Tôi nghe mẹ nghẹn ngào nói trong điện thoại, đời thuở nào mà chồng qua đời chưa được 3 tháng mà vợ đã đi bước nữa. Chị dâu nào có phải người như thế….
Từ ngày anh trai tôi đổ bệnh, gia đình tôi khốn đốn đối mặt với nhiều khó khăn. Vì anh trai tôi từng là trụ cột gia đình. Cả nhà tôi gom hết tiền bạc để chạy chữa cho anh trai. Nhưng đổi lại chỉ là cái lắc đầu của bác sĩ, anh trai tôi không qua khỏi kiếp nạn lớn này.
Suốt những tháng ngày cuối đời của anh trai, chị dâu tôi một tay chăm sóc. Thấy chị hết lòng với chồng bệnh tật, một thân một mình không con cái, tôi thương chị lắm. Sau khi chồng qua đời, chị dâu tôi không ra ở riêng hay về nhà mẹ đẻ mà ở cùng mẹ chồng. Chị dâu sống tình cảm, hòa thuận với mẹ tôi khiến tôi thấy càng quý mến chị hơn.
Vậy mà cách đây không lâu tôi ngỡ ngàng khi nghe điện thoại của mẹ mình. Tôi nghe mẹ nghẹn ngào nói trong điện thoại, đời thuở nào mà chồng qua đời chưa được 3 tháng mà vợ đã đi bước nữa. Chị dâu nào có phải người như thế. Tôi chỉ ậm ừ đáp lại mẹ rồi cúp máy.
“Anh Luân mấy năm trước có mượn một món nợ mấy trăm triệu nhưng không để cho em và mẹ biết. Khi anh ấy ngã bệnh, tiền bạc cạn kiệt theo. Chị gom hết bạc tiền trong nhà để chạy chữa cho anh ấy, sổ đỏ cũng mang đi cầm. Khoản nợ kia càng không thể trả được. Hết đường xoay sở nên chị mới nghe theo người ta đi lấy chồng để có của hồi môn đem về trả nợ, chuộc lại sổ đỏ cho nhà mình. Chị làm sao để mẹ già cả sống cảnh ở thuê, nợ nần được”.
Tôi ngỡ ngàng khi nghe lời giải thích từ chị dâu. Tôi không còn tức giận nữa, chỉ thấy thương cảm cho chị. Đến khi biết chị lấy ông chồng đã gần 70 tuổi, tôi càng muốn khóc. Tôi đưa cho chị 50 triệu, nói là tiền tôi dành dụm được, dù ít ỏi nhưng cũng muốn giúp chị trả nợ. Tôi càng không muốn chị đi lấy chồng già để trả nợ cho anh trai mình. Giờ tôi phải làm sao đây?