3 việc giúp con người càng sống càng tích thêm phúc đức, hãy xem bạn đã làm được mấy việc!

358

3 việc này không hề khó khăn, chú tâm một chút chúng ta có thể tích thêm phúc đức cho bản thân và con cháu.

Người xưa có câu: “Hành thiện là lấy việc tích âm đức làm thiện, âm đức là lấy việc bảo vệ chúng sinh và sống không tà dâm làm gốc.”

Sống trên đời này, nên làm điều thiện tích đức, điều này không chỉ tạo phúc cho gia đình, cho bản thân mà còn tích đức cho con cháu đời sau. Muốn tích âm đức thì phải có lòng nhân ái và làm nhiều việc thiện.

Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, đã gieo “nhân”, “quả” ắt sẽ đến, đừng thấy “quả” chưa đến mà coi thường luật nhân quả ở đời, chỉ là “quả” có thể sẽ xuất hiện muộn mà thôi.

Thiện ác đều nằm trong ý nghĩ, người làm điều thiện lâu ngày mà phạm một sai lầm nhỏ thì vẫn mang tiếng xấu suốt đời, vì vậy muốn tích âm đức thì nên một đời hành thiện, không bao giờ được làm điều ác. Đồng thời cũng cần phải nhớ, tích âm đức là hành thiện một cách âm thầm, lặng lẽ, không khoe khoang bản thân, ngoài mặt không tỏ ra vui vẻ phấn khích, nên nói ít làm nhiều.

Dưới đây là một số việc mỗi chúng nên làm bởi những việc này không những có thể tích đức tích phúc cho chính chúng ta mà còn hữu ích với người khác.

1. Hiếu thảo với cha mẹ

Bách thiện hiếu vi tiên (Trong trăm cái thiện, chữ hiếu là đầu). Người tử tế sẽ không bao giờ đối xử tệ bạc với cha mẹ mình. Họ có thể đối xử tệ bạc với bản thân, nhưng vì họ lương thiện nên sẽ luôn làm sao để tích âm đức và tạo phúc cho con cháu.

Người hiếu thảo có thể làm gương cho con cái, họ có thể cho con cái cảm nhận được sự hòa thuận, đầm ấm của gia đình, để con cái cũng trở thành người hiếu thảo. Nền nếp gia phong tốt, được truyền từ đời này sang đời khác, lòng hiếu thảo làm ấm lòng người.

2. Tặng than trong trời tuyết

Thêu hoa trên gấm thì dễ, nhưng tặng than trong trời tuyết thì khó. Trong xã hội luôn có một hiện tượng khá phổ biến, đó là con người ta thường có xu hướng xu nịnh người giàu có, sẵn sàng lao vào giúp họ việc này việc kia vì họ muốn thu lợi từ người giàu, cho rằng người giàu là quý nhân ở đời.

Ngược lại, những người nghèo khổ bị xã hội coi thường, bạn bè người thân cũng dần tạo khoảng cách, bởi người nghèo đối với họ chẳng có giá trị lợi dụng gì quá lớn.

Nếu bạn có thể tặng than trong trời tuyết và quan tâm đến những người thực sự cần giúp đỡ, thì lúc đó bạn đã tích được âm đức. Có thể những người nghèo đó không có gì để cảm ơn bạn, nhưng trong thâm tâm, họ sẽ luôn nhớ đến bạn và biết ơn bạn.

Những người giàu có, bạn giúp đỡ họ, nhưng thực ra họ thường không cảm kích vì họ cảm thấy sự giúp đỡ của bạn quá nhỏ bé, đối với họ không là gì cả.

3. Công bằng chính nghĩa

Ở đâu đó trong xã hội vẫn còn tồn tại một thực tế đó là buôn gian bán lận, khi mua rõ ràng là 2kg nhưng về đến nhà cân lại có khi chỉ còn 1.8kg. Việc buôn gian bán lần này không chỉ hại người làm điêu mất khách mà còn tích tụ quả báo về sau.

Trong “Văn Xướng Đế Quân Âm Chất Văn” có viết: “Đẩu xưng tu yêu công bình, bất khả khinh xuất trọng nhập.” Câu này có nghĩa là: Cái cân phải cân cho công bằng, không thể cân đo cho người thì nhẹ mà cân đo cho mình thì nặng).

Ảnh minh họa.

Một người khi mua bán kinh doanh phải luôn làm đúng, phải công bằng với người với ta, không được thiếu cân thiếu đồ. Làm người phải công bằng chính nghĩa, không nên tham lam những lợi lộc vụn vặt và đừng tính toán thiệt hơn với người khác.

Làm những việc tử tế cũng chính là tích âm đức cho bản thân mình và người thân, con cháu, vì thế, hãy làm việc, làm người đúng với lương tâm, đạo đức, đạo lý ở đời.

Người xưa có câu: “Lập công danh không bằng tích đức.” Tạo dựng công danh, địa vị không bằng tích âm đức. Luôn luôn phải nhắc nhở bản thân phải giữ vững lương tâm, không làm những việc gian ác thì cuộc sống, gia đình và sự nghiệp của bạn nhất định sẽ ngày càng hưng vượng.

Theo Khánh An

Trí thức trẻ

SHARE