Vụ cháy vào giữa đêm, mọi người mất khả năng phản xạ
00 giờ 46 phút ngày 24/5, Trung tâm thông tin chỉ huy CATP Hà Nội nhận được tin báo cháy xảy ra tại nhà ở gia đình và cho thuê để ở; địa chỉ số 1 ngõ 43/98/31, phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hơn 10 phút sau, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tiếp cận hiện trường. Tại thời điểm này, đám cháy kèm khói đen bao trùm toàn bộ tum mái, cầu thang bộ và hành lang các tầng nhà.
Sau 10 phút chữa cháy, đám cháy cơ bản được khống chế, không để xảy ra cháy lan sang các hộ gia đình liền kề. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tiếp tục tổ chức phun nước chữa cháy, làm mát cấu kiện, tổ chức tìm kiếm người bị nạn và cứu nạn. Đến hồi 01 giờ 26 phút, ngày cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn và thống kê được 14 người tử vong.
Khói và lửa dữ dội khiến căn nhà tan hoang. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Theo nhà chức trách, nguyên nhân khiến nhiều người không thoát ra ngoài được và tử vong trong vụ cháy một phần là do thời điểm bùng phát đám cháy vào ban đêm, khi hầu hết nạn nhân đang ngủ say.
Sau khi khống chế đám cháy, lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường thì nhiều căn phòng không bị cháy toàn bộ, nhiều nạn nhân tử vong được đưa ra ngoài trong tình trạng nguyên vẹn.
Một chuyên gia về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn cho hay, “nếu không phát hiện đám cháy sớm thì với sức khỏe của một người trưởng thành trong khi ngủ chỉ trong vòng 30 giây đến 1 phút hít phải khói đen của đám cháy có thể bị lịm dần đi và mất khả năng kiểm soát và gần như không có cơ hội để thoát ra ngoài”.
Vụ cháy bao trọn tầng 1 – nơi thoát hiểm duy nhất
Ngôi nhà xảy ra cháy được xây dựng với diện tích khoảng 150m2 trên tổng diện tích khu đất xây dựng là 205m2, phần diện tích còn lại khoảng 55m2 là sân trống. Tất cả các căn phòng trong ngôi nhà này đều được nối với hành lang thoáng, dễ dàng nhảy xuống sân nếu có sự cố xảy ra.
Tuy nhiên, khoảng sân 55m2 là sân trống bố trí để xe máy, xe đạp, xe đạp điện. Lúc vụ cháy xảy ra, toàn bộ khoảng sân này bao trùm trong ngọn lửa, những người trong nhà không thể nhảy xuống để thoát thân.
Trong khi đó, các hướng còn lại của nhà trọ bị bịt kín vì nằm sát các nhà bên cạnh. Phía tầng tum của ngôi nhà thấp hơn các căn nhà xung quanh nên các nạn nhân không thể trèo sang nhà hàng xóm để thoát hiểm.
Khoảng sân trống là lối thoát hiểm duy nhất thì lại là nơi cháy dữ dội nhất. Ảnh: Vietnamnet
Hơn nữa, ngôi nhà nằm sâu trong ngõ nhỏ cách mặt phố Trung Kính khoảng 200m, ngõ chỉ đủ cho 2 xe máy tránh nhau nên xe chữa cháy không thể tiếp cận. Việc cảnh sát PCCC mất thời gian nối tới 200m dây để đưa vòi nước tới hiện trường chữa cháy đã khiến các nạn nhân giảm bớt tỷ lệ cứu nạn trong thời gian vàng.
Căn nhà bị cháy nhìn từ trên cao. Ảnh: Dân Trí
<
Là người cứu nạn, cứu hộ trực tiếp tại hiện trường vụ cháy, anh Phan Quốc Việt, Đội trưởng đội cứu hộ FAS Angel cho biết trên báo Người lao động rằng: “Hiện trường vụ cháy rạng sáng nay và vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong ở Khương Hạ (Thanh Xuân, TP Hà Nội) có nhiều điểm giống nhau là không có lối thoát”.
