Vợ chỉ tiêu 5 triệu đồng mỗi tháng, mặc áo 30 ngàn...

Vợ chỉ tiêu 5 triệu đồng mỗi tháng, mặc áo 30 ngàn vẫn đủ nuôi cả nhà

70

“Cao thủ” tiết kiệm: Lương từ 3 – 5 triệu/tháng vẫn đủ nuôi cả nhà

Em nói thiệt nha, không biết các mẹ sao chứ gia đình em một tháng phải chi tiêu ít nhất 10 triệu. Cả 2 vợ chồng đều đi làm, mà nhiều tháng còn hụt lên hụt xuống. Nào tiền ăn uống, điện, nước, tiền ăn học của con… Nhiêu đó cũng đủ mệt rồi. Mà bữa em đọc được một bài nói về cách tiết kiệm cực hay của những gia đình lương từ 3 – 5 triệu/tháng, vậy mà vẫn nuôi được cả nhà. Hoặc 1 tháng chỉ tiêu xài trong vòng nhiêu đó thôi. Thiệt là phục sát đất. Nay em chia sẻ lại cho cả nhà mình cùng đọc rồi góp ý hen!

1. 2 vợ chồng tiêu 5 triệu/tháng

Cặp vợ chồng 28 tuổi, anh N.H.A và chị L ở Hà (Đông, Hà Nội) từng gây nhiều tranh cãi khi tiết lộ họ chỉ chi tiêu từ 5-6 triệu và để dành 13 triệu/tháng. Các khoản như sau:

– Tiền ăn: 100 ngàn đồng mỗi ngày x 30 ngày = 3 triệu đồng.

– Tiền xăng xe: 300 ngàn đồng/tháng. Vì đi làm trên cùng một con đường nên 2 vợ chồng đi chung một xe và đưa đón nhau.

– Tiền điện thoại: 400 ngàn đồng/tháng (nên nạp thời điểm có khuyến mãi)

– Tiền điện nước: 200 ngàn đồng/tháng

– Tiền chi tiêu cho ma chay, cưới xin: 1 triệu đồng/tháng

– Tiền ăn uống bên ngoài: 1 triệu/tháng

– Tiền biếu ông bà nội ngoại: mỗi bên 1 triệu = 2 triệu/tháng.

Thỉnh thoảng anh chị cũng đi ăn bên ngoài hoặc đi ăn với bạn bè. Khi đi ăn với bạn bè vẫn chủ yếu trên tinh thần “lệ quyên” nên cũng không tốn kém.

Tổng số tiền hàng tháng chi tiêu: 5 triệu 9 (không kể khoản tiền biếu nội ngoại). Trừ tiền biếu bố mẹ hai bên, số tiền vợ chồng chị tiết kiệm mỗi tháng được 12 triệu/tháng

Ngoài ra, chị M.L cũng không dùng mỹ phẩm, hạn chế mua sắm quần áo linh tinh, chồng chị lại không hút thuốc lá, không uống rượu, trà, cà phê nên khoản lặt vặt cũng tiết kiệm được đáng kể.

2. 3 triệu/tháng vẫn đủ nuôi cả nhà

Chị Nguyễn Huệ giáo viên ở Long An cũng từng gây sốt khi tiết lộ bí quyết chi tiêu cho 2 vợ chồng chỉ với 3 triệu/tháng. Chồng chị đang chờ việc, còn lương của chỉ hiện chỉ ở mức dưới 3 triệu đồng mỗi tháng. Cách quản lý chi tiêu của chị là phân chia lương thành các khoản buộc cọc hoặc để vào phong bì riêng, tuyệt đối không chi vượt ngân sách. Ngoài mỗi phong bì, chị ghi chú cụ thể từng khoản như: điện nước, mắm muối và bột giặt, điện thoại, Internet, gạo, thức ăn, xăng xe, vệ sinh…

Chị phân bổ như sau:

300.000 đồng xăng xe, gạo 10 kg tương ứng 140.000 đồng, Internet 155.000 đồng, mắm muối và bột giặt 100.000 đồng, điện nước 200.000 đồng, sữa, mì tôm 200.000 đồng, đồ cúng các ngày rằm, mùng một 150.000 đồng.

Riêng tiền ăn, vợ chồng chị chi tiêu “chắt bóp” trong giới hạn 40.000 đồng thức ăn cho 2 bữa chính mỗi ngày. Đề phòng có khách đột xuất, Huệ bổ sung thêm khoảng 300.000 đồng vào quỹ ăn uống.

