‘Nổ’ có khả năng ʟàm hồ sơ định cư tại Mỹ, gã Việt kiều chiếm đoạt 1,7 tỷ đồng

72

‘Nổ’ có khả năng ʟàm hồ sơ định cư tại Mỹ, gã Việt kiều chiếm đoạt 1,7 tỷ đồng

Nguyễn Đình Trung (quṓc tịch Mỹ) cấu ⱪḗt với Nguyễn Thị Hoa “nổ” có ⱪhả năng ʟàm hṑ sơ ᵭưa người Việt ᵭịnh cư tại Mỹ ᵭể ʟừa ᵭảo chiḗm ᵭoạt tài sản.

Ngày 8/6, Cȏng an tỉnh Thừa Thiên – Huḗ cho biḗt, Phòng Cảnh sát Hình sự Cȏng an tỉnh này vừa bắt giữ Nguyễn Đình Trung (SN 1962, quṓc tịch Hoa Kỳ) và Nguyễn Thị Hoa (SN 1980, trú thȏn 2, Điḕn Hoà, Phong Điḕn, tỉnh Thừa Thiên – Huḗ) vḕ hành vi ʟừa ᵭảo chiḗm ᵭoạt tài sản.

Cơ quan cȏng an xác ᵭịnh, Nguyễn Đình Trung thường xuyên nhập cảnh vḕ Việt Nam cấu ⱪḗt với Nguyễn Thị Hoa ᵭể ʟừa ᵭảo chiḗm ᵭoạt tài sản.

Chúng ᵭưa ra thȏng tin gian dṓi có ⱪhả năng ʟàm hṑ sơ ᵭưa người Việt Nam ᵭi ʟao ᵭộng và ᵭịnh cư tại Mỹ với thỏa thuận một hṑ sơ ᵭi ʟao ᵭộng và ᵭịnh cư có giá ʟà 25.000 USD.

‘Nổ’ có ⱪhả năng ʟàm hṑ sơ ᵭịnh cư tại Mỹ, gã Việt ⱪiḕu chiḗm ᵭoạt 1,7 tỷ ᵭṑng- Ảnh 1.

Nguyễn Đình Trung và Nguyễn Thị Hoa tại thời ᵭiểm bị bắt giữ. (Ảnh: CACC)

Trong năm 2023, Trung và Hoa chiḗm ᵭoạt của 6 bị hại sinh sṓng tại huyện Phong Điḕn và Phú Vang (Thừa Thiên – Huḗ) tổng sṓ tiḕn 1,7 tỷ ᵭṑng. Sṓ tiḕn chiḗm ᵭoạt ᵭược, Trung và Hoa mua xe ȏ tȏ và tiêu xài cá nhȃn.

Sau ᵭó, Trung quay vḕ Mỹ. Đḗn 19/5/2024, hắn tiḗp tục nhập cảnh vḕ Việt Nam và cùng Nguyễn Thị Hoa chiḗm ᵭoạt thêm tiḕn của các bị hại rṑi bỏ trṓn vào tỉnh Quảng Nam ᵭặt vé sang Mỹ vào ngày 10/6.

Tuy nhiên, ⱪhi chưa ⱪịp xuất cảnh thì Trung bị ʟực ʟượng thuộc Phòng Cảnh sát Hình sự Cȏng an tỉnh Thừa Thiên – Huḗ phát hiện bắt giữ. Tại hiện trường, cȏng an thu giữ 2 xe ȏ tȏ, 2 hộ chiḗu cùng các tài ʟiệu có ʟiên quan.

Qua vụ án này, Phòng Cảnh sát Hình sự Cȏng an tỉnh Thừa Thiên – Huḗ ⱪhuyḗn cáo người dȃn nȃng cao tinh thần cảnh giác ᵭể ⱪhȏng bị sập bẫy ʟừa ᵭảo, ᵭṑng thời tṓ giác ᵭḗn cơ quan cȏng an những người có nghi vấn vḕ hành vi ʟừa ᵭảo ᵭưa người Việt Nam ᵭi ʟao ᵭộng và ᵭịnh cư tại Mỹ.

Nguồn: https://cafef.vn/no-co-kha-nang-lam-ho-so-dinh-cu-tai-my-ga-viet-kieu-chiem-doat-17-ty-dong-188240609073652654.chn

Việt kiều Mỹ tố cáo bị cô gái quen qua mạng lừa 139.000 USD

Người đàn ông Việt kiều tuổi ngoài ‘ngũ tuần’ lên mạng chuyên kết nối hẹn hò, tưởng gặp được tình duyên mới, nhưng không ngờ bị lừa mất 139.000 USD (khoảng 3 tỷ đồng).

Ngày 25-8-2022, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM cho biết đang thụ lý điều tra vụ án có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua trang mạng kết nối hẹn hò.

