CCSS là tập hợp những hướng dẫn rõ ràng, nhất quán về những điều học sinh cần nắm rõ để có thể hiểu được các môn học từ mẫu giáo đến lớp 12.
Thạc sĩ Hồng Đinh, tên đầy đủ là Đinh Thu Hồng, là Thạc sĩ Giáo dục, chuyên ngành dạy Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 (ESL), hiện đang là giáo viên Trường tiểu học New Life Academy of Excellence, bang Georgia, Hoa Kỳ.
Thạc sĩ Hồng Đinh là tác giả của quyển sách “Học kiểu Mỹ tại nhà” được đông đảo các bậc phụ huynh đón nhận.
Tham gia vào Livestream #KidTopiEnglish – Học Tiếng Anh kiểu Mỹ, Thạc sĩ Hồng Đinh đã cùng KidTopi cung cấp cho bố mẹ góc nhìn rõ ràng hơn về CCSS và các kỹ năng thế kỷ 21 trẻ em cần có.
Common Core – hướng tới chuẩn bị nền tảng vững chắc cho con nhỏ
Được phát hành vào tháng 6/2010 bởi The Council of Chief State School Officers (CCSSO) và National Governors Association Center for Best Practices (NGA), Common Core là một bộ tiêu chuẩn giáo dục được áp dụng từ 2010 đến nay tại hầu hết các bang tại Hoa Kỳ (41/51 tiểu bang).
Bản báo cáo “Nation at Risk” năm 1983, cảnh bảo về “làn sóng tầm thường” trong hệ thống giáo dục, đe dọa tương lai đất nước và con người, như một hồi chuông cảnh tỉnh cho nền giáo dục Mỹ. Dựa trên kêu gọi sửa đổi từ bản báo cáo, Common Core ra đời, chú trọng vào “College and career ready”, tính nhất quán, sự gắn kết, học qua thực hành và công nghệ.
Common Core nhấn mạnh vào yếu tố “college and career ready”: chuẩn bị cho học sinh tốt hơn việc học đại học cũng như học các kỹ năng nghề nghiệp.
Do trước đây, rất nhiều bộ chương trình tại Mỹ chủ yếu là test driven curriculum (chương trình hướng đến việc đạt điểm cao tại các bài kiểm tra chuẩn hóa).
Các chương trình chủ yếu tập trung vào bài test, không phát triển và kiểm tra được mức độ sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh, tập trung.
Bộ Common core tập trung vào sự sáng tạo, hợp tác, tư duy phản biện, thay vì những bài kiểm tra dạng đóng như bubble-test hoặc multiple choice.
Bài đọc common core là dạng complex text, đọc khó hơn, khiến học sinh phải suy nghĩ, đào sâu.
Đặc biệt, việc học và dạy sẽ theo dự án – project base learning, đánh giá năng lực dựa trên việc các em làm trong 1 dự án. Qua đó, các bạn sẽ thể hiện năng lực, sự hiểu biết của mình.
Khác với các bài thi chuẩn hóa như Ielts, TOEFL chỉ đánh giá học sinh 1 kỹ năng tại 1 thời điểm nhất định, không có sự tổng hợp các kỹ năng với nhau.
Common Core đánh giá học sinh nhiều kỹ năng cùng lúc qua bài học, bài dạy, project/ performance base, đánh giá năng lực dựa trên dự án các em làm để các em thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo để đưa ra sáng kiến, giải pháp cho vấn đề.
Cách thức đánh giá này toàn diện và khích lệ nhiều hơn, ví dụ với học sinh nhập cư vào Mỹ, nếu bắt các em làm bài kiểm tra ngữ pháp thì điểm sẽ rất thấp, nhưng khi được tham gia cùng dự án với các bạn, được khuyến khích, các bé sẽ có nhiều đóng góp tích cực và cảm thấy thành công hơn.
Tiêu chuẩn Common Core được đơn giản hóa để học sinh hiểu được.
CCSS khi đưa vào giảng dạy được chi tiết và cụ thể hoá bằng nhiều cách, cả cho giáo viên và học sinh như cho học sinh thay vì để nguyên cả nội dung 1 tiêu chuẩn cụ thể được diễn đạt dài với nhiều thuật ngữ thì sẽ được giản lược hóa và chia nhỏ theo dạng I can statement.
Kỹ năng thế kỷ 21 – Nền tảng cơ bản giúp trẻ vững bước vào tương lai
Kỹ năng thế kỷ 21 chia thành 3 nhóm lớn như dưới đây:
Bộ kỹ năng của công dân thế kỷ 21.
