Con người luôn có những dấu mốc quan trọng trong đời. Vậy đến độ tuổi 40 người ta cần nhất là điều gì?
Tuổi 40 của sự chín chắn
Tuổi thiếu niên cũng là tuổi học trò, khi ấy các lý tưởng sống còn chưa định hình. Chúng ta vẫn chỉ là những cô bé, cậu bé mộng mơ, trong lòng ngập tràn hình ảnh của các nhân vật anh hùng, tài tử, siêu nhân trên sách, báo, phim ảnh… Có những lúc ta mơ làm công chúa, lại có lúc ao ước được trở thành dũng sĩ có võ công cao cường.
20 tuổi là quãng thời thanh xuân ngắn ngủi với biết bao đam mê hoài bão về tình yêu đôi lứa, về những tiện nghi vật chất, ham thích khám phá những điều mới lạ của thế giới bên ngoài… Những xúc cảm này đã chi phối phần lớn thời gian của lứa tuổi đôi mươi.
30 tuổi là độ tuổi đạt được sự chín chắn trong suy nghĩ, tính cách và công việc. Nhưng đây cũng là nhóm tuổi chịu gánh nặng và sức ép lớn về mưu sinh, về trách nhiệm với cuộc sống gia đình. Những gánh nặng ấy giống như từng cơn sóng nối nhau đè nặng lên đôi vai, khiến chúng ta mệt nhoài tâm trí.
Ở độ tuổi này, chúng ta thường mong ước đạt đến “đỉnh cao” của tiền tài, địa vị. Một số người cho rằng 30 tuổi mà chưa thành công hay chưa tìm ra được hướng đi cho bản thân thì cũng đồng nghĩa với thất bại; 30 tuổi mà chưa lập gia đình thì sẽ rất khó có được ý trung nhân như ý, sẽ phải sống như “giá áo túi cơm” mà qua nốt nửa quãng đời còn lại. Nhưng với suy nghĩ như thế, họ đã tự định ra tương lai ᴀ̉ᴍ đᴀ̣ᴍ cho mình. Người không có chí thì sao làm nên sự nghiệp được?
40 tuổi là độ tuổi của sự chín chắn, trí tuệ, kinh nghiệm và trầm tĩnh, cũng đã định hình được lý tưởng sống cho riêng mình. Khi ấy, chúng ta không còn suy nghĩ và hành động bồng bột theo bản năng như tuổi đôi mươi nữa, mà đã thể hiện ra sự trầm tĩnh và lý trí. Tuổi 40, con người có sự chuyển hướng tới một diện mạo và tính cách điềm đạm, từ tốn, thể hiện vốn sống và kinh nghiệm nhưng vẫn không ngừng học hỏi, sáng tạo trong công việc.
4 việc mà bước sang tuổi 40 trở đi, mỗi người đều không nên làm
Sau tuổi 40, đừng nhồi nhét quá nhiều thứ vào cuộc sống
Thực ra chỉ cần ngẫm nghĩ kỹ, sinh mệnh của một người nói dài cũng chẳng phải dài, bảo ngắn cũng chẳng phải ngắn, chẳng ai biết cuộc sống rồi sẽ xảy ra chuyện gì, vì thế, đừng lãng phí thời gian quý báu vào những con người, những sự việc mà chúng ta không đáng bận tâm.
Một khi để họ bước vào cuộc sống của mình, họ sẽ chỉ khiến sinh mệnh của chúng ta gặp phiền phức.
Sau tuổi 40, người muốn rời xa ta cứ để họ đi, đừng níu kéo
Trong cuộc đời, chúng ta thường kết giao với không ít người. Theo thời gian, chúng ta đặt họ ở một vị trí nhất định trong tim, hoặc là bạn, hoặc là người yêu. Họ đều khiến bạn cảm thấy có thể tin cậy và yên tâm.
Thế nhưng, cùng với dòng chảy thời gian, bạn có thể sẽ phát hiện người thực sự bên bạn có lẽ chẳng nhiều đến thế. Và nếu có người quyết định rời xa bạn, rồi sẽ có người đến lấp chỗ trống cho vị trí đó.
Cổ nhân có câu, người đến ắt sẽ đến, chẳng ngăn được, mà người muốn đi ắt sẽ đi, cũng chẳng giữ được. Chúng ta tốt nhất nên thuận theo tự nhiên và nên tin rằng, sẽ luôn có một vài người luôn thường trực trong cuộc đời mình.
Sau tuổi 40, nên coi trống rỗng cũng là một nghệ thuật sống
Trống rỗng có thể tháo nút thắt công danh, có thể dỡ bỏ gánh nặng của lợi lộc, là trạng thái để ta chúng ta có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống, là buổi đêm ngập tràn hương thơm mà sinh mệnh trao cho con người.
Sau tuổi 40, không nên làm cho cuộc sống dày kín các kế hoạch hay lịch trình. Dù làm gì, cũng cần giữ cho mình chút không gian để bản thân có thể thong dong xoay chuyển, làm những gì mình thích.
Sau tuổi 40, nên phải hiểu nhân sinh là một cuộc gặp gỡ
Gặp người yêu mình, hãy học cách cảm ơn; gặp người mình yêu, hãy học cách cho đi. Gặp người mình ghét, hãy học cách tha thứ; gặp người ghét mình, hãy học cách xin lỗi.
Gặp người đánh giá cao mình, hãy học cách tươi cười và nhận về sự ghi nhận đó; gặp người mình đánh giá cao, hãy học cách tán dương và dành cho họ lời khen.
Gặp người đᴏ̂́ ᴋʏ̣ mình, hãy học cách ʜᴀ̣ ᴛʜᴀ̂́ᴘ bản thân, gặp người mình đᴏ̂́ ᴋʏ̣, hãy học cách thay đổi suy nghĩ.
Gặp người không hiểu mình, hãy học cách giao tiếp; gặp người mình không hiểu, hãy học cách tìm hiểu và thấu hiểu.