Không nên đến nhận phòng trễ, cần xả bồn cầu khi mới nhận phòng vì có thể có “khách” không mời mà đến là những bí mật ít chủ khách sạn muốn người thuê biết.
Dưới đây là 5 bí mật được các chuyên gia du lịch bật mí về những điều mà hầu hết chủ khách sạn không muốn người thuê biết cũng như cách phòng tránh.
Ấm đun nước không thường xuyên được làm sạch
Nhiều vật dụng trong phòng khách sạn sẽ được dọn dẹp, lau chùi hàng ngày bởi phục vụ phòng. Nhưng ấm đun nước thì không. Các chuyên gia cảnh báo du khách không bao giờ dùng ấm trước khi kiểm tra kỹ lưỡng bên trong xem chúng có sạch không, có bị nấm mốc không và thậm chí là ngửi xem có mùi khó chịu hay không.
Đồ trong quầy mini bar không hẳn sạch sẽ 100%
Theo các chuyên gia, minibar cũng không được đánh giá là sạch sẽ và an toàn tuyệt đối. Một nhân viên khách sạn tại Anh cho biết từng gặp trường hợp khách hàng đi tiểu vào một chai nước trong quầy minibar.
Có thể bị mất phòng nếu đến quá muộn
Bạn có thể bị mất phòng nếu đến nhận phòng quá muộn. Nhiều nhân viên lễ tân khách sạn đã thừa nhận không ít cơ sở lưu trú bình dân cố tình bán ra số phòng vượt quá số lượng họ có để tối đa hóa lợi nhuận dựa trên giả định một số khách sẽ hủy phòng hoặc không đến vào phút chót.
Tủ quần áo, ngăn kéo tủ đầu giường chưa chắc đã sạch
Phục vụ phòng sẽ làm nhiệm vụ lau chùi nhà vệ sinh, sàn nhà, hút bụi, thay ga. Nhưng họ dễ bỏ qua các bề mặt như bên trong tủ quần áo hoặc ngăn kéo ở tủ đầu giường. Nếu bạn có ý định để đồ cá nhân ở những vị trí này, nên sử dụng bình xịt hoặc khăn kháng khuẩn (khăn dùng 1 lần có tẩm cồn) để lau sạch các địa điểm trên.
Có thể có những thứ đáng sợ ẩn nấp dưới gầm ghế, bồn cầu
Nếu bạn bay đến một nơi có khí hậu nóng, nhân viên khách sạn có một lời khuyên: hãy luôn xả nước bồn cầu khi mới vào phòng. Điều này cũng được áp dụng cho mỗi lần bạn ra ngoài và trở về phòng.
“Chỗ ấm áp, bồn cầu và gầm ghế, là nơi ẩn náu hoàn hảo cho loài bò sát đáng sợ và nhện”, các chuyên gia cho biết.
Chuyện củɑ nàng Ԁâu hỏi xoáy mẹ chồng “Con trɑi mẹ mà đi làm Ԁâu thì bɑo lâu người tɑ đuổi về?”
Sau câu hỏi xoáy khá thực tế khiến chị em hả hê khi bị mẹ chồng dọa “trả về nơi sản xuất”, nàng dâu khiến chị em phát cuồng này lên tiếng.
