Cách thoát hiểm khi cháy nhà trọ, nhà đất

20

Những sự cố hỏa hoạn đã và đang liên tục gây ra nhiều thiệt hại thương tâm về tính mạng và tài sản. Khi điều tra nguyên nhân các đám cháy, bên cạnh những lý do khách quan khó lường, chúng ta cũng thường gặp lại một số nguyên nhân quen thuộc như: không lắp đặt hệ thống báo cháy hoặc hệ thống báo cháy không hoạt động. Đặc biệt, một thực trạng phổ biến là đa phần các nạn nhân đều lúng túng và làm lãng phí thời gian ít ỏi vì không được trang bị đầy đủ các kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy.

cháy nhà trọ, cháy nhà đất, kiến thức

Vậy phải làm sao để thoát hiểm khi cháy nhà trọ, nhà mặt đất? (Ảnh minh họa)

 

Khi phát hiện ra đám cháy

Theo thống kê, trên 50% vụ hỏa hoạn tại nhà sẽ xảy ra trong khoảng 11 giờ tối đến 7 giờ sáng, đỉnh điểm trong khoảng từ 2 giờ đến 5 giờ sáng, là thời gian mọi người đều đang chìm sâu trong giấc ngủ. Tỷ lệ tử vong cao nhất xuất hiện tại những ngôi nhà không lắp hệ thống báo cháy hoặc hệ thống báo cháy không làm việc. Hơn 90% nguyên nhân tử vong đến từ việc bị ngạt khói chứ không phải là bị bỏng bởi khói trong đám cháy có rất nhiều khí độc.

Do vậy, nếu bạn chợt tỉnh dậy và phát hiện nhà mình đang có cháy, hãy:

– Ngay lập tức đánh thức mọi người xung quanh.

– Tìm cách dập lửa bằng nước, bình chữa cháy… Tuy nhiên chỉ thử dập lửa khi đám cháy nhỏ, tránh lãng phí thời gian thoát nạn của mình.

– Trong trường hợp đã nhiều khói, lấy khăn thấm nước bị mũi miệng để lọc không khí; thấm ướt chăn hoặc áo để choàng lên người.

– Gọi số cứu hỏa khẩn cấp 114

(Lưu ý: gọi 114 hoàn toàn miễn phí và không cần mã vùng)

Trên đường thoát hiểm

– Luôn nhớ tìm lối thoát hiểm theo cầu thang bộ, mái nhà, ban công, cửa sổ tầng thấp. Tuyệt đối không được sử dụng thang máy (với nhà đất cao tầng có lắp đặt thang máy).

– Bịt mũi, miệng bằng khăn ướt, đi khom lưng, cúi thấp người, thậm chí bò thấp dưới sàn khi di chuyển tìm đường thoát hiểm. Hạ thấp trọng tâm người sẽ giúp hạn chế lượng khói độc mà bạn hít phải.

– Trên đường di chuyển, nếu gặp cửa cần mở, phải quan sát xem có thể mở hay không vì rất có thể đằng sau cánh cửa đó là đám cháy.

+ Quan sát bằng cách kiểm tra có làn khói chui vào qua các khe cửa không, có khói bốc lên từ phía dưới cửa không.

cháy nhà trọ, cháy nhà đất, kiến thức

+ Nếu không, kiểm tra tiếp bằng cách đặt mu bàn tay lên tay nắm cửa hoặc cánh cửa. Nếu nơi tiếp xúc ấm hoặc nóng, không được mở cửa. Hãy tìm đường khác (cửa sổ, ban công…). Nếu nơi tiếp xúc mát và không có khói tràn qua khe cửa, hãy mở cửa thật chậm. Nếu không có khói, hãy tiếp tục thẳng tiến đến vị trí thoát hiểm.

Lưu ý: Phải kiểm tra nhiệt bằng cánh đặt mu bàn tay lên tay nắm cửa để nếu vật tiếp xúc có nhiệt nóng, chúng ta sẽ rụt tay lại. Còn nếu sử dụng lòng bàn tay, theo phản xạ tự nhiên, tay chúng ta sẽ co lại, vô tình nắm chặt vật tiếp xúc hơn, gây ra bỏng.

– Trên đường di chuyển, nếu có thể, hãy đóng tất cả các cánh cửa không cần thiết để cô lập và ngăn chặn ngọn lửa lan nhanh.

– Sau khi thoát hiểm thành công, hãy kiểm tra lại số người trong gia đình bạn.

– Đặc biệt, cần nhớ, tuyệt đối không quay lại bởi ngọn lửa lúc này có nguy cơ bùng cháy dữ dội bất cứ lúc nào. Nếu vẫn còn người mắc kẹt, hãy chờ xe cứu hỏa tới.

Khi bị mắc kẹt trong đám cháy

– Nếu đám cháy đã khá to và lối thoát hiểm đã dày đặc khói, hãy bình tĩnh tìm một phòng có cửa sổ hoặc nếu không thể, hãy quay về phòng đóng chặt cửa. Cản khói chui vào phòng bằng cách chặn các khe hở bằng khăn trải giường, quần áo, chăn, băng dính và chờ lực lượng cứu hỏa tới giải cứu.

cháy nhà trọ, cháy nhà đất, kiến thức

– Trong trường hợp quần áo của bạn bị bén lửa, hãy bình tĩnh nằm xuống đất, lăn qua lăn lại để dập lửa, tránh hoảng loạn chạy vòng quanh khiến lửa lan nhanh hơn.

Một số lưu ý

cháy nhà trọ, cháy nhà đất, kiến thức

(Ảnh minh họa)

– Khi thoát hiểm, không nên cố gắng đem theo đồ đạc, tránh lãng phí thời gian một cách vô ích.

