4 thói quen không phải ai cũng biết tạo nên sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo

22

Hẳn không ít người từng tự hỏi về cuộc sống của những tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, rằng vì sao họ có thể giàu có đến vậy. Có thể nhận thấy rằng, họ có xuất phát điểm khác nhau, chịu áp lực và kỳ vọng xã hội khác nhau.

Thế nhưng, bằng cách nào đó, họ vẫn có thể vươn lên và trở thành những người giàu nhất thế giới.

Có một điểm chung giữa những người giàu mà người nghèo thường không biết, đó chính là thói quen tốt. Các chuyên gia cho rằng, thói quen tốt là yếu tố quan trọng tạo nên sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo:

Thói quen học tập

Bill Gates đọc tới 50 cuốn sách mỗi năm

Dù đã thành công và vô cùng giàu có, người giàu không bao giờ nghĩ tới việc nghỉ ngơi sớm. Họ luôn học hỏi, đọc sách và trau dồi kĩ năng của bản thân. Họ luôn tạo ra những điểm kết nối tương lai cho riêng mình, bởi họ biết có càng nhiều điểm kết nối thì họ càng dễ thành công.

Đừng trì hoãn việc học hành nữa, hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để trau dồi kiến thức. Warren Buffett dành ra 5 tiếng mỗi ngày để đọc sách, Bill Gates cũng đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Những người trẻ hơn như Mark Zuckerberg cũng có thể đọc 1-2 cuốn sách mỗi tuần. Đọc càng nhiều, ta càng biết thêm nhiều thứ, càng có nhiều kinh nghiệm đắt giá.

Thói quen từ chối

Thời gian không chỉ đơn thuần là thời gian, mà ta có thể đầu tư vào nó

Thời gian là tiền bạc, dù chúng ta có là ai đi chẳng nữa thì cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày. Cách ta sử dụng 24 giờ của mình có những tác động quan trọng tới cuộc sống.

Nhiều người trong chúng ta không hề nghĩ tới việc thời gian là một món hàng có để đầu tư. Thời gian không chỉ đơn thuần là thời gian, mà ta có thể đầu tư vào nó. Người giàu và người nghèo có cách sử dụng thời gian rất khác nhau, và đó cũng là thói quen khiến khoảng cách giữa hai kiểu người ngày càng khác biệt. Người giàu sẽ đầu tư thời gian của mình để nhận phần thưởng thay vì hài lòng với sự chậm trễ của bản thân.

Để làm được điều đó, họ phải có thói quen cam đảm từ chối. Mỗi người chỉ có 24 giờ, ta không thể có mặt ở tất cả mọi sự kiện, và hi vọng mình có thể làm tất cả mọi thứ. Hãy chọn làm những điều có thể giúp ta thăng tiến, và từ chối nhưng điều không sinh lợi nhuận.

Giữ mọi thứ đơn giản

Warren Buffett là một người vô cùng tiết kiệm, chẳng hạn như ông vẫn sống trong một căn nhà mình mua từ năm 1958, viết mọi kế hoạch lên sổ tay. Hay như việc sử dụng điện thoại, ông đã dùng chiếc điện thoại nắp gập nhiều năm trời, và chỉ ngưng sử dụng nó vào năm 2020. Sau khi chiếc điện thoại “cổ lỗ sĩ” kia bị hỏng, Buffett mới chịu đổi sang dùng iPhone mới, dùng ông nắm giữ 5.5% cổ phần của Apple và thường xuyên được điện thoại mới. 

Có vô số ứng dụng, phương pháp,… thực sự hữu ích, đem lại hiệu suất cao từ công nghệ, nhưng chúng ta không phải ai cũng biết sử dụng chúng. Đôi khi, chúng ta chỉ biết mua và tạo ra danh sách trên phần mềm nhìn có vẻ hay, nhưng lại chẳng bao giờ thực hiện chúng.

Cuộc sống và thế giới đã đủ phức tạp rồi. Hãy thử bỏ chiếc điện thoại hay laptop kia sang một bên, và làm mọi thứ đơn giản nhất có thể.

Thói quen tập trung nhất quán

Người giàu chỉ chọn ra một vài mục tiêu nhất định và tập trung vào nó. Họ không có khái niệm bỏ cuộc trong từ điển, cũng không vội vàng chuyển qua việc khác. Để làm được điều đó, họ thường áp dụng quy tắc 5/25 của tỷ phú Warren Buffett.