3. Cả nhà tiêu 100 nghìn/ngày

Chị Nguyễn Thị Sửu (Đan Phượng, HN) làm nghề bán hàng rong cũng gây chú ý khi chia sẻ về bí quyết chi tiêu tiết kiệm 100 nghìn/1 ngày. Chị nói: “Mỗi ngày tôi bán được khoảng 200.000 đồng, trừ chi phí mỗi ngày tôi vẫn còn dư giả được khoảng 100.000 đồng để mang về”.

Tất cả gia đình đều chi tiêu trong khoản tiền mà chị buôn bán được. Chị nói, hàng tháng ngoài tiền học cho con là khoản cứng thì chị em nên chia ra các khoản cần chi và chỉ chi trong khoản ấy. Khi đi chợ thì phương châm càng rẻ thì càng tốt nhưng rẻ cũng phải tươi ngon một chút.

“Nước mắm, muối, mì chính, đường, dầu mỡ thì đợi giảm giá, khuyến mãi. Mình dân lao động không cần phải đẹp lắm nên quần áo thì chọn hàng rẻ, hàng cũ để mua hay chờ cuối mùa người ta xả hàng thì sẽ tiết kiệm hơn được một khoản. Rau xanh, hoa quả thì mình bán nên tận dụng hàng ế mình ăn cũng được”, chị cho biết.

Tuy nhiên, chị Sửu cũng cho biết thi thoảng gia đình chị vẫn đổi vị những bữa ăn nhạt của gia đình mà không phạm vào khoản tiết kiệm hàng tháng nhờ biết chi tiêu.

4. Nữ công nhân nuôi con nhỏ với 4 triệu/tháng

Đang nuôi con nhỏ 10 tháng tuổi, chồng đi làm xa, chị Nguyễn Hải Yến, 26 tuổi cũng phải tự thân vận động. Với mức lương công nhân may 4 triệu/tháng nhưng người phụ nữ 26 tuổi đã nuôi con nhỏ khá thoải mái. Bên cạnh đó, chị còn tiết kiệm được một khoản cho gia đình.

Cụ thể mức chi tiêu nhà chị mỗi tháng như sau:

– Tiền gửi con: 1 triệu

– Tiền ăn sáng, tối của 2 mẹ con: 1,5 triệu

– Tiền sữa: 800 nghìn

– Chi tiêu linh tinh: 500 nghìn

– Tiền điện nước, gas: 300 nghìn

Như vậy, tổng chi phí mỗi tháng khoảng 4 triệu. Còn số tiền lương của chồng (dao động 7-8 triệu), chị để ra để tích lũy.

5. Chi tiêu hơn 3 triệu/tháng của mẹ bầu

Bảng chi tiêu cho cả gia đình chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng của một bà bầu thu nhập vợ chồng chưa đến 5 triệu cũng từng khiến nhiều chị em nháo nhác. Theo mẹ bầu này, không tính tiền thai sản mà chỉ tính các chi phí ăn uống sinh hoạt hàng ngày của 2 vợ chồng thì tổng chi tiêu dao động khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng.

Cụ thể như sau:

Tiền ăn gạo: 8 lạng/ngày x 30 ngày = 24 cân x 13.5/cân = 324 nghìn/tháng.

Thức ăn: 35 nghìn thịt + 5 nghìn rau = 40 nghìn/ngày x 30 = 1 triệu 200 nghìn/tháng.

Dầu ăn 1 tháng/chai: 45 nghìn, Xì dầu 1 tháng/chai: 12 nghìn, Tương ớt: 16 nghìn, Dấm: 10 nghìn, Hành: 10 nghìn, Tỏi: 10 nghìn, Chanh: 10 nghìn.

Ớt: 5 nghìn; tiêu: 5 nghìn; mắm: 50 nghìn, đường: 30 nghìn; gia vị bột canh ướp dâu hào, mayonaise: 80 nghìn

Tổng: 1 triệu 807 nghìn + gas: 100 nghìn = 1 triệu 907 nghìn.

Điện: 300 nghìn, nước: 100 nghìn. Tất cả: 2 triệu 307 nghìn + mạng internet 200 nghìn = 2.507 nghìn.