Vũ Ngọc Loan – Nghề nghiệp: Kinh doanh tự do – Năm sinh: 1993Mọi người vẫn tò mò về câu chuyện đáp trả mẹ chồng của bạn có phải là thật không?Đây là một phần câu chuyện có thật của mình. Và do câu nói trả về nơi sản xuất của gia đình nhiều nhà chồng khiến mình cảm thấy rất bức xúc, có lần mình cãi nhau với chồng của mình anh í cũng trêu như vậy. Và lúc đó mình mới bảo: “Anh mà là vợ thì theo anh bao lâu anh bị trả về?”. Từ đó mình bắt đầu nghĩ và viết câu chuyện đó để đặc biệt là những người làm chồng nếu chẳng may có gặp trường hợp như vậy cũng phải biết bênh vợ chứ không phải là hưởng ứng như thế. Trong câu chuyện này mình cũng chỉ dám nói nửa đùa nửa thật kiểu mẹ con tâm sự với nhau thôi chứ không phải gay gắt gì cả.Bạn nghĩ thế nào với nhiều cô gái, mẹ đẻ vẫn dặn con 2 từ nhẫn nhịn trước khi lấy chồng. bởi có khi chỉ cần đối đáp như vậy đã mang tiếng láo và hỗn hào rồi. Thực tế sau màn đối đáp này thì tình hình có được cải thiện không?Mình vô tư lắm, sống thật mà. Nhiều khi mọi người có thể nghĩ sai. Nhưng mình tin là thà mình nói thẳng như vậy còn hơn nhiều người sau lưng đi nói xấu, hoặc ấp ủ trong lòng không tỏ bày được thì sống trong gia đình như vậy rất khó khăn. Bọn mình bây giờ vẫn tốt, và từ đó từ như vậy mình không còn bị nghe những câu nói kiểu như thế nữa.Nói như thế rõ ràng hôn nhân muốn bền vững hoặc tốt lên cũng cần cả sự đấu tranh…Có chứ bạn, nếu ai theo dõi những bài viết của mình thì sẽ biết là mình luôn kêu gọi mọi người hãy nhẫn nhịn trong sức chịu đựng. Vì là phụ nữ rất khổ ví dụ như bài: “Tôi không lấy một người đàn ông bảo chửa đi rồi cưới” hoặc “Nỗi ân hận của người chồng không biết đỡ đần vợ”… Tất cả những bài đó đều được các chị em ủng hộ rất nhiều. Mình đang sống ở một thời đại mới và không phải chỉ ở nhà lo nội trợ mà còn bươn trải kiếm tiền. Vậy nên càng rõ ràng cần đòi hỏi quyền bình đẳng hơn. Là chồng không giúp đỡ được gì vợ, cũng không được coi thường vợ. Chả nhẽ các anh thích lấy vợ thì lấy, thích trả về là trả về?“Chả nhẽ các anh thích lấy vợ thì lấy, thích trả về là trả về?”Và suy nghĩ của bậc làm cha mẹ cũng thế , đón con dâu về cũng phải tráp này tráp nọ, đâu có phải là con gái người ta theo không kiểu “vợ nhặt” đâu! Phận làm dâu, bố mẹ còn chưa báo đáp nổi về nhà cung phụng bố mẹ chồng cũng tủi thân lắm chứ. Nhưng điều họ mong muốn cũng chỉ là ước sao họ coi mình như con. Nếu gia đình nhà chồng coi mình như vậy thì cũng chả có lí nào mình lại không tốt với họ cả. Bởi thế nên cứ dăm ba bữa lại dọa trả về cũng bực mình lắm! Mình viết ra câu chuyện này cũng mong tất cả cùng nhìn lại. Mong những ai làm bố mẹ chồng cũng rút kinh nghiệm từ đó, vì vốn dĩ con trai họ cũng chưa ai hoàn hảo cả nên đừng cứ chỉ nhăm nhăm đòi hỏi ở con dâu mà thôi. Còn các ông chồng cứ ngồi đó ung dung như mình vô can hoặc cũng đồng tình mà “bắt nạt” vợ cũng là không được.