Một ngày nọ, Buffett đi chơi với phi công của mình và hỏi anh ta về mục tiêu cuộc đời. Ông yêu cầu anh phi công viết ra 25 điều mà anh ta muốn làm, rồi sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng.
>

Ta chỉ nên tập trung vào 5 điều quan trọng nhất, còn lại hãy tạm quên chúng đi

Tiếp đó, ông bảo người phi công khoanh tròn 5 điều quan trọng nhất trong số đó. Lúc này, người phi công nói: “5 điều top đầu là 5 điều thiết yếu nhất nhưng 20 điều còn lại cũng là những điều thứ yếu, nó chỉ xếp sau 5 điều kia thôi. Chúng vẫn rất quan trọng, vì vậy tôi sẽ thực hiện những điều đó sau khi tôi hoàn thành xong 5 điều quan trọng nhất của cuộc đời. Chúng không quá khẩn cấp nhưng tôi vẫn phải nỗ lực và lên kế hoạch cho chúng”.

Lúc này, Buffett mới chỉ ra sai sót trong câu trả lời của người phi công. Ông nói rằng, ta chỉ nên tập trung vào 5 điều quan trọng nhất, còn lại hãy tạm quên chúng đi. Ta sẽ chỉ đạt được những gì mình muốn, khi ta dồn hết công sức vào những mục tiêu mà ta đánh giá là quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng, ta cần đầu tư thời gian và công sức để trở thành chuyên gia, và ta không thể làm nó nếu cứ ôm đồm quá nhiều. Khi bạn chỉ tập trung vào một mục tiêu, bạn sẽ đạt được lãi suất kép.

Thành công không đến dễ dàng

Suy cho cùng, thành công không phải là thứ sẽ đến trong 1 ngày. Jeff Bezos không phải tự nhiên trở thành người giàu có nhất thế giới, Warren Buffett, Bill Gates cũng không may mắn và trở thành tỷ phú.

Người giàu trở nên giàu không nhất thiết vì họ được thừa kế tài sản kếch xù. Mà hầu hết họ trở nên giàu có vì xác định được những thói quen quan trọng thay đổi cuộc sống. Họ duy trì thói quen, sống chung với thói quen, cảm nhận thói quen của mình. Muốn thay đổi cuộc sống của mình, thì ta phải thay đổi từ thói quen thường ngày đã. Sau cùng, hãy tự hỏi bản thân câu hỏi này: “Bạn có thực sự muốn cuộc đời mình thay đổi hay không?”

Tiến sĩ Mỹ: Ngủ kiểu này chẳng khác nào tự “đầu độc” cơ thể, hại từ tim đến gan

Theo tiến sĩ Eric Berg, bác sĩ nội khoa ở Mỹ, thường xuyên ngủ không đủ giấc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tiến sĩ Mỹ tiết lộ kiểu ngủ gây hại cho cơ thể

Tiến sĩ Eric Berg, bác sĩ nội khoa ở Mỹ cho biết các khuyến nghị về giấc ngủ đều chỉ ra rằng việc ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại việc ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe.

TS Eric giải thích: “Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể chúng ta phục hồi, giúp đốt cháy chất béo và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, việc ngủ không đủ giấc chẳng khác nào đang tự ‘đầu độc’ cơ thể”.

Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi và tâm trạng thay đổi thất thường, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như đột quỵ, đau tim hoặc tiểu đường.

TS Eric giải thích: “Ngủ không đủ giấc có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm. Lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone adrenaline hơn (hormone xuất hiện khi bạn sợ hãi, tức giận,… khiến tim đập nhanh hơn), đồng thời tuyến thượng thận cũng sẽ sản sinh thêm cortisol để giảm căng thẳng cho cơ thể”.

TS Eric cho biết nếu tình trạng trên diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài, nó có thể gây căng thẳng cho tim.

TS Eric tiếp tục: “Thiếu ngủ mạn tính có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bao gồm cả đau tim, đột quỵ, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường vì cortisol và adrenaline có thể giải phóng đường vào máu khiến lượng đường huyết tăng vọt dù bạn không ăn gì. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng cân và gan nhiễm mỡ”.

Tiến sĩ Mỹ: Ngủ kiểu này chẳng khác nào tự “đầu độc” cơ thể, hại từ tim đến gan - Ảnh 1.

Ngủ không đủ giấc không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thừa cân, béo phì, gan nhiễm mỡ. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu nói gì?

Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Galway, Ireland thực hiện đã phân tích dữ liệu từ 5.000 người và một nửa số này đã từng bị đột quỵ. Kết quả cho thấy những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 3 lần.

Một nghiên cứu khác trên hơn 5000 người do tiến sĩ Yan Liu tại Phòng thí nghiệm về thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe của Trường Y tế Công cộng trực thuộc Đại học Sun Yat-sen Quảng Đông, Trung Quốc chỉ ra rằng những người có chất lượng giấc ngủ vào ban đêm kém và có thời gian ngủ trưa dài có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn.

TS Eric cho biết: “Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, hay thức khuya hoặc ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày, bạn có thể sắp phải đối mặt với các nguy cơ bệnh tật kể trên”.

SHARE