Người đàn ông giàu nhất nước Mỹ đông lạnh th.i th.ể 50 năm chờ được “hồi sinh”

Trước khi qua đời vào năm 1967, người đàn ông này có nguyện vọng được đông lạnh cơ thể để chờ một ngày khoa học hiện đại sẽ cho mình cơ hội “hồi sinh”.

Đóng băng cơ thể với hy vọng được hồi sinh

James Hiram Bedford là một giáo sư tâm lý người Mỹ thuộc ĐH California đồng thời là một cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất. Ông trải qua nhưng năm tháng dài ở giữa thế kỷ 20 với 2 lần kết hôn và đặt chân đến nhiều miền đất ở trên thế giới. Ông từng đi săn ở châu Phi, đến rừng mưa Amazon, du lịch khắp các nước như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Anh, Scotland, Đức,Thụy Sĩ. Bedford còn là một trong những người đầu tiên lái xe trên cao tốc Alcan đến tây bắc Canada và Alaska.
Giáo sư James Hiram Bedford và ý tưởng đông lạnh cơ thể chờ hồi sinh táo bạo.

Giáo sư James Hiram Bedford và ý tưởng đông lạnh cơ thể chờ hồi sinh táo bạo.

Bedford sinh ra trong một gia đình “chẳng có gì ngoài điều kiện”. Bố mẹ ông thuộc diện giàu có nhất vùng. Bản thân Bedford cũng có trí thông minh hơn người. Ông là người dịu dàng ít nói và có trách nhiệm. Các sinh viên thường nói về thầy Bedford là một người có trí tuệ cao siêu và là một nhà giáo mẫu mực.

Trong tất cả những việc đã làm, những nơi đã đi có lẽ không có chuyến phưu lưu nào ấn tượng bằng hành trình tìm kiếm sự hồi sinh.

Trước năm 1967, Bedford được chẩn đoán bệnh ung thư thận và di căn vào đến phổi. Với khả năng y học khi đó, ông biết mình không thể chạy trốn cái chết. Trước đó, Bedford đã từng đọc cuốn sách The Prospect of Immortality (Triển vọng bất tử) của tiến sĩ Robert Ettinger – người được coi là cha đẻ của thử nghiệm đóng băng cơ thể, sáng lập viên Cryonics Institute – đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ đóng băng cơ thể sau chết.

Sau này, Bedford đã lập di chúc để lại số tiền 100.000 USD cho biệc bảo quản thi thể.

Khi ông qua đời, tất cả mọi người đều ngỡ ngàng khi biết được di nguyện của vị tiến sĩ quá cố. Bởi khi đó, khoa học vễ giữ xác trong tình trạng đông lạnh là một ý tưởng quá mới và chưa thể chứng minh hiệu quả trong thực tế.

Trước đó, tháng 4/1966, một phụ nữ cũng từng được đóng băng tại bang Arizona. Tuy nhiên, kết quả chỉ kéo dài được vài tháng. Có người suy đoán rằng do bà được ướp quá muộn nên tế bào đã phân hủy một phần. Nếu có khả năng sống lại thật thì trí não của người phụ nữ này cũng đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Quy trình đóng băng cơ thể chờ cơ hội hồi sinh

Câu chuyện về quá trình đóng băng cơ thể của giáo sư James Hiram Bedford được tiết lộ trên tờ Daily Telegraph (Anh) hồi tháng 1/2017.

Theo đó, vị giáo sư này đã nói những lời cuối với Robert Nelson (hiện 82 tuổi) – 1 trong 3 nhà khoa học trực tiếp tham gia đóng băng cơ thể ông rằng: “”Tôi muốn bạn hiểu rằng tôi không làm điều này với suy nghĩ rằng tôi sẽ được hồi sinh. Tôi làm điều này với hy vọng một ngày nào đó con cháu tôi sẽ được hưởng lợi từ giải pháp khoa học tuyệt vời này”.

Ngày 12/1/1967, trái tim của James Hiram Bedford đập ở tuổi 73 khi ông đang ở một viện dưỡng lão. Bác sĩ Renault Able đã hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim giúp ông duy trì lưu thông máu trong cơ thể.