– Khi mắc kẹt trong đám cháy, tuyệt đối không nấp dưới giường, trốn trong tủ quần áo… vì khi đó đội cứu hỏa sẽ rất khó tìm thấy bạn.

– Không chui vào nhà vệ sinh và xả nước, nước có thể làm bạn bị bỏng và xả nước sẽ gây ra khói nhiều hơn.

Mỹ: Cô giáo bị học sinh đánh bất tỉnh trong phòng học, thủ phạm đối mặt bản án 30 năm tù

Sau khi bị bắt, cậu học sinh đã khai nhận động cơ hành hung cô giáo.

Tháng 10/2023, một giáo viên ở Florida (Mỹ) bị học sinh đánh bất tỉnh. Video ghi lại toàn bộ vụ việc được lan truyền nhanh chóng.

Brendan Depa (17 tuổi) đã tấn công giáo viên Joan Naydich một cách thô bạo tại phòng học. Trong video có thể thấy cậu học sinh đá, đấm vào lưng và đầu cô hơn 10 lần, trước khi có người đến can ngăn.

Khi được hỏi lý do, Depa khai rằng cậu tấn công Naydich vì cô yêu cầu cậu ngừng chơi điện tử. Theo New York Post, cậu học sinh 17 tuổi phải đối mặt với án tù lên tới 30 năm vì tội hành hung.

Trước khi bị bắt, Depa thậm chí đã đe dọa sẽ giết cô Joan!

Mỹ: Cô giáo bị học sinh đánh bất tỉnh trong phòng học, thủ phạm đối mặt bản án 30 năm tù - Ảnh 1.

Cô Joan Naydich. Ảnh: News Journal

Depa được cho là mắc chứng tự kỷ. Điều này có thể giúp cậu giảm mức án xuống quản chế. Tuy nhiên, Thẩm phán Terrence Perkins mới là người đưa ra quyết định.

Trước khi bị bắt vì hành hung giáo viên, Depa đã từng bị bắt 3 lần. Hiện, đối tượng này vẫn đang bị điều tra trước khi có quyết định cuối cùng.

Trong một cuộc phỏng vấn, cô Joan Naydich bày tỏ: “Tôi hy vọng rằng sự việc này sẽ là lời cảnh báo cho tất cả mọi người. Tôi hy vọng không có ai phải đối mặt với việc tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần.”

Vì sao có những học sinh có xu hướng bạo lực?

Trường hợp ở trên hẳn khiến không ít người phải suy ngẫm. Vậy tại sao lại xuất hiện những tình trạng như thế?

Các chuyên gia tâm lý học cho rằng những sản phẩm điện tử, thiết bị thông minh đang là một phần nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Ví dụ như điện thoại di động, video trò chơi hay, vô vàn các hình ảnh, thông tin khác mà trẻ tiếp nhận từ internet.

Chúng không chỉ hấp dẫn, dễ thu hút sự chú ý mà còn có thể gây nghiện, tạo ra nhiều hậu quả không tốt cho sự phát triển sau này của trẻ em.

Không khó để gặp những trường hợp trẻ em bất mãn và có hành vi đánh người lớn đều xuất phát từ tình huống cha mẹ ngăn cấm con chơi game. Nhiều bé sẵn sàng tỏ thái độ vô cùng bực bội, cáu kỉnh, sau đó cho dù phụ huynh có bắt con đi học bài hay làm bất cứ điều gì chúng đều không thể tập trung và hoàn thành tốt.

Khi sự bất mãn tích tụ lòng đạt tới điểm giới hạn, nó sẽ phải bùng nổ, làm ra những hành vi kích động như cãi nhau, thậm chí đánh cả cha mẹ, thầy cô.

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng các gia đình nên hạn chế trẻ tiếp xúc cùng những nguồn năng lực tiêu cực hay kích thích, nhất là những hình ảnh và video khó kiểm soát trên mạng internet.

Mỹ: Cô giáo bị học sinh đánh bất tỉnh trong phòng học, thủ phạm đối mặt bản án 30 năm tù - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Therapy Source

Không dừng lại ở đó đó, yếu tố gia đình cũng tác động đến nhận thức của những đứa trẻ.

Nhà Tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Albert Bandura từng làm nhiều thí nghiệm về các hành vi bạo lực mắc phải ở trẻ em cũng khẳng định quan điểm này. Ông nhận thấy, trẻ chứng kiến, sống trong môi trường bạo lực hung hăng hơn nhiều so với những đứa trẻ khác.

Bên cạnh việc sống trong môi trường bạo lực thì chính việc cha mẹ cưng nựng, chiều chuộng con quá đà cũng gây nên hậu quả tiêu cực. Lúc này, sự chiều chuộng thái quá đã trở thành đồng lõa với bạo lực!

Một khi người lớn sử dụng bạo lực trước mắt trẻ thì họ đang gián tiếp gửi đi thông điệp: Bạo lực được cho phép! Những đứa trẻ này đã quen với việc người lớn sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, ngược đãi bạn đời nên dễ có xu hướng học theo thói xấu này. Và bạo lực dần lây lan qua các thế hệ.

Muốn con cái hoàn toàn thoát khỏi “sự khống chế” của điện thoại di động không thể thiếu đi sự tham gia của người thân và bạn bè xung quanh trẻ. Hãy dành cho con thêm sự giúp đỡ, quan tâm và hỗ trợ trong cuộc sống, đừng bỏ mặc để tính cách tiêu cực phát triển bên trong con trẻ.

SHARE