Từ nay trở đi: Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có lương hưu, biết số tiền được nhận hàng tháng ai cũng vui tột độ

1152

Luật Bảo hiểm xã hội đã giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu xuống còn 15 năm. Vậy những người đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có lương hưu, tỷ lệ hưởng của họ sẽ như thế nào?

Luật Bảo hiểm xã hội đã giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu xuống còn 15 năm. Điều này sẽ giúp tăng cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng của nhiều người lao động. Vậy những người đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có lương hưu, tỷ lệ hưởng của họ sẽ như thế nào?

Tỷ lệ hưởng lương hưu của những người đóng bảo hiểm xã hội 15 năm.

Thông qua quy định mới sẽ giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tối thiểu để được hưởng lương hưu từ tối thiểu 20 năm xuống 15 năm, Luật BHXH năm 2024 đã tạo cơ hội cho những người lao động bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục hoặc người lao động làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn (khi đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH) cũng có cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng và cũng được bảo hiểm y tế trong suốt quá trình hưởng lương hưu.

Quy định này sẽ khuyến khích người lao động duy trì thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu, sẽ góp phần giảm số người rút BHXH một lần.

Đối với người lao động có thời gian đóng BHXH dài hơn thì họ vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn và không thay đổi so với quy định hiện hành. Luật BHXH năm 2024 cũng đã quy định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với các lao động nam và lao động nữ có 15 năm đóng BHXH, mức hưởng tối đa giữ nguyên là 75%.

Cụ thể, lao động nam khi đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 20 năm thì 15 năm đóng sẽ tương ứng 40%, mỗi năm đóng sẽ được hưởng thêm 1%, 20 năm đóng sẽ tương ứng 45%. Trong khi đó, lao động nữ đóng BHXH 15 năm sẽ tương ứng mức hưởng 45%. Sau đó cứ mỗi năm đóng thêm sẽ được cộng thêm 2%.
Tỷ lệ hưởng lương hưu của những người đóng bảo hiểm xã hội 15 năm

Tỷ lệ hưởng lương hưu của những người đóng bảo hiểm xã hội 15 năm

Quy định chuyển tiếp theo luật mới.

Ngoài ra, tại Điều 141 thuộc Luật BHXH năm 2024 quy định chuyển tiếp đối với một số đối tượng. Cụ thể, người tham gia BHXH tự nguyện trước thời điểm ngày 1/1/2021 và đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện trở lên thì sẽ được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với lao động nữ, trừ trường hợp người lao động có nguyện vọng được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 của Luật này.

Người lao động có từ đủ thời gian 15 năm đóng BHXH trở lên và có văn bản của cơ quan BHXH xác nhận về việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để có thể hưởng lương hưu được quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 được sửa đổi và bổ sung một số điều theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ thì sẽ được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Các cán bộ xã thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ mà đã có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ khi đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quan BHXH thì sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

Đối tượng đã tham gia BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà lại có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng sẽ thấp nhất bằng mức tham chiếu.

Có thể thấy, Luật BHXH năm 2024 đã kế thừa và phát triển những quy định hiện hành phù hợp thực tế, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm được tính khả thi, dài hạn, thống nhất với Bộ luật Lao động năm 2019 về các phương diện như tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.

SHARE