Sau đó, người ta rút hết máu của Bedford rồi tiêm dimethyl sulfoxide để bảo vệ nội tạng và đặt thân thể của ông vào trong một bể chứa nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C.

Tuy nhiên, thời điểm đó các thùng đông lạnh chưa kịp hoàn thiện. Thi thể của giáo sư Bedford được bảo quản tạm trong một quan tài gỗ chứa đầy nước đá và được đặt lên một chiếc xe Ford bán tải và chở đến nhà Robert Nelson. Khi đó, người vợ đầu của giáo sư không đồng ý và dọa sẽ báo cánh sát.

Robert Nelson phải một mình lái xe chở thi thể của vị giáo sư đến nhà một người bạn ở hẻm núi Topanga để giấu tạm. Thi thể của ông đã ở đây trong 2 tuần. Cùng thời gian đó, người vợ thứ hai và con của Bedford hoàn thành các thủ tục pháp lý cho hoạt động đông lạnh.

Sau khi hộp bảo quản thi thể đầu tiên dành cho giáo sư Bedford được thiết kế xong, ông đưa trở lại Arizona và bảo quản tại đơn vị cryogenics, tập đoàn Thiết bị chăm sóc y tế Cryo-Care ở Phoenix.
Cecilia Bedford - con dâu của giáo sư Bedford bên bể chứa thi thể bố chồng vào tháng 4/1970.

Cecilia Bedford – con dâu của giáo sư Bedford bên bể chứa thi thể bố chồng vào tháng 4/1970.

Đến tháng 4/1970, Bedford được đưa đến công ty sản xuất và sửa chữa thiết bị thử nghiệm Galiso, thuộc Nam California. Trải qua nhiều thử thách, thi thể gần như vẫn được giữ nguyên.

Đến tháng 7/1976, gia đình chuyển của giáo sư Bedford chuyển đến cơ sở khác, cũng ở California. Vợ và con rất tôn trọng di nguyện của người quá cố nhưng các thành viên khác lại không chất nhận. Một cuộc chiến pháp lý giữa các thành viên trong gia đình Bedford nổ ra. Số tiền trong di chúc mà ông để lại cũng cạn kiện dần do phải chi quá nhiều vào việc kiện cáo.

Đến năm 1977, do chi phí tăng cao, con trai ông đã phải đem thi thể cha về đặt tại nhà và thỉnh thoảng tự nạp ni tơ lỏng.

Đến năm 1982, Alcor Life Extension Foudation đồng ý tiếp nhận bảo quản thi thể của giáo sư Bedford. Ông được chuyển đến một tổ hợp sang trọng của công ty Alcor ở rìa sa mạc Sonoran.

Năm 1991, Alcor quyết định mở thùng chứa thi thể của Bedford. Điều kiến người ta ngạc nhiên là sau 24 năm, thi thể của vị giáo sư được bảo quản khá tốt. Khuôn mặt ông trẻ hơn so với độ tuổi 73. Một số vùng da trên ngực, cổ bị đổi màu và xuất hiện hai lỗ thủng ở trên cơ thể.

Mùi và miệng của ông có mùi máu. Mắt của vị giáo sư mở hé và giác mạc có màu trắng phấn của băng. Trên da xuất hiện một số vết nứt. Tuy nhiên, nhìn chung quá trình bảo quản thi thể của giáo sư Bedford có thể coi là tốt.
Một số hộp chứa thi thể của Alcor. Một thùng như vậy có thể để được 5 người.

Một số hộp chứa thi thể của Alcor. Một thùng như vậy có thể để được 5 người.

Các kỹ thuật viên ở Alcor sau đó đã đặt thi thể của giáo sư James Hiram Bedford vào một chiếc túi ngủ mới và nhúng vào nitow lỏng để tiếp tục chờ đời.

Đã 3 năm trôi qua sau mốc thời gian 50 năm mà người ta hứa hẹn sẽ cho giáo sư Bedford cơ hội hồi sinh, ông vẫn chỉ là một xác ướp được xếp thẳng đứng cùng với 145 người đóng băng khác trong phòng thí nghiệm.

