dạy con tính kiên nhẫn, không bao giờ bỏ cuộc

Điều Hoành Yến dạy con là việc gì cũng có thể làm được nếu con kiên trì đến cùng. Trong suốt hành trình đi bên con, bao nhiêu áp lực đè lên đôi vai người mẹ đơn thân nhưng cô chưa bao gục ngã và buông tay con.

Những em bé khác 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết ngồi nhưng Đình Đình 1 tuổi vẫn không ngồi vững. Thậm chí đến tuổi mẫu giáo vẫn đi lại chưa vững. Năm 3 tuổi, Hoành Yến bắt đầu cho con đi mát-xa trị liệu, 2 ngày một lần kéo dài đằng đẵng suốt 3 năm. Nhờ đó, sức khỏe con được cải thiện đáng kể.

Luôn là một tấm gương, người mẹ giúp con hiểu rằng con luôn có thể về đích nếu con kiên nhẫn trong mọi việc. Tuy có chậm hơn một chút so với bạn bè nhưng nếu con chăm chỉ mỗi ngày, nỗ lực của con sẽ được đền đáp xứng đáng. Đó cũng là một trong những phương châm dạy con giúp người mẹ nuôi dạy con bại não thành nhân tài Harvard.

Tỷ phú của Shark Tank: “Tôi đặc biệt muốn tuyển dụng các ứng viên Gen Z và có TÍNH HƯỚNG NỘI”

Nếu bạn có thể sống “hướng nội”, bạn sẽ tiến bộ. Nhưng nếu bạn không có bộ kỹ năng đó, mọi thứ có thể sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Daniel Lubetzky, tỷ phú sáng lập Kind Snacks (công ty thực phẩm ăn nhẹ của Mỹ), đồng thời là giám khảo khách mời thường xuyên của chương trình “Shark Tank” của ABC, luôn tìm kiếm đặc điểm này ở ứng viên khi tuyển dụng: khả năng “hướng nội” (hướng vào bên trong để nhìn nhận, xem xét bản thân).

“Nếu bạn có thể sống ‘hướng nội’, bạn sẽ tiến bộ. Nhưng nếu bạn không có bộ kỹ năng đó, mọi thứ có thể sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều”, Lubetzky nói với CNBC Make It. “Đó là một trong những kỹ năng khó để rèn luyện nhất hiện nay, trong thời đại truyền thông xã hội, bởi lẽ chỉ cần có bất kỳ khoảnh khắc rảnh rỗi nào, chúng ta đều sẽ lấp đầy nó bằng điện thoại di động của mình. Đặc biệt là Thế hệ Gen Z, việc phát triển kỹ năng ‘hướng nội’ này sẽ là một điểm cộng.”

Tại các cuộc phỏng vấn việc làm, Lubetzky sàng lọc những ứng viên có khả năng ‘hướng nội’ này bằng cách hỏi về những thất bại trong quá khứ và những gì mà ứng viên sẽ làm khác đi vào lần tới. Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp người quản lý tuyển dụng hiểu rõ quá trình suy nghĩ của bạn để họ có thể thấy cách bạn đánh giá cơ hội và giải quyết vấn đề.

Tỷ phú của Shark Tank: “Tôi đặc biệt muốn tuyển dụng các ứng viên Gen Z và có TÍNH HƯỚNG NỘI” - Ảnh 1.

Tỷ phú Daniel Lubetzky

Lubetzky cho biết điều đó cho thấy trách nhiệm giải trình, sự khiêm tốn, khả năng học hỏi từ những sai lầm của bạn cũng như những cam kết cải thiện bản thân.

“Hãy sắp xếp thời gian để nói chuyện với chính mình”

Lubetzky chia sẻ bản thân phát triển kỹ năng này từ rất sớm. Anh cũng nói thêm, học cách ở một mình với những suy nghĩ của mình là một quá trình “cực kỳ ngượng ngùng và không thoải mái”, nhưng càng như vậy, vị tỷ phú này càng ý thức được tầm quan trọng của nó.

“Bạn phải vật lộn với những thứ không mấy thú vị, trong khi việc xem một bài đăng nào đó trên Instagram luôn thú vị hơn rất nhiều. Bạn thực sự cần buộc bản thân phải sắp xếp thời gian để nói chuyện với chính mình.” Lubetzky nói.

Sau một khoảng thời gian kiên trì luyện tập, Lubetzky bắt đầu cảm thấy trân trọng thời gian suy ngẫm của mình nhiều hơn. Thiền giúp anh ấy không ngừng tiến bộ: Lubetzky loại bỏ các thiết bị điện tử và dành 10 phút hoàn toàn một mình với những suy nghĩ của mình, ít nhất vài lần mỗi ngày.

Anh ấy tự hỏi mình những câu hỏi chẳng hạn như: Tôi muốn trở thành gì khi lớn lên? Tôi đã xử lý mối quan hệ của mình với nhóm của mình như thế nào? Tôi phải tự quản lý bản thân ra sao? Tôi có đang hành động nhất quán với mục đích mà mình đang theo đuổi hay không?

Lubetzky không phải là doanh nhân duy nhất ưu tiên việc “hướng nội”, nhìn nhận, xem xét lại bản thân. Jerry Colonna, một huấn luyện viên điều hành cũng đề xuất một quá trình mà anh gọi là “sự tự vấn bản thân căn bản”. Anh ấy dành vài phút mỗi ngày để cố gắng hiểu bản thân và tìm hiểu gốc rễ của câu hỏi “tại sao tôi làm những việc tôi đang làm”, để từ đó, bạn có thể làm những việc mà bạn lựa chọn chứ không phải vì những lý do vô thức.

Tỷ phú của Shark Tank: “Tôi đặc biệt muốn tuyển dụng các ứng viên Gen Z và có TÍNH HƯỚNG NỘI” - Ảnh 2.

Tỷ phú Daniel Lubetzky là một trong những “shark” của chương trình “Shark tank” nổi tiếng của Mỹ

Tương tự như vậy, khả năng tự nhận thức là kỹ năng mà cựu phó chủ tịch Google, Claire Hughes Johnson tìm kiếm ở các ứng viên xin việc “trước bất cứ điều gì khác”. Cô ấy nhấn mạnh một số dấu hiệu cho thấy bạn đang cần phát triển cho mình kĩ năng “tự nhận thức”:

Bạn liên tục nhận được phản hồi mà bạn không đồng ý.

Bạn thường cảm thấy thất vọng về những quyết định của nhóm mình.

Bạn cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày làm việc và không biết tại sao.

Bạn không chắc chắn về việc mình thích làm.

Kỹ năng “hướng nội” của Lubetzky có ích nhất khi phản hồi lại những phản hồi tiêu cực, bởi theo anh ấy, “chúng giúp trang bị cho tôi khả năng tiếp thu những lời chỉ trích và thay đổi theo hướng tốt hơn, thay vì phủ nhận, chống lại nó.”

Các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ việc “nhận phản hồi” không thôi cũng có thể giúp nâng cao khả năng tự nhận thức. Yêu cầu phản hồi là một trong ba cách tốt nhất để trau dồi những kỹ năng “bị đánh giá thấp”, theo nhà khoa học thần kinh, Juliette Han của Trường Kinh doanh Columbia.

Han cho biết, những câu trả lời bạn nhận được sẽ “giúp bạn thu thập được điều gì đó về bản thân mình”, chẳng hạn như “tác động của bạn đối với những người làm việc cùng và cách người khác nhìn nhận bạn”.

Theo CNBC

SHARE