“Chúng tôi phải đi qua khu để xe mới vào được nhà trọ, khi ngọn lửa bén vào các xe đã bịt lối thoát nạn. Khi dập tắt được ngọn lửa, những chiếc xe này chỉ còn trơ khung sắt”- anh Việt kể với nguồn trên.
Nhiều xe máy, xe điện bị thiêu rụi sau vụ hoả hoạn. Ảnh: NLĐ
Cửa trang bị nhiều lớp khóa, phải phá khóa, đập tường mới cứu được người
Công an TP Hà Nội cho biết, khi đến hiện trường vụ cháy, lực lượng phải phá khóa cổng chính thì mới tiếp cận được khu vực cháy qua sân chính, lối vào các phòng trọ thì mới cứu được 3 người.
Đồng thời, người dân và lực lượng chức năng phải phá ô cửa sổ trên bề mặt tường ngoài tầng 2, sử dụng thang dây cứu nạn của nhà dân trang bị mới cứu được thêm 4 người khác.
Cảnh sát phải phá khoá cổng chính, phá ô cửa sổ của căn nhà xảy ra hoả hoạn. Ảnh: CA TP HN
Hàng xóm của căn nhà cũng cho biết, họ nghe thấy tiếng nổ, phát hiện cháy từ sớm nhưng không thể làm gì được vì cửa khóa trong khóa ngoài vô cùng cẩn thận. Ngôi nhà xảy ra cháy rất gần với điểm chữa cháy công cộng, chỉ cách chưa đầy 30m với đầy đủ trang thiết bị sơ cấp nhưng ngọn lửa bùng lên “nuốt chửng” căn nhà.
“Lúc đầu mọi người dùng mọi thứ để đập phá cửa, hô khản cổ. Sau đó một số người to cao ở nhà bên cạnh dùng vật cứng đập bức tường để cứu một số nạn nhân, đúng lúc này cảnh sát đã đến kịp thời đưa một số người ra, ít phút sau thì lửa bao trùm nên bất lực”, nhân chứng kể.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 14 người chết, rà soát loại hình nhà trọ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát lại các quy định của pháp luật và điều kiện về phòng cháy, chữa cháy liên quan đến việc kinh doanh, cho thuê trọ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 3/7.
Bên cạnh đó, kiểm tra, phân loại, có ngay giải pháp về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở cho thuê trọ, dứt khoát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho người dân, nhất là ở các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn trong dịp nắng nóng sắp tới.
Tranh cãi không hồi kết về việc ‘dùng vòi xịt rửa hay giấy vệ sinh tốt hơn’: Chuyên gia nói gì?
Bạn có thể dùng vòi xịt với áp lực nước vừa phải để rửa trôi chất thải, sau đó lau nhẹ nhàng bằng giấy vệ sinh.
Vòi xịt vệ sinh là vật dụng phổ biến trong nhà vệ sinh của nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, theo thói quen của từng người và theo văn hóa của nhiều quốc gia mà cuộc tranh cãi nên dùng vòi xịt hay giấy vệ sinh đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết.
Vậy, về phía các chuyên gia có ý kiến ra sao?
Theo tiến sĩ Evan Goldstein, bác sĩ phẫu thuật trực tràng ở New York (Mỹ), sử dụng vòi rửa vệ sinh là cách lý tưởng để làm sạch sau khi đi vệ sinh, theo tờ Business Insider.
Nên dùng giấy vệ sinh hay vòi xịt rửa?
Lau bằng giấy vệ sinh về cơ bản dây bẩn phân xung quanh mà không thực sự làm sạch. Theo tiến sĩ Goldstein, nó giống như giẫm phải phân và chỉ lau bằng giấy chứ không phải rửa sạch giày.
Lau bằng giấy vệ sinh có thể gây rách hậu môn
Tiến sĩ Goldstein phân tích, giấy vệ sinh không những không làm sạch tốt, mà còn có thể dẫn đến thương tích.
Giấy vệ sinh khô gây cọ xát, vì vậy nếu lau quá mạnh hoặc quá nhiều lần, lớp da mỏng ở hậu môn có thể bị rách, gây chảy máu hoặc đau đớn.