Theo đó, ông Đ.T.D (SN 1968, Việt kiều Mỹ) gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an về việc có quen với Trương Thị Cẩm Nhung (SN 1987, ngụ Q.8) từ năm 2019 thông qua một trang mạng chuyên kết nối hẹn hò. Thấy cô gái trẻ có khuôn mặt khả ái, nói chuyện dễ thương nên chỉ sau một thời gian ngắn ông D. đã say đắm với mối tình “xuyên biên giới”.

Dù “yêu xa” nhưng trong thời buổi công nghệ hiện đại nên ông D. và Nhung có thể dễ dàng kết nối nói chuyện với nhau nên khoảng cách địa lý dường như bị xóa nhòa. Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2022 ông D. vui mừng khi được Nhung cho biết sắp tới sẽ đi du lịch đến Mỹ để cả hai có cơ hội gặp nhau trực tiếp.

Đầu tháng 3-2022, Nhung thông báo cho ông D biết đã có lịch phỏng vấn vào đầu tháng 4-2022. Để xin được visa vào Mỹ, Nhung nói với ông D. cần 39.000 USD trong tài khoản để chứng minh tài chính.

Tưởng sắp gặp được người tình trong mộng, ông D. đã chuyển cho Nhung số tiền 39.000 USD. Cuối tháng 3-2022, người phụ nữ này tiếp tục đề nghị ông D. chuyển thêm 50.000 USD làm tài sản đảm bảo mới được đi qua Mỹ và hứa sẽ trả lại khi cả hai gặp nhau tại “xứ cờ hoa”. Và ông D. chuyển thêm cho người tình 50.000 USD.

Vài ngày sau, Nhung nói ông D. nhập sai thông tin nên tiền chưa vào tài khoản và cần chuyển gấp thêm 50.000 USD để kịp phỏng vấn. Tin tưởng người tình, ông D. chuyển tiếp 50.000 USD vào tài khoản cho Nhung.

Tuy nhiên, sau khi chuyển tổng cộng 139.000 USD (tương đương khoảng 3 tỷ đồng) thì người tình trên mạng bất ngờ khóa máy. Lúc này, ông D. tìm hiểu thì tá hỏa khi biết trong danh sách những người được gọi phỏng vấn để cấp visa nhập cảnh vào Mỹ thời gian này không có tên của Nhung.

Cho rằng mình đã bị lừa, ông D. làm đơn tố cáo lên Công an TPHCM. Khi công an vào cuộc điều tra thì phát hiện Nhung đã bỏ nhà đi khỏi địa phương, không rõ làm gì, ở đâu.

Qua Chuyên đề Công an TPHCM, Cơ quan CSĐT đề nghị Trương Thị Cẩm Nhung hiện đang ở đâu, nhanh chóng đến Đội 8, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TPHCM (ĐT: 069.3187244) gặp ĐTV: Nguyễn Văn Tùng để phục vụ công tác điều tra. Hoặc ai biết thông tin về Nhung xin báo về Phòng Cảnh sát Hình sự theo địa chỉ 459 Trần Hưng Đạo (P. Cầu Kho, Q.1).

Nữ Việt kiều tố cáo bị hỏng mắt sau khi đi thẩm mỹ

Chị Võ Thị Trà My, Việt kiều Mỹ, cho rằng khi điều trị tàn nhang tại cơ sở Abisalab Clinic đã bị tia laser chiếu vào mắt khiến thị lực chỉ còn 1/10.

Trong thư gửi cơ quan chức năng, chị My, 30 tuổi, cho biết đến Abisalab Clinic tại quận 1 theo giới thiệu của người quen, điều trị tàn nhang bằng phương pháp laser, ngày 30/8. Theo thỏa thuận, bác sĩ Huỳnh Ngọc Huy (người được giới thiệu) sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho chị. Nhưng đến ngày hẹn làm thủ thuật, bác sĩ Huy báo tin bị ngộ độc thực phẩm không trực tiếp trị liệu được, nên nữ nhân viên của cơ sở sẽ bắn laser cho chị.

Chị My cho rằng, trong quá trình làm thủ thuật, cô nhân viên không dùng bất cứ biện pháp bảo hộ mắt nào cho chị. Lúc chị quay sang nhìn chồng đang nằm ở giường bên cạnh thì bị tia laser chiếu vào mắt khiến tầm nhìn bị mờ ngay lập tức. “Tôi thông báo tình trạng với bác sĩ Huy và nhân viên Abisalab, được cho biết tia laser không ảnh hưởng gì đến mắt, chỉ cần rửa bằng nước muối sinh lý và nhỏ mắt hằng ngày để tránh khô thì mắt sẽ trở lại bình thường sau vài ngày”, chị My chia sẻ.

Tuy nhiên, những ngày sau tình trạng mờ mắt không hết trong khi chị phải quay lại Mỹ theo lịch trình. Đi khám, bác sĩ ở Mỹ chẩn đoán “sẹo màng đệm do tai nạn da liễu, laser”. Chị My báo với bác sĩ Huy và Abisalab Clinic, được yêu cầu về Việt Nam để kiểm tra và điều trị.