‘Vua hài đất Bắc’ Xuân Hiпh lần đầu пhắc đến chuyện được gạ mua daпh hiệu NSND: Người пghệ sỹ chân chíпh khôпg cần chạy theo daпh vọng, được lòпg пhân dân là vui rồi

“Vua hài đất Bắc” – “của quý” của làng nghệ thuật

Năm 1988 đánh dấu thành công đầu tiên của Xuân Hinh khi tham gia diễn tiết mục nổi tiếng hề Cu Sứt trong Festival Cười, biểu diễn 2 tháng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô, được khán giả cổ vũ nhiệt liệt.

Từ thành công đó, Xuân Hinh tiếp tục dấn thân vào sân khấu chèo, hài kịch và gặt hái nhiều thành tích vang dội với một loạt tiết mục như Thầy bói đi chợ, Hề gậy theo thầy, Hề mồi đấu đá, Thị Mầu lên chùa, Người ngựa – Ngựa người, Chồng rượu vợ đề

Hay một loạt tiểu phẩm khán giả không thể không nhớ: Xuân Hinh đi hỏi vợ, Xuân Hinh đi khám bệnh, Xuân Hinh đi hát karaoke, Xuân Hinh luyện thi hoa hậu…

Vua hài đất Bắc Xuân Hinh: Tuổi xế chiều, vẫn không danh hiệu NSND - 1

Suốt những năm cuối thập niên 90, đầu 2000 Xuân Hinh là cái tên thống trị cả thị trường hài đất Bắc. Anh là một trong số ít nghệ sĩ miền Bắc thành công về mặt băng đĩa, được mệnh danh là “ông vua băng đĩa” vì các băng hài của anh bán rất chạy. Thời điểm ấy, hầu như nhà nào cũng mua băng đĩa Xuân Hinh về xem.

Thời vàng son, những vai diễn Tiến Tùng – túng tiền trong vở Tùng lò gạch, Mộng Ti trong Xuân Hinh đi hỏi vợ…, hay những câu nói “Ai gọi em đó có em đây”, “Ăn chơi đi đừng có tiếc tiền làm gì”, những giai điệu “buồn buồn thương thương, thương buồn thương nhớ thương con đề/ đề ơi thương nhớ, nhớ thương là thương thương nhớ ….” in dấu ấn sâu đậm trong trí nhớ người dân lao động.

Các tác phẩm hài của Xuân Hinh đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống giải trí của công chúng.

Với khả năng hát nhiều thể loại nhạc như chèo, xẩm, chầu văn… cùng nét diễn giản dị nhưng cũng đầy châm biếm, loạt tác phẩm của nam nghệ sĩ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc xoay quanh các vấn đề của cuộc sống, nhận được sự yêu mến của nhiều thế hệ khán giả. Bởi vậy, khán giả yêu mến gọi Xuân Hinh là “Vua hề chèo”, “Vua băng đĩa”, “Vua hài đất Bắc”… thế nhưng, nam nghệ sĩ chỉ khiêm tốn nhận mình là “kẻ chọc cười dân dã”.

“Vì tôi đại diện cho những người nghèo khổ, những người dân dã dễ gần, dễ gặp. Tôi lăn lộn với cuộc sống của những người lao động, lam lũ. Tôi thương hoàn cảnh của người dân lao động”, anh chia sẻ với phóng viên Dân trí.

Vua hài đất Bắc Xuân Hinh: Tuổi xế chiều, vẫn không danh hiệu NSND - 2

“Kẻ chọc cười dân dã” Xuân Hinh là nghệ sĩ được nhiều khán giả ở mọi lứa tuổi yêu mến (Ảnh: Phan Hưng).

Với Xuân Hinh, người nghệ sĩ là phải có những tác phẩm để lại cho cuộc đời và phục vụ nhân dân. Những tác phẩm đó phải có tác động đến xã hội. Để làm được điều đó, người nghệ sĩ phải trải qua những nỗi cay đắng, thậm chí cả những nỗi uất ức.

