Cô gái 24 tuổi bị thủng dạ dày vì 1 sai lầm khi uống cà phê buổi sáng rất nhiều người mắc

413

Giống như rất nhiều người trẻ tuổi khác, Tiểu Hạ (tên nhân vật đã được thay đổi ) luôn bắt đầu ngày mới với một cốc cà phê. Cô năm nay 24 tuổi, đang làm nhân viên truyền thông tại Đào Viên (Đài Loan, Trung Quốc). Theo chia sẻ của Tiểu Hạ, thói quen này giúp cô tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, một cốc cà phê thực sự là “cứu cánh” cho cô vào những ngày thức khuya, căng thẳng hay không kịp ăn sáng.

Gần đây, cô phát hiện ra mình sụt cân, đau bụng âm ỉ, ăn uống không ngon miệng như trước. Thậm chí còn trở nên nhạy cảm với đồ ăn, rất dễ đầy bụng và buồn nôn. Tuy nhiên, vì quá bận rộn nên Tiểu Hạ không quá để tâm, chỉ tự mua thuốc tiêu hóa về uống. Cho đến một tuần trước, cơn đau bụng của cô trở nên dữ dội, cả người không còn sức lực đến mức phải nhờ đồng nghiệp đưa đến bệnh viện trong giờ làm.

Cô gái 24 tuổi bị thủng dạ dày vì 1 sai lầm khi uống cà phê buổi sáng rất nhiều người mắc - Ảnh 1.

Cô gái trẻ bị viêm loét, thủng dạ dày vì uống cà phê khi bụng đói vào buổi sáng (Ảnh minh họa)

Luo Jialin – bác sĩ điều trị cho Tiểu Hạ cho biết, cô gái trẻ bị viêm loét dạ dày cấp tính dẫn tới thủng dạ dày. Ngay lập tức cô được chuyển tới phòng cấp cứu để phẫu thuật, may mắn là tình trạng đã được kiểm soát tốt và không ảnh hưởng tới tính mạng.

Hai ngày sau ca phẫu thuật, Tiểu Hạ được chuyển sang phòng bệnh thường. Khi trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình, cô tỏ ra ngạc nhiên vô cùng khi biết thói quen uống cà phê buổi sáng của mình lại là nguyên nhân gây viêm loét, thủng dạ dày nguy hiểm. Bởi vì từng nghe nói uống cà phê đen có thể hại dạ dày và làn da nên cô luôn uống latte – một loại cà phê sữa khá ngọt.

Khi phân tích về ca bệnh này trên chương trình “Doctor Is So Hot”, bác sĩ Luo Jialin cảnh báo rằng có 2 thời điểm không nên uống cà phê đó là khi bụng đói và lúc đang căng thẳng hay tức giận. Với trường hợp của bệnh nhân, cô gái này thường xuyên uống cà phê khi bụng đói. Đặc biệt, gần đây để giảm cân cô còn dùng cà phê sữa thay thế luôn cho bữa sáng. Nếu quá đói, cũng chỉ ăn thêm một vài miếng trái cây.

“Phải khẳng định rằng, dù là cà phê sữa hay bất kỳ loại cà phê nào thì cũng không nên uống khi đói. Nhất là buổi sáng khi cơ thể thiếu năng lượng và dịch tiết dạ dày chưa ổn định, đường huyết dễ bị tác động. Caffeine trong cà phê và protein trong sữa đều thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày quá mức. Trong trường hợp đã ăn sáng và có thức ăn ở đáy dạ dày thì dù axit trong dạ dày có tăng lên vẫn có thể bị hòa tan và loãng đi. Vị đắng của cà phê cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng xấu tới niêm mạc, sự co thắt và tiết axit ở dạ dày.

Còn protein trong sữa sau khi vào dạ dày sẽ được hệ tiêu hóa phân giải thành các loại acid amin, sau đó mới được hấp thụ. Nếu bạn uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành acid amin, thành phần acid amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại” – Luo Jialin giải thích.

Cô gái 24 tuổi bị thủng dạ dày vì 1 sai lầm khi uống cà phê buổi sáng rất nhiều người mắc - Ảnh 2.

Uống cà phê loại nào khi đói cũng gây hại cho sức khỏe, nhất là với dạ dày (Ảnh minh họa)

Cô gái này còn thường không ăn thêm gì sau khi uống cà phê, hoặc chọn trái cây có vị chua để giảm béo nên càng không tốt cho dạ dày. Tất cả những điều kể trên hiệp đồng lại, lâu ngày gây tổn thương, viêm loét dạ dày. Mặc dù xuất hiện nhiều triệu chứng viêm loét dạ dày như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, đi ngoài phân đen… nhưng bệnh nhân vẫn chủ quan, dẫn tới biến chứng thủng dạ dày. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, bác sĩ Luo Jialin cũng cảnh báo rằng uống cà phê lúc đói buổi sáng còn gây tăng đường huyết lên tới 50%. Nếu duy trì lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Nó cũng có thể kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy và nôn nao. Đồng thời tác động không tốt tới não bộ, nhịp tim và tăng cảm giác căng thẳng. Hãy luôn ăn sáng rồi mới được uống cà phê, dù là loại cà phê nào đi nữa.

Mẹo xử lý kính ô tô bị mờ hơi nước, đảm bảo kính luôn thông thoáng bất chấp thời tiết nồm ẩm hay sương mù dày đặc

Vào mùa xuân, không khí lạnh kết hợp với độ ẩm cao ở bên ngoài sẽ dẫn tới hiện tượng mờ cửa kính ô tô, gây khó chịu cho lái xe vì tầm quan sát bị hạn chế, dễ dẫn đến tai nạn.