Giải pháp, theo tiến sĩ Goldstein, là sử dụng vòi rửa vệ sinh, nếu có thể.
Tuy nhiên, tiến sĩ Goldstein cho biết, nếu bạn không thể sử dụng vòi rửa vệ sinh, hãy dùng giấy vỗ nhẹ thay vì lau mạnh để tránh tạo ra quá nhiều ma sát và gây rách hậu môn.
Một quan niệm sai lầm phổ biến khi vệ sinh cho trẻ em là sử dụng khăn ướt thay vì giấy vệ sinh thông thường. Khăn ướt sẽ loại bỏ các vi khuẩn có lợi bảo vệ hậu môn của trẻ khỏi nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm, từ đó trẻ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Nên kết hợp cả hai
Các chuyên gia cho rằng dùng vòi xịt gắn vào bồn cầu là cách tuyệt vời nhất để vệ sinh
Tiến sĩ Evan Goldstein, bác sĩ phẫu thuật hậu môn nổi tiếng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật hậu môn Bespoke (Mỹ), khuyên nên dùng vòi rửa thay cho lau chùi bằng giấy vì nhiều lý do. Ông thường khuyên bệnh nhân của mình sử dụng vòi rửa, vì vòi rửa có thể loại bỏ bất kỳ chất bẩn còn sót lại nào. Vòi rửa là cách tốt nhất để vệ sinh hậu môn, tuyệt vời nhất là hệ thống phun gắn trực tiếp vào bồn ngồi vệ sinh, theo nhật báo Mỹ The Washington Post.
Tuy nhiên, tiến sĩ Goldstein lưu ý rằng vẫn cần phải lau nhẹ bằng giấy sau khi rửa bằng vòi, nếu không, độ ẩm còn lại có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.
Tiến sĩ Christine Lee, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết, vòi rửa rất hữu ích cho những người có vấn đề về vận động, như người bị viêm khớp, béo phì hoặc bệnh Parkinson.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gerontologist cho thấy vòi rửa là cách vệ sinh thoải mái và sạch sẽ nhất đối với cư dân viện dưỡng lão từ 75 tuổi trở lên.
Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng vòi rửa có thể giúp ích cho người bệnh trĩ và nứt hậu môn, vì nó làm giảm áp lực trong trực tràng và nhẹ nhàng. Và những người bị ngứa hậu môn, thường thận trọng để tránh giấy vệ sinh, mà dùng vòi rửa.
Dùng vòi xịt ra sao để an toàn?
Trước khi sử dụng vòi xịt, người dùng nên thử phun vòi xịt ra sàn nhà vệ sinh để kiểm tra áp lực và lượng nước lớn ra sao. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng vòi xịt, người dùng nên dùng giấy vệ sinh lao sơ qua phần đầu của dụng cụ.
Hãy kiểm tra áp lực nước trước khi sử dụng vòi xịt để tránh bị thương
Khi sử dụng vòi xịt, hãy đảm bảo rằng các vật dụng của bạn như quần áo, tư trang đã được đặt ở một khoảng cách thích hợp để tránh nước từ vòi xịt làm ảnh hưởng đến các vật dụng này.
Trong quá trình sử dụng, người dùng nên hướng vòi xịt theo góc nghiêng lên trên để chất bẩn rơi xuống bồn cầu. Người dùng nên điều chỉnh áp lực nước một cách chậm rãi, tránh sử dụng theo hướng thẳng đứng với áp lực nước cao.
Một nghiên cứu đã ghi nhận nhiều trường hợp nứt hậu môn do sử dụng vòi xịt với áp lực mạnh từ 1 đến 5 phút. Do đó, người dùng nên sử dụng vòi xịt rửa vệ sinh với áp lực nước bình thường.
Theo các đánh giá, vòi xịt là công cụ thay thế lý tưởng cho giấy vệ sinh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc dụng cụ này không có nhược điểm hoặc rủi ro khi sử dụng. Theo Healthline, nếu bạn có hệ thống miễn dịch yếu, hãy cân nhắc khi sử dụng vòi xịt. Chẳng hạn, phụ nữ lạm dụng vòi vệ sinh có thể làm mất cân bằng pH âm đạo, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.