Sau khi cãi nhau, các cặp vợ chồng không nên làm 9 điều sau đây, nhất là màn kể tội trên mạng xã hội.
Kể tội nhau ở trên Facebook, mạng xã hội
Khi tức giận hay buồn bã, chúng ta thường muốn ai đó lắng nghe mình. Thế là chúng ta tức tốc viết một bài dài lê thê kể tội, than vãn trên Facebook, mạng xã hội.
Nhưng các chuyên gia cho rằng kể tội nhau trên mạng xã hội chỉ thỏa mãn chúng ta ngay lúc đó. Mọi thứ dường như có vẻ êm xuôi nhưng điều này có thể khiến bạn đời mất niềm tin ở bạn. Cả hai vốn đã không hòa thuận thì nay càng xa cách hơn.
Việc “vạch áo cho người xem lưng” khiến hai người dễ mất niềm tin, nhất là cả hai chẳng còn giữ thể diện ít ỏi còn lại sau trận cãi vã được nữa. Vì thế, cả hai chớ dại mà kể lể trên mạng xã hội, hãy giữ điều đó cho riêng mình và giải quyết trong nhà là cách tốt nhất.
Im lặng, để lâu không giải quyết
không nên im lặng sau khi cãi nhau
Thật ra mâu thuẫn càng để lâu càng khiến bạn cảm thấy tức giận, bế tắc. Những vấn đề không được giải quyết sẽ khiến cả hai khó chịu và hậm hực. Nhưng nhiều cặp đôi cãi nhau xong rồi để đấy, lại còn kiểu chiến tranh lạnh với nhau, không ai thèm nói với ai câu nào.
Để lâu ngày, cả hai sẽ càng khó để giải quyết mâu thuẫn và có thể dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt tiếp theo.
Cứng đầu không chấp nhận lời xin lỗi của nhau
Nên chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ
Tức giận không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai người, mà nó còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu một trong hai người xin lỗi, hãy chấp nhận và tha thứ.
Các chuyên gia cho rằng tha thứ là một cách hành xử văn minh ở những mối quan hệ lâu dài. Còn nếu cứng đầu không chấp nhận lời xin lỗi của người ấy, cả hai sẽ tiếp tục cãi nhau và cuộc chiến không bao giờ ngừng nghỉ.
Nếu quá khó khăn, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để nhận lời khuyên.
Tiếp tục đem chuyện cũ cãi vã trong tương lai
Không nên đem chuyện cũ ra khi cãi nhau
Nếu cuộc tranh luận đã kết thúc, hãy cho nó kết thúc và di vào dĩ vãng. Nhưng chúng ta có thể lấy chuyện cũ ra để làm vũ khí nói đối phương khi có cuộc tranh luận tiếp theo.
Chuyện này không hề hiếm ở các cặp vợ chồng có nhiều mâu thuẫn. Họ có thể chưa thực sự tha thứ cho bạn đời và vẫn tiếp tục lôi chuyện đã qua để tranh luận. Điều này sẽ không hề tốt cho một mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài.
Chỉ giả vờ xin lỗi
Không nên giả vờ xin lỗi nhau
Lời xin lỗi sau khi kết thúc cuộc cãi vã là một điều cần thiết. Nhưng căng thẳng hoặc do một áp lực nào đó mà bạn chỉ giả vờ xin lỗi vợ hoặc chồng là không nên.
Nếu một trong hai buồn bã về một chuyện gì đó, hãy nói cho người khác biết để tìm cách giải quyết. Còn nếu bạn cố giấu giếm và vẫn cố tranh luận với nhau thì sẽ không hề tốt cho mối quan hệ của cả hai.
Không nên quan hệ khi vẫn còn hậm hực
Quan hệ vợ chồng có ý nghĩa bậc nhất đối với hạnh phúc của mỗi cặp đôi. Nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng nó.
Sau khi cãi nhau một trận nảy lửa, cả hai cũng không nên quan hệ khi vẫn còn hậm hực, chưa thực sự tha thứ cho nhau. Điều đó có thể làm tổn thương nhau cả về thể xác lẫn tinh thần.
Không nên tập trung vào nguyên nhân mâu thuẫn
Vợ chồng nên tập trung vào việc giải quyết vấn đề chứ không nên nói quá nhiều về nguyên nhân
Đây cũng là một sai lầm khá lớn của nhiều cặp vợ chồng khi họ không thật sự tập trung vào cách giải quyết mà chỉ chăm chăm vào nguyên nhân của nó.
Nếu cứ chỉ nói về nguyên nhân gây mâu thuẫn, cả hai sẽ không bao giờ giải quyết êm thấm mọi chuyện. Nếu cả hai cãi nhau về chuyện vợ quá mệt mỏi vì chồng lười, thì đừng nhấn mạnh về việc chồng lười mà hãy tập trung vào giải pháp làm sao để cả hai có thể hỗ trợ nhau, giúp nhau làm việc nhà thì hơn.
Đừng quá nghiêm trọng chuyện vợ chồng cãi nhau
Hiếm khi có cặp vợ chồng nào sống đến đầu bạc, răng long mà không có mâu thuẫn, cãi vã. Thật ra việc tranh luận giữa hai vợ chồng cũng có những mặt tốt. Đó là cả hai có thể hiểu nhau hơn và thực sự giúp nhau trở nên tốt hơn.
Tuy nhiên, có những chuyện bé lại xé ra to khiến cả hai không kiểm soát được cảm xúc của mình và làm tổn thương nhau. Nếu thật sự không mâu thuẫn, chắc gì vợ chồng đã hạnh phúc. Thế nên, đừng làm quá về một vấn đề nào đó khi cả hai tranh luận.
Không nên dùng những từ đau đớn với vợ hoặc chồng
Không nên nói những điều khiến một trong hai người tổn thương
Có lẽ đây là một trong những điều cấm kỵ sau khi cãi nhau. Không ít người trong chúng ta vẫn còn dùng những lời lẽ khó nghe hoặc gây đau khổ cho người khác dù chuyện đã qua.
Điều đó không chỉ khiến bạn đời đau khổ mà còn khiến bạn cũng không cảm thấy thoải mái, không khí gia đình cũng sẽ căng thẳng hơn bao giờ hết. Chưa kể, câu nói đó có thể khiến vợ hoặc chồng bị tổn thương lâu dài và sẽ không bao giờ tha thứ được.
Theo Minh Trần/Gia Đình Mới