Để phá vỡ những định kiến xưa cũ thực sự rất khó. Đấu tranh nhiều lúc cũng gắn với thương đau, có khi phải trả giá bằng chính cuộc hôn nhân của mình… Vậy phụ nữ có nên tranh đấu?Sự thực thì đây cũng là cuộc hôn nhân thứ 2 của mình. Câu chuyện cũng chính là đúc kết từ những kinh nghiệm của đổ vỡ của mình nên mình mới dám nói những lời như vậy. Chúng ta chọn bạn đời là để sẻ chia gánh nặng cùng mình, là người đồng cam cộng khổ với mình. Còn nếu họ vô tâm không để ý, hoặc không bận tâm tới cuộc sống và những gì mình cảm nhận thì cuộc sống hôn nhân rất khắc nghiệt. Những người phụ nữ này sẽ phải cô đơn trong chính gia đình của họ, cô đơn trong chính tình yêu của mình. Vậy thì chịu đựng ngày này qua ngày khác thực sự với mình không có nghĩa lý gì. “Mấy đời chồng thực sự không quan trọng, quan trọng là bạn có đang hạnh phúc hay không mà thôi”. Bản thân mình muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, chấp nhận những khuyết điểm và cùng nhau thay đổi tốt đẹp hơn. Nhưng để làm được tất cả trước tiên là phải thương nhau thì mới làm có thể làm được. Bởi thế đàn ông thương vợ là người có thể đỡ đần vợ từ những việc nhỏ nhất chứ không phải là người chỉ muốn vợ lao động, còn mình có thể nằm dài. Mình không ngại đổ vỡ hôn nhân, người này không tốt mình vẫn sẽ bỏ và kiếm một người thực sự mình cần. Dù nhiều người nói loại đàn bà mấy đời chồng chả tốt đẹp gì nhưng quan trọng với mình là đích đến của một cuộc hôn nhân hạnh phúc chứ không phải làm đàn bà có chồng.Vậy trong câu chuyện này người bạn muốn nói hơn là với chồng hay mẹ chồng? Thực tế hiện có không nhiều người phụ nữ dám thoát khỏi tư tưởng cũ như bạn là dám chấp nhận phá bỏ một cuộc hôn nhân không như mong muốn…Câu chuyện này mình muốn nói với cả mẹ chồng và chồng, hơn thế là cả với chị em đồng cảnh ngộ. Ở với người không thương mình thì mình khổ và chẳng ai có thể sống cuộc đời mình cả. Nên mình thấy điều gì mình cần thì mình sẽ làm và mình sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định đó. Sướng, khổ mình sẽ là người chịu cơ mà. Còn để phụ nữ dám buông bỏ một cuộc hôn nhân không như ý điều lớn nhất họ cần là độc lập về kinh tế. Các cụ hay bị nhầm lẫn. Ngày xưa con dâu phải việc nọ việc kia suốt ngày dưới bếp là bởi vì chỉ việc ở nhà chăm con làm việc nhà, chồng hoặc gia đình nhà chồng nuôi. Còn thời buổi bây giờ thì đàn nào cũng kiếm tiền và công việc nào cũng có vất vả riêng. Nên không thể so sánh việc nhà nhẹ hơn, còn người ra đg kiếm tiền khổ sở hơn. Chính vì thế mình càng phải độc lập kinh tế. Mình cũng phải là người làm ra tiền để không phụ thuộc tiền của bất kì gia đình hoặc người đàn ông nào. Và với mình mấy đời chồng thực sự không quan trọng, quan trọng là bạn có đang hạnh phúc hay không mà thôi.
