Chia sẻ kinh nghiệm ở cữ sau sinh khoa học nhất, mẹ cần biết

64

Cơ thể người mẹ sau khoảng thời gian dài mang thai và sinh con cần được nghỉ ngơi gọi là ở cữ. Nắm được kinh nghiệm ở cữ sau sinh khoa học sẽ giúp cơ thể người mẹ phục hồi sau sinh tốt nhất.

Sau khi sinh em bé, các mẹ thường thắc mắc phải ở cữ sau sinh đúng cách ra sao và kinh nghiệm ở cữ sau sinh sao cho khoa học nhất. Theo dân gian đây là khoảng thời gian quan trọng vì việc này sẽ giúp chị em tránh được các bệnh hậu sau này. Tuy nhiên, một số quan điểm hiện đại cho rằng ở cữ sau sinh là không cần thiết, là cổ hủ. Vậy đâu là quan điểm đúng?


Ở cữ sau sinh đúng cách giúp người mẹ phục hồi sau sinh

1. Kinh nghiệm ở cữ sau sinh
Theo dân gian truyền tai nhau thì phụ nữ sau sinh cần ở cữ trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Trong suốt thời gian này, các chị em phải ở trong phòng kín và hạn chế việc tiếp xúc với nhiều người, tránh làm việc nặng hoặc tắm rửa đêm.

Tuy nhiên, theo y học hiện đại, phụ nữ chỉ nên kiêng cữ trong khoảng thời gian 1 tháng sau sinh. Trong giai đoạn này, các mẹ cần tuân thủ một số điều về sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng để cơ thể phục hồi tốt nhất, và giúp cung cấp đủ sữa cho trẻ sơ sinh.


Phụ nữ sau sinh cần ở cữ trong 3 tháng hoặc lâu hơn

Ngoài bản thân sản phụ thì chồng và gia đình cũng là tác nhân quan trọng giúp chị em vượt qua giai đoạn khó khăn sau sinh nở.

2. Một số lưu ý kiêng cữ sau sinh đúng khoa học
Trong thời gian kiêng cữ, các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để cơ thể được phục hồi tốt nhất, tránh các bệnh hậu sau này.

+ Ở cữ sau khi sinh mổ đúng cách

– Không tập thể_dục nặng:

Việc tập thể_dục sau sinh có thể giúp mẹ bầu giảm cân và nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, việc tập thể_dục quá mức có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi.

Đặc biệt với những chị em sinh_mổ, việc vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết và giúp vết_mổ nhanh phục hồi rất quan trọng. Các mẹ nên đi bộ chậm rãi, thực hiện các động tác vừa phải trong khoảng thời gian này.

– Không tự ý uống_thuốc:

Vì sau khi sinh các mẹ phải nuôi con bằng sữa mẹ nên không được tự ý sử dụng các loại_thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Các loại_thuốc này có thể đi theo dòng sữa và ảnh hưởng trực tiếp đến bé.

Không tự ý uống_thuốc khi ở cữ

– Không nên khiêng vác đồ nặng:

Sau khi sinh, các mẹ tuyệt đối không nên lao động, làm việc năng ngay. Những việc như khuân vác, lao động nặng sẽ khiến cơ bụng hoạt động, tác động không tốt làm cho vết_mổ bụng hoặc tổn thương tầng sinh môn lâu lành hơn. Việc rướn người, giơ tay cao cũng nên hạn chế.

– Hạn chế căng thẳng tâm lý:

Sự mệt_mỏi, căng thẳng về tinh thần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa và việc chăm con của mẹ. Nếu vừa phải chăm sóc bé vừa chăm lo việc nhà khiến bạn mệt_mỏi, hãy chia sẻ điều này với chồng và mọi người trong gia đình để nhận được sự hỗ trợ.

Hạn chế căng thẳng tâm lý

– Kiêng quan hệ tình_dục:

Sau khi sinh, các chị em nên dành từ 4 – 6 tuần để cơ thể phục hồi lại, tránh việc quan hệ tình_dục quá sớm có thể gây chảy_máu vùng_kín, tăng nguy cơ nhiễm_trùng.

Kiêng quan hệ tình_dục

– Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích_thích:

R ư ợ u, b i a có thể đi theo dòng sữa mẹ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mẹ thường xuyên sử dụng r ư ợ u b i a, lượng sữa nuôi con sẽ giảm đáng kể. Hơn nữa, các thức uống này còn làm tăng nguy cơ cao huyết_áp ở sản phụ.

Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích khi ở cữ

Bên cạnh đó, cà phê hay các loại đồ uống chứa caffein cũng có thể đi vào dòng sữa, làm cho trẻ sơ sinh trằn trọc, khó ngủ. Thay vào đó, các chị em nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và sữa để cơ thể phục hồi khỏe mạnh.

