Tại sao nhiều người học kém sau này đều làm sếp, kiếm tiền giỏi, thành công hơn ở trường đời?

265

Những người có kết quả học tập không tốt sẽ gặp nhiều bất lợi về mặt bằng cấp hay đôi chút về kiến thức so với những người học giỏi, thế nhưng khi xét về khía cạnh thành công thì đó không phải là tất cả.

Kinh doanh là một công việc đem lại lợi nhuận rất cao, hoặc đem lại lợi nhuận rất thấp. Kinh doanh nói khó không khó, mà nói dễ cũng không phải dễ, bạn có thể trở thành một nhà kinh doanh mẫn cán với thu nhập cao hoặc bạn có thể trở thành một người làm thuê nhẹ nhàng với thu nhập thấp.

Có lần ngồi họp lớp với các bạn học cũ, mọi người cùng trò chuyện về tình hình của mình hiện nay, nhiều người đều cảm thán rằng: “Nhớ ngày trước, mấy đứa học kém trong lớp toàn chép bài mình, giờ đứa nào cũng làm ông chủ này bà chủ nọ hết rồi. Còn mình, học sinh ngoan, trò giỏi, thành tích cao ngất ngưởng lại đi làm thuê, lĩnh lương tháng, mua không nổi một căn hộ, nuôi không nổi một cái xe ô tô, cuộc sống rất bình bình…” Vậy tại sao các bạn học ngày trước của bạn là học sinh kém, giờ đa số họ đều trở thành các ông bà chủ?

1. Học sinh kém, học sinh cá biệt thường mặt dày

Làm kinh doanh, mở doanh nghiệp đều cần bạn phải mặt dày. Đôi khi chỉ vì lợi nhuận, bất kể nhiều hay ít bạn cũng phải trơ mặt bám lấy khách hàng. Học sinh kém, học sinh cá biệt từ bé họ bị phê bình quen rồi nên họ trơ mặt. Còn những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn nghe lời, từ bé họ được nghe toàn lời khen ngợi nên thi thoảng nghe một lời chỉ trích hay phê bình, họ dễ cảm thấy xấu hổ muốn tìm lỗ nẻ nào đó để chui xuống, thế nên bám lấy khách hàng làm họ cảm thấy mất mặt như đi cầu xin bố thí vậy.

2. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ khổ

Muốn có một sự nghiệp cho riêng mình không thể không phải chịu khổ. Học sinh kém hay cá biệt họ không tránh khỏi bị phạt, bị đòn roi, dần dần rèn cho họ tính nhẫn nại, có thể chịu được nỗi khổ thể xác mà người khác không chịu được. Còn những học sinh ngoan, học giỏi và nghe lời từ nhỏ họ được gia đình và thầy cô bao bọc, đa số họ nắng không tới mặt, mưa không tới đầu nên họ chỉ thích ở chỗ nào an toàn.

3. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ vấp ngã

Làm kinh doanh không thể nào dễ dàng thuận buồm xuôi gió được, nên nếu chỉ vì một lần thất bại mà từ bỏ thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Những học sinh kém hay cá biệt, họ từ nhỏ luôn đối mặt với các kỳ thi bị điểm kém nên trở ngại nào với họ cũng như nhau, nó giống như cỏ dại vậy, cắt rồi mọc, mọc lại cắt, họ không hề cảm thấy đau khổ. Ngược lại, các học sinh ngoan, trò giỏi, từ nhỏ sống trong sự bảo vệ của thành công nên khi đối mặt với thất bại họ thường cảm thấy vô cùng đau đớn.

4. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ dám mạo hiểm

Mức độ rủi ro càng lớn, lợi nhuận thu được sẽ càng cao. Những học sinh kém, hay cá biệt họ từ nhỏ ưa mạo hiểm, tuy nhiên mỗi lần đều bị phát hiện và chịu sự trừng phạt nặng nề nhưng họ vẫn không từ bỏ niềm vui đó của mình. Còn những học sinh ngoan, thành tích tốt, từ nhỏ đến lớn quỹ đạo cuộc sống của họ đều do giáo viên và phụ huynh thiết lập nên họ thiếu đi khả năng độc lập và tinh thần mạo hiểm.

5. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ đề cao nghĩa khí

Trong kinh doanh, khi làm lãnh đạo bạn cần đề cao tinh thần đoàn kết, đoàn kết là sợi dây kết nối nhân viên với nhau. Thử nghĩ xem, nếu nhân viên của bạn phạm sai lầm mà bạn đứng vào lập trường của họ để đánh giá và suy xét, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được quyết định đúng đắn làm giảm áp lực lên nhân viên, khiến họ biết ơn và hết lòng cống hiến cho bạn.

Những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn họ lại rất sợ chuyện thị phi, thậm chí họ còn tìm khuyết điểm của người khác để thể hiện mình. Những người như vậy có làm lãnh đạo thì ngày nào họ cũng coi nhân viên như kẻ địch, thử hỏi như vậy ai còn muốn làm việc cho họ, một khi công ty gặp khó khăn, nhân viên sẽ tự động bỏ đi hết.

Nguồn : https://cafebiz.vn/tai-sao-nhieu-nguoi-hoc-kem-sau-nay-deu-lam-sep-kiem-tien-gioi-thanh-cong-hon-o-truong-doi-20170209025926338.chn

SHARE