Xuân Hinh còn là ông bầu khét tiếng và chơi đẹp với nghệ sĩ, nhớ về thời hoàng kim đó, nam nghệ sĩ chia sẻ, anh là ông bầu nổi tiếng chưa bao giờ thất bại, chưa từng gặp mưa gió, đi đến đâu là khán giả đông như kiến. Khán giả ngồi kín sân vận động.

“Có đợt tôi đưa đoàn biểu diễn từ ngoài Bắc vào miền Trung, đi một vệt, hết các tỉnh. Băng rôn căng từ Hà Nội vào miền Trung, mỗi tỉnh căng không biết bao nhiêu cái băng rôn.

Tôi nhớ lần đưa đoàn về Vinh (Nghệ An), mới 4h chiều đã bán hết 10 nghìn vé. Đêm đó, chương trình bán được 15 nghìn vé. Cách đây gần 20 năm mà có những đêm diễn khủng khiếp như thế.

Tôi vào Hà Tĩnh, dân tình xếp hàng dài mua vé, mua đĩa. Có bà cụ bắt xe ôm, đi gần 70 km đến chỉ để… xin chụp với tôi kiểu ảnh. Nhiều kỷ niệm lắm!”, Xuân Hinh kể.

Được NSND Hồng Vân ví như “của quý” của làng nghệ thuật nên việc nghệ sĩ Xuân Hinh nghỉ hưu sớm vào năm 2017 khiến nhiều đồng nghiệp và khán giả tiếc nuối.

40 năm cống hiến, về hưu sống giản dị, không danh hiệu NSND

40 năm cống hiến cho nghệ thuật, 40 năm “oanh tạc” khắp các sân khấu hài miền Bắc, nghệ sĩ Xuân Hinh không chỉ được lòng nhân dân mà anh còn nhận đánh giá cao từ đồng nghiệp về tài năng và phong cách sống.

Thế nhưng, đã 26 năm kể từ ngày được phong tặng danh hiệu NSƯT, đến nay, Xuân Hinh vẫn “vắng bóng” trong danh sách xét tặng và phong tặng danh hiệu NSND khiến công chúng không khỏi quan tâm, tò mò và tiếc nuối.

Thực tế, nam danh hài từng né tránh rất nhiều câu hỏi của báo chí xoay quanh vấn đề danh hiệu.

Phóng viên Dân trí liên hệ với Xuân Hinh thì anh cho biết, năm nay nam nghệ sĩ không làm hồ sơ xét tặng danh hiệu NSND. Từ lâu anh đã… không màng đến danh hiệu!?

Hỏi lý do vì sao Xuân Hinh không làm hồ sơ xét tặng danh hiệu NSND, nam nghệ sĩ từ chối trả lời. Anh cho hay: “Tôi được làm nghệ sĩ của nhân dân là vui rồi”.

 

Vua hài đất Bắc Xuân Hinh: Tuổi xế chiều, vẫn không danh hiệu NSND - 3

Cuộc sống về hưu bình dị, đào ao thả cá của Xuân Hinh (Ảnh: Facebook nhân vật).

Sau ánh đèn sân khấu và những tác phẩm hài, khán giả bắt gặp một Xuân Hinh với hình ảnh đời thường giản dị bên những vườn cây, ao cá. Không chỉ nuôi cá, Xuân Hinh còn nhiều lần chia sẻ ảnh lội bùn mò cua, bắt ốc hay trồng rau và dọn nhà giúp vợ. Được xem là “đại gia” của làng hài phía Bắc, sở hữu khối tài sản đáng nể được tích lũy sau nhiều năm làm nghề nhưng ở tuổi hưu, danh hài lại tận hưởng một cuộc sống an nhàn cùng thú điền viên dân dã.

Xuân Hinh vẫn duy trì một cuộc sống bình dị. Anh thường xuất hiện với vẻ ngoài đơn giản, thậm chí có phần xuề xòa.

Xuân Hinh chia sẻ với phóng viên Dân trí, vật chất hay những phù phiếm xa hoa trong giới nghệ thuật, hoặc những vai diễn trái ngược trên sân khấu đều ở bên ngoài cánh cửa gia đình.

Đối với anh, niềm hạnh phúc, sự bình yên chính là mái ấm gia đình, những phút giây được ở bên vợ và các con.

SHARE