– Hạn chế tắm nước lạnh:

Chị em nên tuyệt đối lưu ý không tắm nước lạnh hoặc đi bơi trong thời gian kiêng cữ vì dễ gây cảm lạnh, nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn đường sinh_dục. Thường sau khi sinh 3 – 4 ngày, các mẹ có thể lau người, tắm rửa bằng nước ấm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu.

Ngoài ra, sản phụ có thể xông hơi bằng vỏ cam, lá tía tô, vỏ bưởi,… để làm ấm cơ thể, giúp cơ thể bài tiết chất độc_hại tốt hơn.

Chị em nên tuyệt đối lưu ý không tắm nước lạnh hoặc đi bơi trong thời gian kiêng cữ

2. Ở cữ sau sinh nên làm gì?
+ Không kiêng khem quá mức:

Nhiều quan niệm dân gian cho rằng phụ nữ sau sinh nên ăn những thực phẩm khô, mặn để da thịt săn chắc. Tuy nhiên, ăn uống quá mặn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, gây táo_bón hay làm tăng huyết_áp.

Trong thời gian ở cữ sau sinh, chị em cũng không nên kiêng khem quá mức, vẫn phải đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để sức khỏe phục hồi và tạo sữa nuôi con. Vì sức đề kháng của chị em còn yếu nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, chú ý bổ sung nhiều rau xanh, vitamin,…

Sản phụ sau sinh cũng nên tránh ăn các thức ăn lên men, đồ lạnh, đồ ăn sống, thực phẩm chế biến sẵn,…

Trong thời gian ở cữ sau sinh, chị em cần phải đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để sức khỏe phục hồi và tạo sữa nuôi con

+ Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Các chị em thường có thói quen hôn trẻ nên vi khuẩn từ răng miệng có thể lây lan và gây bệnh cho con bạn. Vì thế, hãy chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên bằng việc đánh răng hằng ngày và súc miệng với nước muối.

+ Dành thời gian nghỉ ngơi:

Dành nhiều thời gian cho giấc ngủ và việc nghỉ ngơi ở giai đoạn kiêng cữ sau sinh rất quan trọng. Ngủ đủ giấc sẽ giúp chị em giảm căng thẳng sau sinh, mang lại tinh thần thoải mái dễ chịu và giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn.

Dành nhiều thời gian cho giấc ngủ và việc nghỉ ngơi ở giai đoạn kiêng cữ sau sinh rất quan trọng

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi,… để tránh ảnh hưởng đến thị lực cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ.

Nếu có điều kiện, hãy thiết kế phòng ngủ cho mẹ và bé rộng rãi, kín gió và hạn chế tiếng ồn để mẹ và bé có thể nghỉ ngơi tốt nhất.

3. Dấu hiệu nên đi khám bác sĩ trong thời gian nằm cữ sau khi sinh

Nếu các mẹ gặp phải các triệu chứng bất thường dưới đây trong thời gian kiêng cữ sau sinh thì nên sớm đến khám bác sĩ:

– Vết_mổ ở bụng hoặc vết khâu tầng sinh môn bị sinh đỏ, chảy_mủ.

– Sốt cao trên 38°C.

– Sản dịch ra nhiều, có chứa cục_máu đông bất thường.

– Dịch âm_đạo có mùi hôi.

– Tiểu_són, tiểu_buốt, không kiểm soát được vấn đề tiểu_tiện.

– Đau_đầu dữ hội, giảm thị giác.

– Sưng viêm vùng_vú, chảy_máu, núm_vú nứt nhiều.

– Đau_bụng nhiều, đau_ngực, n ô n, ho nhiều.

– Hoảng_loạn tâm lý, có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, đặc biệt là những người có ý nghĩ tự sát hoặc làm hại trẻ.

Hoảng loạn tâm lý, có dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Đây đều là những dấu hiệu cảnh_báo trước những vấn đề tâm sinh lý sau sinh của mẹ, không nên để tình trạng diễn biến kéo dài gây nguy_hiểm cho cả mẹ và bé. Chồng và những người thân cũng nên hỗ trợ chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn này, giúp mẹ vượt qua khó khăn và nuôi dạy trẻ tốt nhất.

Không kiêng cữ tốt sau sinh có thể dẫn tới hậu quả gì?

Theo các chuyên gia, nếu không thực hiện tốt các biện pháp kiêng cữ tốt sau sinh, các chị em rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Tình trạng thường gặp là mẹ dễ bị đau_lưng, cơ thể mệt_mỏi, đau_đầu, đau_nhức xương_khớp, tâm trạng bất ổn, sức khỏe giảm sút.

Đặc biệt, cơ quan sinh_dục của phụ nữ sau sinh cần ít nhất 4 – 6 tuần để phục hồi. Nếu quan hệ tình_dục sớm sẽ dễ gây những tổn thương lâu dài như viêm nhiễm, chảy_máu, nhiễm_trùng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lâu dài.

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp chị em nắm thêm kinh nghiệm ở cữ sau sinh. Hãy tuân thủ những lưu ý trên để cơ thể mau phục hồi và chăm sóc tốt cho bé.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

SHARE