Tiền ăn sáng: 40 nghìn, tiền mì gói bổ sung: 200 nghìn, tiền nước uống: 100 nghìn. Ăn khuya, vặt: 100 nghìn. Tiền xăng: 300 nghìn, thẻ điện thoại: 100 nghìn.

Số tiền chi cho sinh hoạt, ăn uống được chị tính toán chi li đến từng củ hành, củ tỏi. Bà bầu này cho biết tổng thu nhập của 2 vợ chồng chưa đến 5 triệu đồng, vợ đang nghỉ ở nhà, còn công việc của chồng lương cứng 3 triệu, làm thêm thì tháng sẽ có từ 4,5-5 triệu.

Nhìn mà em cũng nể thiệt, phải gọi là tiết kiệm tối đa luôn đó các mẹ! :3 Thử áp dụng coi như thế nào.

Vợ chồng chỉ tiêu 5 triệu đồng mỗi tháng, mặc áo 30 ngàn để tiết kiệm tiền

“Tôi đã chọn cách sống như vậy. Thế nên tôi sẽ làm việc chăm chỉ để mỗi ngày trôi qua không nuối tiếc”, cô Lý Hải Sâm nói về lối sống tiết kiệm của hai vợ chồng.

“Khi tôi xuất hiện ở chợ rau, dù không nói ra nhưng tôi vẫn thấy thái độ ‘dè dặt’ trên gương mặt họ. Có người còn không giấu nổi sự cười chê. Đó là bởi tôi luôn nhìn rất kỹ từng cọng rau, để đảm bảo không mua món đồ nào không xứng với giá tiền.

Tôi cũng thường xuyên đi vào các gian hàng đang giảm giá, rồi mua một loạt áo 10 NDT (~33 ngàn đồng). Đối mặt với câu hỏi từ chủ cửa hàng tại sao tôi phải sống tằn tiện như thế, tôi đã nói: Vợ chồng tôi đang duy trì một cuộc sống ít ham muốn, cố gắng chỉ tiêu 1,500 NDT mỗi tháng (~5 triệu đồng) thôi.”, cô Lý Hải Sâm nói.

Ảnh minh hoạ

Cô Lý Hải Sâm đã kết hôn và chưa có con. Trước khi nghỉ việc ở nhà làm nội trợ, cô Lý Hải Sâm từng là giáo viên – công việc được ví như “bát cơm sắt” mà nhiều người trẻ Trung Quốc mơ ước. Theo đó, “bát cơm sắt” là hình thức làm việc trong các cơ quan nhà nước, có mức thu nhập ổn định và một khoản lương hưu khi về già.

Thế nhưng, sau thời gian dài chịu đựng áp lực công việc, cô Lý Hải Sâm gặp các vấn đề tâm lý. Nhận thấy chí phí chữa bệnh quá cao nên cô quyết định mua sách để tự “chữa lành” cho bản thân. Vào mùa hè cách đây 6 năm, cô đã vượt ngưỡng chịu đựng của chính mình nên cô quyết định từ chức.

Khi mới nghỉ việc, không chỉ giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn mà sức khoẻ tinh thần của cô cũng ngày càng đi xuống. Cô bị mất ngủ trong thời gian dài. Có những ngày, cô chỉ có thể chìm vào giấc ngủ khi bên cạnh có tiếng điều hoà kêu vang hay tiếng xe cộ từ bên ngoài vọng lại.

Ảnh minh hoạ

Nửa năm sau khi từ chức, sức khoẻ của cô Lý đã dần ổn định. Cô và chồng kết hôn, họ không tổ chức hôn lễ linh đình, thậm chí còn không mua cả nhẫn cưới vì kinh tế eo hẹp. Sau khi kết hôn, người chồng chịu trách nhiệm đi làm kiếm tiền, trong khi cô ở nhà làm việc nội trợ, chăm sóc gia đình hai bên.

Dù nguồn thu nhập mỗi tháng không ổn định, thế nhưng hai vợ chồng đều hạnh phúc vì họ yêu thương nhau và biết cách đối diện với mọi vấn đề theo hướng tích cực. Cũng từ sau khi kết hôn, cô Lý ý thức bản thân phải quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm càng nhiều để dành dụm cho các dự định tương lai.

Khi còn đi làm, sở thích của cô ấy là mua sắm trực tuyến. Thời gian rảnh rỗi, cô thường theo dõi các blogger về chăm sóc da mặt và quần áo, có tháng chi đến hơn 1,000 NDT (~3,3 triệu đồng) chỉ để mua sản phẩm dưỡng da. Tuy nhiên, sau khi nghỉ việc, cô phát hiện bản thân không cần dùng nhiều mỹ phẩm và quần áo mới đến thế. Quan trọng hơn, gia đình chỉ còn người chồng đang đi làm kiếm tiền nên cô cần cắt giảm mức sống cá nhân để tiết kiệm chi tiêu.

“Mỗi ngày, tôi chỉ cần xuống nhà đi dạo, đổ rác, cùng lắm là tham gia các buổi họp mặt gia đình. Việc mặc một chiếc áo phông giá 10 NDT hay mua váy mới giá 1000 NDT cũng không đem lại giá trị khác biệt là bao”, cô Lý Hải Sâm bày tỏ.

Nhận thức rõ nhu cầu của bản thân, cô bắt tay vào kế hoạch thắt chặt tài chính. Quần áo được cô Sâm lựa chọn từ các cửa hàng giá rẻ, chỉ cần chúng làm bằng chất liệu cotton thoáng mát, có thể mặc vừa là cô sẽ mua chúng, không cần quan tâm đến kiểu dáng.

Mặc dù không để ý nhiều đến chuyện ăn mặc nhưng cô rất tỉ mỉ trong chế độ ăn uống. Cả cô và chồng đều “nói không” với việc ăn lẩu, trà sữa hay các món ăn vặt khác vì cho rằng chúng tốn kém và có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể. Thay vào đó, họ đầu tư cho việc ăn uống tại nhà, thích tự tay nấu nướng và mua các nguyên liệu tươi ngon.

Ảnh minh hoạ

Cứ thế vào trước 7 giờ sáng cuối tuần, vợ chồng cô Lý Hải Sâm đều đặn ra chợ mua thực phẩm. Thời điểm đó, các quầy hàng có giá bán rất rẻ, đặc biệt là với rau củ quả.

“Khi đó, bạn có thể mua mướp đắng với giá chỉ 2 NDT/1 cân (~7 ngàn đồng). Trong khi, giá bán của một con gà hoặc con vịt là 40 NDT(~134 ngàn đồng). Thịt lợn và cá bán vào buổi sáng rất ngon mà lại còn có mức giá phải chăng nữa”, cô kể.

Về giải trí, cặp vợ chồng thích đọc sách hoặc đi chơi với mức chi phí bình dân. Vào cuối tuần, họ thường dành 5-6 tiếng đồng hồ để đạp xe, sau đó mua một cuốn sách cũ không quá 10 NDT. Các đồ dùng nhu yếu phẩm hàng ngày cũng được vợ chồng chọn mua trên sàn thương mại điện tử vào đợt giảm giá.

“Bột giặt kiểu cũ có giá bán 1 NDT/1 cân (~ 3 ngàn đồng). Nếu có phiếu giảm giá từ các nền tảng, bạn có thể mua bánh xà phòng tích trữ trong thời gian dài với giá chỉ vài xu”, cô Lý Hải Sâm chia sẻ kinh nghiệm săn đồ giá rẻ.

Theo ước tính của cô, do chưa có con nên mỗi tháng vợ chồng chỉ tiêu hết 1,500 NDT (~5 triệu đồng) cho tất cả chi phí sinh hoạt. Mặt khác, cô Sâm cho biết bản thân không quan tâm đến đồ điện tử đắt tiền. Cô đã xài chiếc điện thoại di động đời cũ của mình trong hơn 5 năm và chưa có ý định đổi chúng.

Ảnh minh hoạ

“Có thời điểm, tôi nghĩ bạn bè và người thân sẽ coi thường lối sống tiết kiệm của vợ chồng tôi. Thế nhưng, đến bây giờ tôi cảm thấy những lời họ nói không còn quá quan trọng.

Hai vợ chồng tôi cũng tính đến việc không sinh con, chỉ lo sau này về già không có tiền chữa bệnh. Nhưng đó cũng là chuyện của tương lai, dẫu sao giờ chúng tôi đang chú trọng hơn đến cuộc sống lành mạnh và duy trì tâm trạng vui vẻ mỗi ngày. Tôi đã chọn cách sống như vậy, thế nên tôi sẽ làm việc chăm chỉ để mỗi ngày trôi qua không hối tiếc“, cô Lý Hải Sâm tâm sự.

SHARE