Cắm cơm nhiều năm vẫn “bữa khô bữa nhão”, thêm ngay thứ này để hạt nào hạt nấy đều dẻo thơm, hấp dẫn
Cắm cơm nhiều năm vẫn “bữa khô bữa nhão”, thêm ngay thứ này để hạt nào hạt nấy đều dẻo thơm, hấp dẫn
Với cách nấu cơm này, bạn sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian mà vẫn có một nồi cơm nóng hổi, dẻo ngon.
Mặc dù cắm cơm bao năm nay nhưng không phải ai cũng biết cách nấu một nồi cơm dẻo thơm, hấp dẫn. Để cơm lúc nào cũng ngon, không bị quá nhão hay quá khô, bạn có thể học theo một vài bí quyết này.
Cách chọn gạo ngon
Để có thể nấu được một nồi cơm nóng hổi và dẻo thơm, chọn gạo ngon là một trong những “bí quyết” quan trọng nhất. Thông thường, gạo mới thường có vị ngon hơn và không để lâu nên vẫn còn độ ngọt tự nhiên cũng như chất dinh dưỡng.
Nên mua những hạt gạo tròn đều, bóng và không bị gãy nát hay có màu lạ. Để chọn được gạo ngon, bạn có thể cho vài hạt gạo vào miệng rồi nhai một chút. Hạt gạo ngon thường thơm và ngọt nhẹ.
Đặc biệt, bạn không nên mua những loại gạo quá trắng, quá bóng và có mùi lạ… vì có thể đã bị tẩm hóa chất tạo mùi hoặc hóa chất tẩy trắng…
Cách vo gạo “chuẩn”
Không phải ai cũng biết rằng vo gạo đúng cách không chỉ giúp làm sạch gạo, cơm nấu ra trắng đẹp hơn mà còn phải giữ được lớp cám bên ngoài, nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vì thế, khi vo gạo, bạn cần chà xát nhẹ nhàng và không làm nhiều lần để tránh làm nguyên liệu mất đi chất dinh dưỡng.
“Căn” mức độ nước khi nấu
Khi nấu cơm, nếu cho ít nước sẽ khiến cơm bị sống hoặc khô. Trong khi cho một lượng nước quá nhiều sẽ khiến nồi cơm nhão, không ngon.
Do đó, bạn có thể sử dụng “phương pháp truyền thống”: Dùng ngón tay trỏ cho vào nồi, bạn cần đặt sao cho ngón tay chỉ vừa chạm vào gạo và không cắm sâu xuống tận đáy nồi. Nếu thấy nước đến lóng tay đầu tiên là được, cơm sẽ không bị quá nhão hay khô.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho cả bàn tay vào nồi và đổ nước sao cho nước ngập qua bàn tay là được.
Ngâm gạo trước khi mang đi nấu cơm
Trước khi nấu cơm, bạn nên ngâm gạo từ 15 đến 20 phút để hạt gạo mềm, khi chín sẽ dẻo và thơm hơn bình thường.
Sau khi ngâm gạo xong, bạn nên cho vào nồi cơm hai, ba viên đá lạnh nhỏ rồi để khoảng 15 phút là có thể nấu. Vì đá lạnh có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu nước của hạt gạo nên cơm thường dẻo hơn.
Ngoài ra, đá lạnh cũng làm tăng axit amin, ngăn chặn enzym phân huỷ chất ngọt trong gạo nên hạt cơm nấu xong vừa ngọt ngon vừa thơm nức mũi.
Thêm “nguyên liệu đặc biệt” vào nước nấu cơm
Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm, bạn có thể thêm vào nước nấu cơm một chút muối, dầu ăn hoặc giấm trắng để tăng mùi thơm cũng như độ dẻo cho hạt cơm. Không những vậy, giấm hoặc muối ăn còn giúp cơm lâu bị thiu và dầu ăn sẽ giúp hạt cơm mềm dẻo, bóng đẹp.
Tuy nhiên, bạn không nên cho dầu ăn vào sau khi cơm đã chín vì có thể khiến hạt cơm bóng dầu và dậy mùi dầu khó ăn.
Xới cơm đúng cách
Chờ đến khi cơm đã chín, bạn có thể dùng muôi xúc cơm xới nhẹ nhàng để hạt cơm không bị nát và cũng để hơi nước thoát ra dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà cơm không bị đóng cục lại giữ được hạt cơm mềm, căng tròn.