Ngày 23/9 chị về, cùng nhân viên Abisalab Clinic và người nhà bác sĩ Huy đến Bệnh viện Mắt TP HCM khám. Bác sĩ ghi nhận thị lực mắt phải chị My là 1/10, chẩn đoán “mắt phải tổn thương PRE/Laser” và kết luận “mắt phải tiên lượng xấu, khả năng hồi phục thị lực thấp”.

Chị My cho rằng Abisalab Clinic có khả năng chưa đủ điều kiện là một phòng khám chuyên khoa da liễu, chưa được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực da liễu, bao gồm cả dịch vụ điều trị laser mà chị sử dụng. Ngoài ra, những bác sĩ/kỹ thuật viên/nhân viên trong cơ sở này cũng có khả năng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề hợp pháp mới gây hậu quả nghiêm trọng làm mất thị lực mắt phải của chị.

Cho rằng sai sót của phía Abisalab khiến mình hỏng mắt, chị My yêu cầu bác sĩ Huy và Abisalab bồi thường 5,165 tỷ đồng.

“Do quen biết lâu năm với người nhà chị My và các đốm tàn nhang trên mặt chị cũng không đáng kể nên tôi muốn dành tặng suất điều trị này như món quà trước khi chị quay về Mỹ”, anh nói.

Bác sĩ Huy cho biết có chứng chỉ ứng dụng laser trong thẩm mỹ nhưng hiện không làm việc cho bệnh viện hay phòng khám da liễu nào, công việc chính là đào tạo nhân viên cho các cơ sở thẩm mỹ mời hợp tác.

Đại diện Abisalab Clinic cũng cho biết nơi này không phải bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu được cấp phép điều trị mà chỉ là cơ sở chăm sóc da thông thường và kinh doanh mỹ phẩm. Dịch vụ laser sử dụng cho chị My không nằm trong các dịch vụ tại Abisalab Clinic. Bác sĩ Huy quen biết chủ cơ sở Abisalab nên mượn máy có sẵn tại đây để tiến hành laser cho chị My.

Người thực hiện laser cho chị My là Thiều Thanh Hồng Trúc, nhân viên Abisalab Clinic. Nhân viên này không phải bác sĩ, không có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ ứng dụng laser, là học trò lâu năm của bác sĩ Huy nên biết cách vận hành và sử dụng máy laser.

Kể quá trình thực hiện thủ thuật, chị Trúc cho biết trước khi tiến hành đã ủ tê và che mắt chị My bằng bông y tế thấm nước để bảo vệ mắt. Trong quá trình làm, chị My ôm mắt phải ngồi bật dậy và nói bị tia laser chiếu vào mắt. “Thời điểm đó máy chỉ có tia dẫn màu đỏ chứ không bắn ra tia laser như chị My nói”, chị Trúc cho biết. Sau khi xảy ra sự việc, chị Trúc đề nghị chị My theo dõi mắt, có vấn đề gì thì báo lại ngay.

Bác sĩ Huy và Abisalab cho rằng số tiền chị My đòi bồi thường là “không hợp lý”, đồng thời hiện chưa xác định vết sẹo trong mắt chị này xuất hiện từ khi nào, mắt có hoàn toàn bình thường trước khi tiến hành laser hay không… Ngoài ra, bác sĩ Huy cho rằng một số chứng từ thanh toán theo yêu cầu bồi thường chị My cung cấp không rõ ràng, ví dụ vé máy bay từ Mỹ về Việt Nam, nên đã từ chối thanh toán các khoản chi phí trước khi mọi việc sáng tỏ chứ không hề chối bỏ trách nhiệm.

Hiện chị My đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng, yêu cầu làm rõ sự việc. Bác sĩ Huy và Abisalab Clinic cũng lập vi bằng, chuẩn bị các bằng chứng liên quan để chờ làm việc.

Thanh tra Sở Y tế cho biết đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc.

Gần đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM liên tiếp xử phạt, đình chỉ hoạt động nhiều cá nhân và cơ sở thẩm mỹ sai phạm. Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu mới được phép ứng dụng laser vào các dịch vụ làm đẹp như xóa xăm, trị nám, tàn nhang… Nơi thực hiện laser phải đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu, người thực hiện phải là bác sĩ được cấp chứng chỉ ứng dụng laser vào điều trị da.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Vương Thế Bích Thanh, khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM khi điều trị bằng laser, cả bệnh nhân và bác sĩ đều áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính, vải bảo hộ. Phòng điều trị laser chuyên dụng phải tuân thủ những quy chuẩn nhất định như không được lắp gương, có đèn cảnh báo bên ngoài…

Bác sĩ Thanh cũng cho biết phương pháp laser trong điều trị tàn nhang là phương pháp được bác sĩ chỉ định. Có rất nhiều loại máy và cách điều trị tùy theo tình trạng da của bệnh nhân. Hiệu quả điều trị cũng tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân cũng như kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của người điều trị.

“Bản chất phương pháp laser không nguy hiểm nếu nơi thực hiện đáp ứng đúng điều kiện và người thực hiện có đủ trình độ chuyên môn theo quy định”, bác sĩ Thanh nói.

SHARE