Xác định danh tính 14 nạn nhân tuvong trong vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội: Xót xa hầu hết các nạn nhân đều còn rất trẻ

25

Một ngày sau vụ cháy kinh hoàng tại nhà trọ trong ngõ nhỏ phố Trung Kính, cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 12 nạn nhân xấu số.

Theo UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội), đơn vị chức năng đã xác định được danh tính và nhận diện 11/14 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà trọ tại địa chỉ số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 phố Trung Kính, phường Trung Hòa. Các nạn nhân gồm:

  1. Anh V.V.D. (sinh năm 1998, quê Hải Dương).
  2. Chị N.T.T.H. (sinh năm 2001, quê Bắc Ninh), vợ anh V.V.D.
  3. Anh T.Q.K. (sinh năm 1998, quê Hưng Yên).
  4. N.X.K. (sinh năm 2001, quê Hưng Yên).
  5. Chị N.T.M. (sinh năm 1995, quê Thái Bình)
  6. Bà N.T.T. (sinh năm 1960, chủ nhà trọ).
  7. Anh N.K.H. (sinh năm 1982), con trai bà T.
  8. Anh N.M.X.H. (sinh năm 1997, quê Hà Tĩnh).
  9. Chị P.T.T.H. (sinh năm 1997, quê Hà Tĩnh).
  10. Chị V.T.L. (sinh năm 1999, quê huyện Thạch Thất, Hà Nội), đã được gia đình làm thủ tục đưa về nhà.
  11. Chị N.T.K.O. (sinh năm 1996, quê huyện Thạch Thất, Hà Nội), đã được gia đình làm thủ tục đưa về nhà.

Còn 3 nạn nhân tử vong đang chờ kết quả xét nghiệm ADN để nhận diện là:

  1. Anh M.N.T. (sinh năm 1987, quê Bắc Kạn).
  2. Anh L.T.T. (sinh năm 2000, quê Hưng Yên).

>

  1. Anh V.N.L. (sinh năm 2000, quê Lào Cai).

Hiện trường vụ cháy.

Khoảng 0h30 ngày 24/5, ngôi nhà tại số 1, ngách 43/98/31 Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bốc cháy. Chỉ trong ít phút, lửa bùng lên dữ dội kèm nhiều tiếng nổ.

Khu vực cháy gồm nhà 2 tầng, một tum bố trí sân phơi thoáng và một dãy nhà 3 tầng, mỗi tầng 4 phòng, hành lang hở phía trước. Kết nối giữa hai ngôi nhà là khoảng sân hở khoảng 55m2 được bố trí để xe máy, xe đạp điện.

Đến 0h52 cùng ngày, các đơn vị tiếp cận hiện trường, triển khai chữa cháy, ngăn cháy lan, kết hợp với các mũi trinh sát tìm kiếm, cứu người bị nạn.

Các lực lượng tổ chức phá khóa cổng chính, phá ô cửa sổ tiếp cận bên trong ngôi nhà và cứu được 7 người mắc kẹt, trong đó có 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu.

Đến 1h26, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Qua tìm kiếm, các lực lượng phát hiện 14 người tử vong, 6 người bị thương.

Ngay sau vụ cháy, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh chỉ đạo Công an Thành phố phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để giải quyết, xử lý nghiêm các sai phạm.

Đồng thời, lãnh đạo Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp UBND quận Cầu Giấy tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân và hỗ trợ 50 triệu đồng đối với mỗi trường hợp tử vong, 30 triệu đồng đối với người bị thương.

Bất ngờ ứng dụng giao đồ ăn Hàn Quốc rút khỏi Việt Nam, tài xế không giấu được tiếc nuối: Vì sao như vậy?

Thông tin BAEMIN sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam khiến không ít người bất ngờ. Nhưng bất ngờ hơn là câu chuyện về cách ghi nhận của giới tài xế hợp tác với hãng.

