Vì sao tờ 2 USD được coi là đồng tiền may mắn và thường được lì xì trong dịp Tết?

341

Rất nhiều người luôn mang theo tờ 2 đô la Mỹ trong ví với mong muốn sẽ đem lại may mắn cho mình trong cuộc sống. Nhưng tại sao tờ 2 đô la Mỹ lại được coi là biểu tượng của may mắn thì không phải ai cũng biết.

Mặc dù là một đồng tiền có mệnh giá thấp, đồng 2 đô la Mỹ là một trong những đồng tiền hiếm gặp nhất ở Mỹ. Chúng hầu như không còn xuất hiện trong lưu thông hàng ngày. Đồng 2 đô la Mỹ như một đồng tiền hiếm có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do mức sản xuất đồng tiền này tại Mỹ rất thấp, chỉ khoảng 1% trong tổng số các tờ tiền được sản xuất tại đây.

Ngày nay, tờ 2 đô la Mỹ được coi là một tờ tiền mang lại nhiều may mắn cho người sở hữu. Chúng được dùng để trao tặng cho người thân yêu trong những dịp quan trọng. Những năm gần đây cũng có rất nhiều người dùng tờ 2 đô này để tặng cho những bạn bè người quen trong những dịp lễ Tết để lấy may. Thậm chí có những người bỏ ra rất nhiều tiền để có được tờ tiền này trong tay, có người đã bỏ ra 2,5 triệu để mua một tờ 2 đô.

Vừa quý vừa hiếm

(Ảnh: thông qua yan.vn)

Tờ 2 đô được in rất hạn chế và không thường xuyên được in lại theo số series mới như các đồng tiền khác. Việc in tờ tiền này được thực hiện khi có nhu cầu. Nếu hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang nhận thấy lượng cung về tờ 2 đô la quá ít thì các ngân hàng sẽ đề xuất yêu cầu Cục in ấn in thêm.

Cho đến nay thì tờ tiền 2usd chỉ được in ấn trong một số năm: 1917, 1918, 1928, 1953, 1963, 1995, 1976, 2003 và 2009. Năm 2009 là thời điểm in đồng 2 đô la cuối cùng tính đến thời điểm hiện tại với số lượng rất ít và chỉ 12 bang trong tổng số 50 bang của Mỹ được phép in tờ tiền này.

Câu chuyện về đồng 2 đô la Mỹ năm 1976

Theo giai thoại, vào năm 1976, tại Mỹ đã xảy ra một vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng và chỉ có môt người đàn ông duy nhất sống sót sau đó. Những người tìm thấy người đàn ông này nói rằng họ phát hiện ra trên người ông còn duy nhất một đồng 2 đô la Mỹ.

Chính người đàn ông này cũng kể rằng trước đó mẹ ông đã dặn luôn mang theo đồng 2 đô la này bên mình từ năm ông 6 tuổi, nếu có điều không may xảy ra hãy cầm nó và cầu nguyện. Ông đã làm đúng như vậy khi đối diện với tử thần và từ đó, đồng 2 đô la năm 1976 được coi là đồng 2 đô la may mắn nhất.

Số 2 là số may mắn

(Ảnh: thông qua yan.vn)

Trong quan niệm của người phương Đông, số 2 cũng biểu tượng cho may mắn và hạnh phúc – tượng trưng cho sự “có đôi – có cặp” sự hài hòa về mặt âm dương nên là cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ. Bên cạnh ảnh hưởng từ quan niệm của Mỹ, dựa vào ý nghĩa phong thủy, ý nghĩa của 2 USD không chỉ tồn tại trong quan niệm của giới chơi tiền mà còn có sự lan tỏa tới các doanh nhân lớn nhỏ và của bất kỳ ai tin tưởng và mong chờ sự may mắn.

Thuận Buồm Xuôi Gió

Mặt sau của tờ 2 đô la Mỹ có in hình 42 vị Tổng thống các đời của Mỹ, được coi là biểu hiện của sự tụ họp đông đủ của những con người quyền lực và có sức mạnh. Do đó, người Mỹ quan niệm rằng nếu sở hữu tờ tiền này, mọi việc sẽ luôn thuận lợi, giúp những ước mơ dang dở trở thành hiện thực và thành công.

Biểu tượng của quyền lực

(Ảnh: thông qua pose.com.vn)

2 đô la là tờ tiền duy nhất mà mặt sau của nó có in hình tổng thống và 42 vị quan chức cấp cao nhất của nước Mỹ khi kí cùng nhau kí vào bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Mỹ năm 1774. Những con người xuất chúng và tài cao điển hình nhất chốn nghị trường trên toàn thế giới.