Bài viết gây sốt với câu hỏi mẹ chồng của tác giả: “Nếu con trai mẹ mà đi làm dâu thì bao lâu người ta đuổi về?” “Vừa về đến nhà, chưa kịp tháo giầy. Mẹ chồng từ nhà trong ra mắng mỏ: “Sáng vội đi làm thế à mà quần áo, nhà cửa không dọn?”. Tôi bất ngờ hỏi lại mẹ: “Ủa, ban sáng con dặn chồng con là hôm nay chị ca sáng bị tai nạn, nên con thay ca chị vội quá. Nên nhờ ảnh vun đống quần áo bẩn và dọn qua nhà chờ chiều con về làm nốt mà mẹ”. Mẹ chồng tôi cau có: “Nó thì biết làm gì mà bảo nó làm!”. Tôi cất giầy lên kệ rồi bước vào phòng, thấy chồng đang nằm xem phim mới gặng hỏi: “Anh này, em đi vắng cả ngày sao nhà cửa bừa bộn. Anh nằm vậy mà chung quanh như bãi chiến trường mà anh cũng chịu được à?”. Chồng tôi vẫn thản nhiên: “Lấy vợ về làm gì, em là vợ thì e dọn đi”. Câu nói nửa đùa nửa thật của chồng khiến tôi chẳng thấy vui mà còn lên cơn bất mãn. “Là vợ chứ là ô sin à? Lần sau ở nhà thấy việc gì bừa thì lao vào mà làm, tôi cũng phải đi kiếm tiền chứ có ở nhà ăn không ăn bám đâu mà việc gì cũng đến tay”. Thấy vợ chồng cãi nhau, mẹ tôi vội vã vào sắn tay áo: “Chị không làm thì để tôi!”. Rồi mẹ tôi hất đống quần áo cho vào giỏ đem ra ngoài. Tôi vội vã lấy 2 tay giữ lại: “Mẹ, mẹ để con”. Mẹ chồng tôi gạt tay tôi ra, chả nói năng gì rồi mang đồ đi giặt. Chồng tôi thấy thế mới khó chịu. Mặt nặng mày nhẹ với tôi. Thay được bộ quần áo, tôi quay ra cơm nước tranh thủ đồ vừa giặt xong đem phơi luôn không thì tối muộn. Thế nào mẹ chồng lại dọn cơm ăn luôn, thế là cả nhà cũng chẳng ai lên gọi, tôi lại cứ đinh ninh ăn như mọi khi, thấy còn kém 5 kém 10 nên cứ làm nốt. Tới khi đi xuống thấy bàn cơm mặt nặng mày nhẹ, bố mẹ chồng cùng chồng đã ngồi đó từ bao giờ. Tôi vội vã vào xới cơm cho mọi người, vừa nói giọng nhận lỗi: “Chết, con tưởng nhà mình chưa ăn nên để mọi người đợi lâu quá ạ”. Vẫn chả ai nói gì với ai cả bữa… Ăn cơm xong, tôi đang rửa bát thì thấy ở ngoài mọi người xì xầm nhau: “Con này nó lấy được nhà mình dễ, chứ như nhà khác chắc nó trả về nơi sản xuất lâu rồi”. Mẹ chồng nói vậy, chồng tôi chẳng bênh lấy 1 câu. Tôi nghe vậy mới ra hỏi mẹ chồng: “Mẹ ạ, thế mẹ thử nghĩ xem nhé, nếu con trai mẹ mà đi làm dâu thì bao lâu người ta đuổi về? Quần áo đồ đạc rơi dưới sàn, con trai mẹ bước qua mà cũng không nhặt lên, gần 30 tuổi đến cho đồ vào máy ấn nút cũng không biết ấn, con bảo mẹ thì mẹ bảo nó thì biết làm gì? Thế bây giờ chưa biết làm thì bao nhiêu lâu nữa hả mẹ? Con kém anh ấy tận vài tuổi mà cái gì cũng phải làm kể cả không biết đấy thôi!”. Đàn ông lúc nào cũng nghĩ công việc phụ nữ đơn giản, cứ thử làm vợ xem. Với cái cách sống của mấy ông thì chả gia đình nào dám rước, chứ đừng nói có cơ hội được lấy để mà trả về nơi sản xuất. Ở với mẹ mình thì lúc nào chả sướng như vua, làm gì sai mà chẳng là đúng. Kể cả dù ở gia đình nhà chồng có thoải mái, có dễ bao nhiêu cũng không thể nào coi đó là nhà của mình được. Bởi ở đó chỉ có duy nhất tình yêu của chồng mình cho mình, còn mọi người còn lại chỉ coi mình là người mà con họ yêu. Vậy thôi! Mà đôi khi đến chồng nó còn chả yêu chả thương cho ấy chứ”. |