Trong số rất nhiều ứng dụng giao đồ ăn, cái tên BAEMIN đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Ứng dụng nào chào sân tại Việt Nam vào cuối năm 2018, tạo được ấn tượng tốt và thu hút sự chú ý đáng kể với đông đảo người dùng với “đội quân xanh mint” phủ xanh đường phố, những thiết kế với phông chữ đặc trưng và ấn tượng, cũng như những hình tượng nhân vật đại diện thương hiệu như Mèo Mập đáng yêu và shipperman mũ xanh dí dỏm.

Sự ra đi của công ty giao thức ăn đến từ xứ sở Kim Chi có nhiều lý do, gồm áp lực cạnh tranh lớn, chiến lược kinh doanh, đặt trong bối cảnh giai đoạn kinh tế khó khăn cả ở trong nước và thế giới.

Nhưng điều gây bất ngờ lớn mà nhiều người nhận thấy trong vài ngày lại là câu chuyện về cách ghi nhận của giới tài xế hợp tác với hãng này. Vì sao họ mến yêu BAEMIN như vậy?

Câu trả lời được ghi nhận từ rất nhiều ý kiến của giới tài xế bày tỏ những ngày qua là: Hãng giao đồ ăn này chu đáo và tận tâm với các tài xế.

Anh Nguyễn Thành An (sinh năm 1994, sinh sống tại quận Bình Thạnh, TP. HCM) cho biết đã gắn bó với BAEMIN từ năm 2019. Suốt 4 năm qua, anh có rất nhiều kỷ niệm với công ty.

Anh Nguyễn Thành An. Ảnh: NVCC

Tình cờ biết tới BAEMIN, anh An đã nộp hồ sơ xin “đầu quân”. Anh hoàn toàn bất ngờ với chế độ đãi ngộ. Anh cho biết: “Những ngày lễ, tết như tết thiếu nhi 1/6 và Trung thu hay Giáng sinh, công ty đều tổ chức cho các bé con của tài xế. Còn 8/3 và 20/10 thì tài xế nữ cũng được BAEMIN tổ chức tặng hoa và ăn bánh…”

Bên cạnh đó, anh An còn rất hài lòng về chế độ lương thưởng. Công ty có thưởng tuần, thưởng ngày, thưởng khung giờ cao điểm, thưởng đơn hàng xa, thưởng đơn giá trị lớn cho các tài xế.

Ngoài ra, “tiền tips” các bác tài cũng được nhận 100%.

Nguồn thu nhập BAEMIN mang lại cho Thành An khá ổn định. Anh tiết lộ trung bình mỗi tháng sẽ nhận về khoảng 12 triệu đồng. Vào cao điểm của năm 2020, con số có thể lên đến hơn 20 triệu đồng.

“Thật sự khi nghe tin, mình thấy buồn, nghẹn ngào lắm vì đã gắn bó suốt 4 năm qua. BAEMIN cũng đã hết lòng với anh em nên cũng cầu chúc công ty sẽ gặt hái nhiều thành công ở nhiều thị trường khác.”

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Chung cảm xúc với Nguyễn Thành An, anh Trần Đăng Khôi (sinh năm 1992, hiện sống tại Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cảm thấy buồn khi BAEMIN không còn hoạt động tại Việt Nam. Anh làm tài xế cho công ty mới được 2 năm. Năm 2021, do không tìm được việc làm, anh Khôi thử sức làm tài xế công nghệ.

“Làm shipper đồ ăn nhìn chung không nặng nhọc như chở khách. Vào giờ cao điểm như buổi trưa, tôi có thể tranh thủ để kiếm thêm thu nhập. Ngược lại, khi nào ít khách, tôi lại có thời gian đỡ đần vợ con”, anh Khôi cho biết.

Nhờ công ty có đãi ngộ tốt, anh và các đồng nghiệp bớt được một phần áp lực, do đó, phần lớn các anh có thái độ niềm nở với khách. Đăng Khôi bộc bạch: “Phần lớn các khách đều vui vẻ và quý chúng tôi. Sắp tới không còn làm cho BAEMIN, tôi nghĩ mình sẽ hụt hẫng một thời gian.”

Cả anh An và anh Khôi đều khẳng định sẽ làm trọn vẹn với BAEMIN đến ngày cuối cùng hãng này ở Việt Nam.

SHARE