Người đàn ông gốc Việt – Cha đẻ phát minh ra máy ATM là ai?

56

Ít ai biết rằng người đàn ông gốc Việt tên Đỗ Đức Cường chính là cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng. Ông là một chuyên viên thông thạo ở nhiều lĩnh vực và sở hữu nhiều sáng chế hữu ích.
Được biết, ông Đỗ Đức Cường là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank – Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Ngoài ra, ông còn được biết đến như một chuyên viên thông thạo nhiều lĩnh vực khác như y học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, v.v…

Theo thông tin được đăng tải trên báo Kinh doanh và Pháp luật, từ khi trở về Việt Nam vào năm 2003, sau hơn 40 năm tại nước ngoài, ông Cường công tác với cương vị cố vấn cấp cao của nhiều ngân hàng lớn như Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Taxi Mai Linh, Bảo hiểm Bảo Việt, v.v…

Người đàn ông gốc Việt – Cha đẻ phát minh ra máy ATM là ai?

Sinh năm 1945 tại Đức Phổ, Quảng Ngãi,Những năm tuổi thơ nghèo khó. Các anh chị em lần lượt c h ế t vì đ ó i, 6 tuổi ông cũng đã c h ế t hụt một lần và sống lại ngay kề miệng huyệt.Sau này ông luôn tự nhủ: “Phải làm giàu, không chỉ bản thân mình giàu có mà mọi người cũng phải giàu có, vì khi mình nghèo thấy số phận hẩm hiu quá!” Có lẽ đó chính là một dấu ấn góp phần tạo nên ý chí vươn lên mạnh mẽ của ông.

Lúc đầu ông theo học Đại học Y khoa Sài Gòn và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ. Trong một lần tham gia một nghiên cứu tổ chức bởi các nhà khoa học Nhật, ông gây ấn tượng đặc biệt khi trở thành người có IQ cao nhất, nhờ đó ông dành được học bổng tại trường đại học Osaka Nhật.

Tại Nhật, ông vừa đi học vừa đi làm cho công ty Toshiba, sau đó phía Mỹ biết được tài năng của ông và mời ông sang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Theo như ông Cường, công việc chính của ông thời điểm đó là làm thế nào để ngân hàng phổ biến hơn với mọi người.
Gặp Giám đốc ngân hàng Citibank (Mỹ) trong một buổi ca nhạc do ông tổ chức, ngay lúc đó ông nhận được một lời mời đến Citibank cùng đề nghị: “Dùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”.

Ông Đỗ Đức Cường đưa ra 20 câu hỏi buộc ông chủ của Citibank phải thừa nhận 20 cái sai của ngân hàng và từ chối lời mời làm việc. Sự nhiệt tình, thẳng thắn cùng lời cam kết sẽ ủng hộ ông “lội ngược dòng” của Tổng giám đốc đã thuyết phục ông gia nhập Citibank. Mục tiêu của ông là “bình dân hoá dịch vụ ngân hàng” để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng.

Ông Đỗ Đức Cường đang trình bày về máy ATM

Nếu Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền đầu tiên trên thế giới vào năm 1939 tại NewYork, John Shephrd-Barron là người cho ra đời máy rút tiền điện tử đầu tiên (Anh) vào năm 1967, thì ông Đỗ Đức Cường là người đã hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM ra thị trường như hiện nay. Đó chính là một bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo thông tin được đăng tải trên báo Lao động, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á đã từng nhận xét về ông Đỗ Đức Cường: “Tiến sĩ Cường không chỉ là nhà chuyên môn mà là nhà chiến lược với tư duy làm việc rất đặc biệt. Trên hết, ông ấy làm việc vì cái tâm với trách nhiệm lớn mà không hề tư lợi, chúng tôi cảm nhận và hiểu được tấm lòng muốn cống hiến, đóng góp cho quê hương của mình”.

Ông Đỗ Đức Cường cũng đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho ngân hàng Việt Nam. Theo ông “ngân hàng Việt Nam nói chung có rất nhiều khiếm khuyết: không minh bạch và khó khăn về vốn và nguồn nhân lực”. Tuy vậy theo đánh giá của ông thì chúng ta cũng có nhiều lợi thế “người Việt, đất Việt, ngân hàng Việt. 83 triệu dân, 47 ngân hàng, 5 triệu tài khoản, 2,5 triệu thẻ”.

Cha đẻ của máy ATM đã tư vấn và đưa ra 4 lời khuyên cho các dịch vụ ngân hàng: Quần chúng hoá dịch vụ ngân hàng, biến ngân hàng thành dịch vụ của cả xã hội chứ không chỉ là câu lạc bộ của người giàu; Bình dân hoá dịch vụ để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng; Chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ: Để phục vụ tốt thì lúc nào cũng phải mỉm cười và coi người sử dụng dịch vụ là người tiêu dùng; Hiện đại hoá đi từ dân dụng đến chuyên dụng: Đừng cạnh tranh kỹ thuật mà phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

SHARE