– Learning Skill (4C) – kỹ năng học tập, bao gồm:
+ Critical thinking: Tư duy phản biện
+ Creativity: Khả năng sáng tạo
+ Collaboration: Khả năng hợp tác
+ Communication: Khả năng giao tiếp, truyền đạt ý tưởng
– Literacy skill – Kỹ năng tri thức:
+ Information: Khả năng thu thập thông tin
+ Media: Khả năng sử dụng các phương tiện truyền thông
+ Technology: Khả năng sử dụng công nghệ
– Life skill – Kỹ năng sống:
+ Flexibility: Khả năng linh động, biến hóa trong mọi tình huống
+ Leadership: Khả năng lãnh đạo, dẫn dắt
+ Initiative: Khả năng đưa ra ý tưởng
+ Productivity: Khả năng về hiệu suất lao động
+ Social: Khả năng sử dụng các công cụ truyền thông xã hội
Đi sâu vào bộ kỹ năng 4C.
– Tư duy phản biện (Critical thinking) là kỹ năng tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề, khả năng đọc câu hỏi, phân tích, giải quyết vấn đề.
Để luyện tư duy phản biện cho con, bố mẹ có thể luyện tập cho con qua các hoạt động hằng ngày để tìm ra giải pháp khác cho các vấn đề, hay khuyến khích con hỏi câu hỏi mở thay vì câu hỏi đóng.
– Khả năng sáng tạo (Creativity): Có 2 yếu tố làm nên khả năng sáng tạo, bao gồm: khả năng độc nhất (Originality) là sự độc đáo, duy nhất mà chỉ có con nghĩ ra và khả năng xây dựng (Elaboration): khả năng thêm vào chi tiết, hình ảnh để tạo ra thứ mới.
– Khả năng làm việc nhóm (collaboration): để phát triển kỹ năng này, các bé nên học trong khi tham gia vào dự án, cùng hợp tác từ lúc bắt đầu đến khi ý tưởng hoàn thành, qua đó bé sẽ học kỹ năng lắng nghe ý kiến người khác, khả năng trình bày cho người khác nghe mà không có lỗi giao tiếp, ví dụ như chê bai người khác mà không có dẫn chứng.
– Với kỹ năng giao tiếp (communication), đó là khuyến khích bé đưa ra ý tưởng của bản thân qua lời nói. Nếu bé có ý tưởng nhưng chỉ thể hiện được trên giấy thì không hiệu quả, khi bé biết cách diễn đạt ý tưởng qua lời nói thì hiệu quả hơn rất nhiều.
Bé học tiếng Anh thế nào cho phù hợp?
Giải đáp thắc mắc của các bố mẹ về việc dạy Tiếng Anh sớm cho bé, chị Hồng Đinh bảo lưu ý kiến cho rằng các bé chỉ nên học tiếng Anh khi đã nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ.
Bắt đầu học tiếng Anh vào giai đoạn từ 5-12 tuổi là chưa muộn, bé sẽ có khoảng thời gian rất dài để học tiếng Anh.
Đồng thời, chia sẻ về hình thức học tiếng Anh online và trung tâm truyền thống, chị Hồng Đinh cho rằng học online có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Học online sẽ cho phép các bé chủ động hơn về thời gian, địa điểm học.
Ngoài ra, như chương trình của KidTopi là học 1-1 với giáo viên Bắc Mỹ, nền tảng học trực tuyến sẽ tối đa tính cá nhân hóa cho bé, phục vụ được nhu cầu riêng của từng học viên, đồng thời cho phép bé tiếp cận với nền giáo dục Mỹ tại nhà.
Tuy nhiên, nhược điểm của học trực tuyến nằm ở tính tương tác (interactive). Thời điểm hiện tại công nghệ đã rất phát triển rồi, vì thế tương tác giữa online và offline sẽ không còn quá khác biệt nữa.
Các chia sẻ trên từ Thạc sĩ Hồng Đinh nằm trong khuôn khổ chương trình #KidTopiEnglish – chương trình tổ chức định kỳ bởi KidTopi nhằm lan tỏa kiến thức cho bố mẹ trong việc tìm cách học tập tiếng Anh hiệu quả cho con.
Link slide của Thạc sĩ Hồng Đinh: //topi.ca/SlideHD
Follow fanpage Học kiểu Mỹ tại nhà: fb.com/hockieumytainha/
Follow fanpage KidTopi: fb.com/KidTopi/
Đăng ký học thử với KidTopi tại đây: //kidtopi.edu.vn/
Đinh Thu Hồng
Nguồn: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam