Đối mặt với một thời gian dài hàng mấy thập niên bị ngược đãi và bị gạt ra bên lề xã hội, nhiều người dân thuộc sắc tộc thiểu số Hazara của Afghanistan đã phải rời bỏ đất nước. Giống như những người Việt vượt biên, nhiều người Hazara cũng chỉ ra đi một người tìm đường tị nạn, họ đến được đến Úc thế nhưng gia đình thì ở lại, lý do gia đình chỉ đủ chi phí cho một người ra đi và một phần cũng do chuyến đi đầy rủi ro nguy hiểm.
Nhiều người đã tới Úc từ năm 2009 nhưng đến nay việc đoàn tụ gia đình dường chưa có hồi kết, một sự trì hoãn vô thời hạn như họ nói. Phóng sự đặc biệt này, chúng tôi đã đến thăm thành phố nông thôn Swan Hill, phía bắc Melbourne để nghe câu chuyện của họ.
Trong khung cảnh đẹp như tranh vẽ của thị trấn Swan Hill ở Victoria, Ali – người muốn giấu tên theo lời khuyên của luật sư – đã chờ đợi hơn một thập niên qua để được đoàn tụ với vợ và bảy đứa con của mình.
“Đây là yêu cầu của tôi tới chính phủ, quá sức chịu đựng của tôi rồi. Tôi có tội gì chứ? Lỗi của tôi là gì? Bất cứ thứ gì chúng tôi có, chúng tôi đều đưa cho chính phủ và bất cứ điều gì chính phủ yêu cầu, chúng tôi cũng cung cấp đầy đủ.”
Người đàn ông 65 tuổi chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Afghanistan, ông đến Pakistan vào năm 2000 sau đó đi thuyền tới Úc vào năm 2009.
Ông công nhận là một người tị nạn, thế nhưng cũng nằm trong trường hợp của hàng nghìn người tị nạn khác đến đây bằng thuyền, các thay đổi về quy tắc nhập cư khiến cho đơn xin bảo lãnh để đoàn tụ gia đình của ông ta đã bị đẩy xuống cuối hàng cuối và chờ đợi trong mỏi mòn.
“Tại sao vậy? Chúng tôi có tội lỗi gì, các con tôi phạm tội lỗi gì để không được cho đoàn tụ? ”
Vào năm 2013, chính phủ Lao động lúc bấy giờ đã thay đổi luật để loại trừ những người đến bằng thuyền không được bảo lãnh gia đình đoàn tụ cùng họ như theo chương trình nhân đạo của Úc.
Chính phủ Liên minh lên nắm quyền vào năm sau đã đưa ra một chỉ thị cấp bộ có nghĩa là TẤT CẢ thường trú nhân là những người đi thuyền sẽ nằm trong diện ưu tiên cuối cùng trong xét duyệt visa gia đình.
Paul Power từ Hội đồng Người tị nạn Úc cho biết việc từ chối đoàn tụ gia đình đối với những người tị nạn vì họ đến bằng thuyền là tàn nhẫn và không cần thiết.
“Đây là hình phạt gây sốc cho những người có liên quan. Những người này là một phần của xã hội Úc. Họ đang cố gắng hết sức để có được cuộc sống ở đây, thế nhưng rất khó để họ có được cuộc sống như ý muốn khi mà các thành viên trong gia đình họ vẫn còn bị mắc kẹt trong tình huống nguy hiểm ở quê nhà.”
Luật lệ đặt ra quy định rằng đơn xin bảo lãnh gia đình của một người đến bằng thuyền sẽ bị xếp xuống hàng chót trong số các đơn xin visa các loại trừ khi họ nhập quốc tịch Úc hoặc được miễn các điều kiện bắt buộc thì mới mong họ được chuyển lên thứ tự ưu tiên.
Đơn xin nhập quốc tịch của Ali đã nhiều lần trì hoãn trong khi đơn xin visa bảo lãnh gia đình của ông đã được miễn các điều kiện bắt buộc từ ba năm trước…thế nhưng cho đến nay thì ông VẪN phải chờ đợi.
Leah Perkins, luật sư đại diện cho Ali nói rằng cô ấy bối rối không biết gõ ai để kêu cho ông kể từ đó đến nay.
“Thật không công bằng khi những người buộc phải chạy trốn khỏi chiến tranh và Taliban lại còn bị phân biệt đối xử do cách họ đến các bờ biển của Úc. Trong khi một người khác đến Úc trên máy bay thì chỉ cần một hai năm thì có thể bảo lãnh gia đình họ trong một hoặc hai năm.”
Trong một tuyên bố, Bộ Nội vụ nói: “Có một yêu cầu cao đối với loại visa Partner, về tính thuyết phục, sự hoàn chỉnh của hồ sơ, khả năng đáp ứng của người nộp đơn đối với các yêu cầu cung cấp thông tin và sự phức tạp, liên quan đến việc đánh giá tính chân thật, nhân thân, sức khỏe và các yêu cầu về an ninh tuỳ thuộc vào từng trường hợp riêng lẻ và vì vậy ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để xét duyệt. ”
Về phần mình, Ali vẫn nuôi hy vọng rằng sẽ có ngày anh có thể ôm gia đình mình trên đất Úc, bởi lẽ “Chương trình Gia đình Di cư có tính toàn cầu và không phân biệt đối xử….”
“Tôi muốn họ phục vụ cho đất nước này, tôi sẽ còn sống trong một hoặc hai năm nữa, nhưng các con tôi sẽ mang lại lợi ích cho đất nước này.”
Theo SBS