Người xưa nói: “Năm mù chớ nên cưới hỏi, hôn nhân dễ lục đục”, Giáp Thìn 2024 cũng là năm mù, vì sao?

15

Theo kinh nghiệm của người xưa những năm như năm Giáp Thìn 2024 nên tránh cưới hỏi vì có thể là điềm báo không tốt cho hôn nhân.

Năm mù là năm gì? Tại sao Giáp Thìn 2024 là năm mù?

Lịch âm và lịch dương có những lệch nhau. 24 tiết khí được sắp xếp theo lịch dương, mỗi năm có 24 tiết khí và ngày lập xuân là ngày 4/2 hàng năm. Lịch âm không trùng lịch dương nên có những năm âm lịch không có tiết lập xuân. Ví như năm Giáp Thìn 2024 bắt đầu từ ngày 10/2/2024 nghĩa là đã qua ngày lập xuân. Bởi vậy năm Giáp Thìn 2024 không có ngày lập xuân. Ngày lập xuân của năm 2024 tính ra vẫn thuộc về năm Quý Mão 2023. Năm 2024 Giáp Thìn chỉ có 254 ngày thiếu tiết lập xuân. Người xưa sắp lịch thì cứ 19 năm lại có 7 tháng nhuận và âm lịch theo biến đổi thời tiết. Thế nên trong vòng 19 năm Âm lịch sẽ xuất hiện tới 7 năm không có tiết lập xuân và 7 năm có 2 ngày lập xuân (rơi vào đầu năm và rơi vào tháng 12 Chạp). Những năm âm lịch không có tiết lập xuân bị gọi là năm mù hoặc năm góa phụ. Năm 2024 Giáp Thìn cũng là năm không có ngày lập xuân nên gọi là năm vô xuân hoặc năm mù, năm góa phụ.

Năm 2024 được cho là năm mù điềm báo không tốt lành để cưới hỏi

Năm 2024 được cho là năm mù điềm báo không tốt lành để cưới hỏi

Vì sao năm mù không nên kết hôn?

Người xưa thường lấy mốc đầu năm để làm điềm báo cho cả năm. Ví như đầu năm gặp xui xẻo thì giông cả năm, đầu năm phải chú ý mọi việc chu toàn rực rỡ may mắn để cả năm hanh thông.

Đầu năm mù gặp ngay chuyện thiếu ngày lập xuân nên bị cho là điềm báo không tốt lành cho hôn nhân, tình duyên. Bởi thế người xưa cho rằng cưới hỏi vào năm mù thì điềm báo hôn nhân không tròn vẹn không hạnh phúc, gia đình dễ lục đục. Việc kết hôn xa xưa thường không gấp gáp như bây giờ, thậm chí từ khi ăn hỏi dạm ngõ tới khi cưới là cả vài năm. Thế nên việc lùi lại 1 năm cũng không đáng ngại. Do đó người xưa sẽ tránh kết hôn năm mù để tránh xui rủi, tránh nguy cơ vợ thành góa bụa.

Nhiều người vẫn cưới hỏi và

Nhiều người vẫn cưới hỏi và “săn con” tuổi Giáp Thìn 2024

Năm Giáp Thìn 2024 có nên kết hôn?

Năm mù không cưới hỏi là kinh nghiệm của người xưa. Nhưng hiện nay nhiều người cho rằng điều đó không có cơ sở. Năm 2024 Giáp Thìn lại là năm tuổi rồng, một tuổi được cho là rất tốt trong văn hóa Á Đông. Vì thế năm 2024 Giáp Thìn vẫn rất nhiều người cưới hỏi và săn con tuổi Rồng. Bởi thế Giáp Thìn 2024 vừa là năm mù, năm góa phụ khiến người ta lo ngại nhưng cũng lại là năm Rồng- một tuổi giáp đẹp khiến người ta muốn có con. Bởi thế nhiều người không nghĩ tới việc kiêng kỵ xưa, vẫn tiến hành kết hôn để kịp săn con năm rồng.

Trên thực tế hôn nhân tình yêu để bền vững thì cần sự vun đắp từ tình yêu và sự yêu thương nhẫn nhịn bao dung, sự cố gắng của cặp đôi. Tình yêu thường và cách ứng xử nhường nhịn chính là phong thủy tốt nhất cho hôn nhân.

Để tạo thêm phong thủy tốt cho hôn nhân, trước khi kết hôn các cặp đôi nên chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần cũng như tài chính để bước vào hôn nhân và sinh con. Trong gia đình cũng có thể áp dụng một số mẹo phong thủy để hôn nhân bền vững hơn như sofa kê dựa tường, giường kê sát tường, trang trí những vật phong thủy cặp đôi trong phòng ngủ, đồ dùng trong nhà tránh góc nhọn, giường ngủ tranh sát cửa…

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Bí quyết trồng chanh trong chậu quả sai trĩu cành

Bạn có thể trồng chanh trong chậu ngay tại nhà, vừa để trang trí cho căn nhà, vừa được thu hoạch quả.