Cách loại bỏ hơi nước đọng trên kính chắn gió

Hiện tượng cửa kính ô tô bị mờ xuất phát từ sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và trong; khi không khí ẩm và ấm bên trong xe tiếp xúc với kính lạnh sẽ ngưng tụ và gây ra hiện tượng nước đọng từng hạt li ti trên cửa kính.
Mẹo xử lý kính ô tô bị mờ hơi nước và kinh nghiệm lái xe khi trời sương mù - 1Lau kính chắn gió bằng vải sạch hoặc miếng gạt mưa có thể nhanh chóng loại bỏ hơi nước đọng trên kính, nhưng chỉ ở mặt ngoài (Ảnh: ST).

Nếu xe có chức năng sấy kính, hãy sử dụng; nếu không, cách tốt nhất là bật quạt thông gió. Hãy cố gắng giảm nhiệt độ trong xe, vì lúc này, không khí ấm và ẩm chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn. Gió lạnh từ quạt vẫn ấm hơn kính và giúp làm khô kính; sau đó bạn có thể từ từ tăng nhiệt độ để giảm mức chênh lệch so với môi trường bên ngoài.

Đừng bật điều hòa ở chế độ lấy gió trong, nhất là khi nhiệt độ bên ngoài quá lạnh. Chế độ này sẽ làm ấm xe nhanh hơn nhưng vẫn giữ hơi ẩm lại bên trong. Hãy hút không khí mát mẻ trong lành từ bên ngoài vào và đẩy không khí cũ, ẩm thoát ra ngoài.

Ngoài việc sử dụng chế độ lấy gió ngoài, tài xế có thể hạ cửa kính xuống 10-15 cm để gió lùa từ ngoài vào trong xe, giúp cân bằng nhiệt độ.

Có mẹo nào ngăn nước tụ trên kính lái không?

Câu trả lời là Có. Một số mẹo nhỏ có thể giúp ngăn và giảm tình trạng mờ kính lái xe khi bật sưởi vào mùa đông.

Trước tiên, bạn hãy chú ý hạn chế để các đồ bị ướt, như áo khoác, ô, khăn lau ẩm… bên trong xe, vì chúng sẽ làm tăng độ ẩm.

Để giảm độ ẩm trong xe, bạn hãy thử đổ cát thủy tinh vào trong tất sạch, buộc túm lại rồi đặt 1-2 chiếc trên táp-lô. Có thể tìm mua cát thủy tinh ở nơi bán đồ nuôi chó, mèo. Cát thủy tinh thường dùng để rải ở chỗ đi vệ sinh cho mèo, với tác dụng ngăn mùi và hút ẩm.

Một cách khác giúp tránh tình trạng mờ kính lái là dùng kem cạo râu. Bạn hãy phun một lượng nhỏ bọt cạo râu vào khăn mềm rồi chà lên kính lái (mặt trong). Sau đó dùng khăn khô và sạch để lau. Cách này sẽ giúp ngăn hơi nước bám vào kính lái.

Kinh nghiệm lái xe an toàn khi trời sương mù

Lưu ý trước tiên là như đã đề cập ở trên, sương mù có thể làm giảm tầm nhìn xuống còn 0,5km hoặc thấp hơn, tùy độ dày, nên nếu không thật cần thiết, hãy lùi thời điểm khởi hành đến khi hết sương tan bớt – thường là buổi trưa hoặc chiều. Trong trường hợp bắt buộc, hoặc lỡ phải di chuyển trong điều kiện sương mù dày đặc, hãy nhớ bật đèn xe, nhưng không nên bật đèn pha, gây phản chiếu sương mạnh hơn, ảnh hưởng xấu thêm đến tầm nhìn.

Thứ hai, dù không thể loại bỏ hoàn toàn hơi nước đọng trên kính lái, nhưng việc dùng cần gạt nước sẽ giúp cải thiện tầm nhìn.
Mẹo xử lý kính ô tô bị mờ hơi nước và kinh nghiệm lái xe khi trời sương mù - 2Trời sương mù dày đặc ảnh hưởng lớn đến khả năng quan sát và xử lý tình huống của tài xế (Ảnh: Phượng Vũ).

Thứ ba, hãy kiểm soát tốc độ. Trời nhiều sương có thể tạo cảm giác bạn đang đi chậm trong khi thực tế là bạn đang tăng tốc. Hãy duy trì tốc độ ổn định, chậm hơn so với bình thường để có thể quan sát và kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ, đồng thời giúp các phương tiện khác tránh mình dễ hơn.

Thứ tư, do tầm quan sát bị hạn chế, hãy đi đúng phần đường, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và không vượt nếu không cần thiết. Khi muốn vượt xe khác, bạn cần ra tín hiệu trước và giữ tín hiệu đủ lâu để các phương tiện xung quanh nhận ra xe của bạn. Khi vượt, cần tăng tốc dứt khoát theo đường thẳng và nhanh chóng di chuyển về đúng phần đường dành cho xe mình.

Cuối cùng, nếu có việc bất khả kháng phải dừng/dỗ, hãy cố gắng đưa xe vào lề đường khẩn cấp hoặc tìm một khoảng trống tránh xa đường đi để tránh bị xe khác đâm phải và nhớ bật đèn báo hiệu khẩn cấp (hazard), đồng thời tắt các loạt đèn có ánh sáng trắng.

SHARE