Thời xưa, hoàng đế thị tẩm xong thường để thái giám treo ngược phi tần lên: Vì sao?

28

Thời kỳ phong kiến Trung Hoa, có rất nhiều quy tắc được đặt ra trong cung cấm. Một số phi tần sau khi được Hoàng đế thị tẩm lại bị treo ngược lên. Mục đích để làm gì?

Treo ngược phi tần sau khi thị tẩm để làm gì?

Thời phong kiến Trung Hoa xưa, vị trí thiên tử của Hoàng đế được coi là vô cùng quan trọng. Tất cả mọi việc liên quan đến Hoàng đế đều được coi trọng. Thị tẩm cũng là một trong những việc vô cùng quan trọng để duy trì huyết thống hoàng gia.

Có rất nhiều quy định đặt ra khi một phi tần nào đó được Hoàng đế thị tẩm. Đặc biệt, vấn đề cho phép giữ hoặc không giữ “giống rồng” sau mỗi đêm thị tẩm.

Mục đích của việc làm này là để ép

Mục đích của việc làm này là để ép “long tinh” đã có của Hoàng đế trong người Phi tần từ từ chảy toàn bộ ra ngoài.

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, sau khi Hoàng đế sủng hạnh phi tần, đích thân thái giám phụ trách sẽ đến hỏi Hoàng đế liệu có muốn giữ lại hay không? Câu hỏi này có 2 ý nghĩa bao hàm. Thứ nhất là có Hoàng thượng có muốn đưa vị phi tần kia đi tắm rửa sạch sẽ và sau đó cho rời khỏi tẩm cung hay không? Thứ hai là Hoàng đế có giữ lại giống rồng hay không, có cho phép phi tần kia có cơ hội mang thai hay không.

Nếu Hoàng đế trả lời “không giữ”, thái giám lúc đó sẽ có những biện pháp khiến nữ nhân đó không thể giữ lại giống rồng đề có cơ hội mang thai. Dĩ nhiên, đa phần các cách thức giải quyết vấn đề này đều rất đau khổ, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người phụ nữ sau đó.

Một trong những phương pháp phổ biến và được nhiều thái giám thực hiện đó là sẽ ấn vào một huyệt đạo trên mông của người phi tần vừa được sủng hạnh. Sau đó, thái giám sẽ tiến hành liên tục xoa bóp bụng của phi tần đó. Trong quá trình thực hiện, thái giám phải vừa xoa và vừa dùng lực ấn mạnh vào các vị trí quan trọng ở phần bụng. Mục đích của việc làm này là để ép “long tinh” đã có của Hoàng đế trong người Phi tần từ từ chảy toàn bộ ra ngoài. Do đó, phi tần này hoàn toàn không còn cơ hội để mang long thai.

Cuộc sống phi tần trong cung không hề dễ dàng và sung sướng.

Cuộc sống phi tần trong cung không hề dễ dàng và sung sướng.

Ngoài ra, một phương pháp khác cũng được các thái giám sử dụng nhiều không kém đó chính là “treo ngược”. Tuy nhiên, phương pháp này so với phương pháp xoa bóp có vẻ tổn hại nặng nề hơn rất nhiều. Cụ thể, sau khi Hoàng đế đã quyết định “không giữ” khả năng mang thai của phi tần, các thái giám sẽ đưa Phi tần đó ra ngoài. Sau đó, họ dùng dây treo ngược nữ nhân đó lên. Tiếp đến, họ lau rửa hạ thân hay chính là vùng kín của phi tần đó bằng nước pha bột nghệ tây. Việc làm này đảm bảo tinh trùng của Hoàng đế trong cơ thể phi tần sẽ bị tiêu triệt hoàn toàn và triệt để.

Được biết, nghệ tây là công cụ nổi tiếng giúp tránh thai khẩn cấp thời Trung hoa cổ đại. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong Hoàng cung và một số cũng được sử dụng ở lầu xanh. Theo kinh nghiệm thời xưa, dùng nghệ tây sau khi quan hệ để rửa sạch sẽ vùng bí mật thì không còn chuyện mang thai ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, phương pháp treo ngược và rửa bằng nghệ tây được cho là rất có hại cho cơ thể, đặc biệt là đường sinh sản của nữ nhân. Ngoài ra, cách treo ngược người để lau chùi vùng tư mật sẽ gây ra quá nhiều tổn thương tâm lý nặng nề cho Phi tần. Hầu hết những thê thiếp bị ép phá thai theo cách này, sau đó đều sống trong tình trạng còn tệ hơn cả cái chết.

SHARE