Khác với những ý nghĩa trên, ý nghĩa của biểu tượng này không mang tính quy ước , nó phụ thuộc vào mong muốn của người sở hữu: quyền lực, sức mạnh, ý chí, sự ảnh hưởng, thuận buồm xuôi gió…

Tờ tiền dẫn dắt tiền bạc

Đa phần mọi người tin rằng nếu sở hữu được những đồng 2 USD thì tiền bạc sẽ “biết đường rủ nhau mà đến”. Bạn sẽ không bao giờ thiếu tiền! Vì thế ai ai cũng muốn có được tờ 2 USD để luôn được may mắn trong cuộc sống và thành công trong sự nghiệp.

Do vậy đồng 2 USD vốn đã ít (lần in cuối cùng là vào năm 2009) lại càng hiếm hơn và việc sở hữu nó trở thành niềm “Ước Mơ” của mỗi người, nhất là những tờ 2 Đô 1976, 2 Đô 1928 hay 2 USD Mạ Vàng…

Vì sao CĐM kêu gọi “đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân”?

Kể từ khi trà chanh giã tay du nhập vào Việt Nam đã tạo nên “hot trend” trong giới trẻ. Đối lập điều đó, nhiều nông dân trồng cam khóc ròng vì thất thu.

Hậu “cơn sốt” bánh đồng xu phô mai, gỏi gà măng cụt, trà mãng cầu… thì mới đây, giới trẻ Việt tiếp tục đón nhận “hot trend” mới nhất là món trà chanh giã tay. Được biết, món thức uống đặc biệt này đã “làm mưa làm gió” khắp các trang mạng xã hội của Trung Quốc bởi cách chế biến lạ mắt cùng hương vị được review thơm ngon, mát lạnh.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 1
Món trà chanh giã tay được mọi người hưởng ứng khắp nơi

Theo thông tin tìm hiểu, trà chanh giã tay xuất xứ từ món ăn đường phố ở Quảng Đông. Nguyên liệu chế biến không phải những quả chanh thông thường mà được làm từ một giống chanh đặc biệt ở Quảng Đông. Đặc điểm của những quả chanh này chính là ít nước, vỏ dày nhưng hương vị rất thơm.

Sau khi mua về, người bán phải dùng dụng cụ giã thật mạnh những lát chanh hòa tan trong đá lạnh, sau đó rót trà vào để tạo nên món trà chanh thơm lừng. Những ngày này, món trà chanh giã tay được bày bán khắp các khu phố ẩm thực ở Tây Hồ (Hà Nội), xung quanh đường Xã Đàn, Kim Mã hay trên những con đường Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Cừ tại TP.HCM.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 2
Cách chế biến của món này cũng vô cùng đặc biệt, phải dùng một cái chày giã mạnh

Không khó nhận ra trước những xe trà chanh giã tay tập trung rất đông khách hàng chờ mua, tương tự như tình trạng đắt hàng của món bánh đồng xu phô mai hay trà mãng cầu cách đây vài tháng trước. Mỗi ly trà chanh giã tay được bán với giá dao động từ 25.000-40.000 đồng tùy theo địa điểm. Trong những quán nước cao cấp hơn thì giá thành có thể được “độn” lên cao hơn.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 3

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 4
Món trà chanh giã tay bắt nguồn từ Trung Quốc. Nguyên liệu cũng là một giống chanh đặc biệt của Quảng Đông

Kể từ khi món trà chanh giã tay tại thành “hot trend” tại Việt Nam đã kéo theo sản lượng chanh Quảng Đông được nhập vào trong nước hàng loạt. Trên mạng xã hội, các thương lái rao giá chanh Quảng Đông từ 75.000 đồng/kg đến 99.000 đồng/kg tùy theo số lượng đặt mua.

Trong khi đó, mới đây, tình trạng giá cam sành ở miền Tây rớt thảm khiến các hộ nông dân trồng cam lo lắng vì thất thu khi đã cận kề cái Tết. Ông Lê Phú Cường – đại diện Hợp tác xã Khánh Nhân (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) chia sẻ trên PLO, từ qua tết đến tháng 4, giá cam sành ở các vườn chỉ giảm còn 6.000-7.000 đồng/kg. Trong vòng 1 tháng nay – tức tháng 11/2023, giá tiếp tục rớt mạnh chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 5
Trong khi đó, giá cam sành ở Việt Nam rớt thảm vì sức mua giảm mạnh

Theo ghi nhận tại các sạp bán hàng trong chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM), nhiều sạp trái cây treo bảng giá bán cam sành xổ với giá 7.000-9.000 đồng/kg hay 15.000 đồng/2kg và 20.000 đồng/3kg. Riêng những quả cam loại nhỏ hơn thì chỉ bán sổ 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân khiến giá cam sành năm nay rớt nhiều hơn so với mọi năm là vì sức mua thấp.

Chính vì vậy trên mạng xã hội, nhiều người kêu gọi ưu tiên mua cam Việt Nam hoặc uống nước cam để ủng hộ cho các nhà vườn trồng cam hơn là “chạy” theo xu hướng của các loại thức uống đến từ nước ngoài.

SHARE