Chanh là loại quả được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Bạn có thể sử dụng chanh để pha nước uống, dùng trong nấu ăn, làm sạch đồ gia dụng hoặc làm đẹp (gội đầu, tẩy da chết…).

Bạn có thể trồng cây chanh ngay tại nhà, vừa để làm cảnh vừa thu hoạch quả. Ngay cả khi không có sân vườn rộng rãi, bạn cũng có thể trồng chanh trong chậu. Chỉ với một vài bí quyết nhỏ, dù trồng chanh ở đâu, cây cũng sẽ sai trĩu quả.

Thời vụ trồng chanh

Bạn có thể trồng chanh ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thích hợp nhất là vào tháng 2, 3 hoặc tháng 7, 8, 10. Đây là lúc chanh phát triển tốt nhất, dễ cho nhiều trái.
trong-chanh-01
Chọn đất trồng
/,
Đất là yếu tố vô cùng quan trọng để cây chanh phát triển. Cây chanh thích hợp với loại đất có độ pH khoảng 5.5 đến 7. Nên chọn đất thịt, tơi xốp, nhiều mùn để cây chanh phát triển tốt nhất.

Chọn chậu phù hợp

Khi trồng chanh trong chậu, bạn cần chú ý chọn những loại chậu đất nung. Loại chậu này có độ xốp và khả năng thoát nước tốt hơn so với các loại chậu nhựa. Điều này giúp hạn chế tình trạng cây chanh bị úng nước.

Nên chọn chậu có kích thước lớn hơn hơn chùm rễ của cây khoảng 25% để cây có không gian phát triển.

Sau khoảng 2 năm, bạn có thể thay chậu một lần. Chậu cũ có kích thước lớn hơn chậu mới, phù hợp với bộ rễ lớn của cây. Mùa đông là thời điểm thích hợp để thay chậu cho cây.

Chọn giống

Nhiều người nghĩ có thể ươm hạt để trồng chanh. Tuy nhiên, nếu sử dụng cách này, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới được thu hoạch. Bạn nên mua sẵn cây giống ở chợ hoặc các vườn ươm để cây phát triển nhanh hơn, sớm ra quả.
trong-chanh-02
Ánh sáng

Cây chanh chịu lạnh và chịu gió kém. Vì vậy, nên trồng chanh ở nơi có ánh nắng mặt trời và không quá nhiều gió. Cây cần có ánh sáng ít nhất là 7-8 tiếng/ngày. Có thể đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời như hướng Đông, Tây hoặc Nam. Nên để cây ở nơi nhiều nắng nhất có thể.

Tưới nước

Cần kiểm soát nước tưới để cây chanh phát triển tốt nhất. Tưới nhiều hay tưới ít đều khiến quả bị rụng, thậm chí làm cây héo tàn. Nếu đất quá khô, muối có thể xuất hiện. Khi đó, rễ cây sẽ bị hỏng.

Để biết xem đất có đủ nước nước chưa, bạn có thể ấn ngón tay vào đất sao cho tay ngập khoảng 2-3 cm trong đất. Nếu thấy khô thì cần tưới thêm nước cho cây.

Vào những ngày trời nắng nóng, nhiều gió, hãy tăng lượng nước tưới cho cây.

Bón phân

Khoảng tháng 2, 3 và tháng 8, 10 là thời điểm phát triển mạnh của cây. Vào lúc này, bạn nên bón phân cho cây khoảng 1 lần/tháng.

Chanh trồng trong chậu chân một lượng phân bón 18-18-18 cân bằng. Bón thêm phân kali đỏ dạng bột vào thời điểm cây ra hoa để nhanh đậu quả.
trong-chanh
Tỉa cành và rễ

Bạn nên tỉa cành cho cây để cây được gọn và ra nhiều quả hơn. Việc tỉa cành có thể thực hiện khi cây bước vào mùa phát triển. Đặc biệt, hãy tỉa bớt những cây bị sâu bệnh, cảnh yếu, cành mỏng.

Một số cành lạ, mọc trực tiếp từ thân chính, hút mất dinh dưỡng của cây thì cũng cần cắt bỏ.

Ngoài ra, khi thay chậu cho cây, bạn cũng có thể tỉa lại phần rễ. Khi tỉa bớt phần rễ, cây cũng sẽ nhanh chóng ra hoa kết trái hơn.

SHARE