Niềm Tự hào của Người Việt : danh tíпh 10 Người Việt thàпh daпҺ tại Mỹ khiếп thế giới пể pҺục
1. DOANH NHÂN BÙI TIẾN DŨNG
Bùi Tiến Dũng là Phó chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu tại tập đoàn máy tính IBM. Sinh ra và lớn lên tại Thái Bình, ông sang Mỹ du học vào năm 17 tuổi và theo học chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử tại Đại học Minnesota (bang Minnesota).
Để có đủ tiền sinh sống và học tập tại Mỹ, ông đã làm rất nhiều việc làm thêm từ bưng bê, dọn dẹp cho đến phát thanh viên. Với tinh thần ham học hỏi và nhiệt huyết của tuổi trẻ ông không ngại dấn thân vào mọi lĩnh vực.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, ông nộp đơn xin vào làm tại phòng thí nghiệm Rochester của tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới này. Trong những năm tiếp theo, ông được đề bạt và đảm nhiệm những vị trí quan trọng như Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latin, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu hay Tổng giám đốc phụ trách giải pháp IT.
Doanh nhân Bùi Tiến Dũng
2. NHIẾP ẢNH GIA LÊ MỸ AN
Lê Mỹ An là giáo sư khoa nhiếp ảnh tại Đại học Bard, New York, nổi tiếng với nhiều tác phẩm về tác động và hậu quả của chiến tranh. Năm 1975, bà cùng gia đình di cư đến Mỹ và học tập.
Năm 1985, bà lấy bằng Thạc sĩ Khoa học (MS) ngành Sinh học ở Đại học Stanford, năm 1993, bà có bằng Thạc sĩ Nghệ thuật (MFA) tại Đại học Yale. Các công trình nhiếp ảnh đáng chú ý của bà như Vietnam (1994-1998), Small wars (1999-2002) và 29 palms. Những bức ảnh của bà góp phần giúp con người nhận ra được sự vô nghĩa của chiến tranh, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong suốt những năm cống hiến cho nghệ thuật, bà đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý như Blair Dickinson Memorial Award, Trường Nghệ thuật Đại học Yale, National Science Foundation Antarctic Artists and Writers Program Award (2007),
Đặc biệt, năm 2012, bà nhận giải thưởng MacArthur Fellowship – một trong những giải thưởng cao quý của Mỹ nhằm tôn vinh cá nhân có cống hiến về hoạt động sáng tạo cho nhân loại.
Nhiếp ảnh gia Lê Mỹ An
3. GIÁO SƯ – TIẾN SĨ NGUYỄN SƠN BÌNH
GS – TS Nguyễn Sơn Bình là Giáo sư hóa học tại Đại học Northwestern, Mỹ, được biết đến về những giải thưởng và vinh danh cho những đóng góp trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Sau năm 1975, ông đến Mỹ và làm rất nhiều công việc để trang trải tiền học phí. Đặc biệt, ông đã vượt qua rào cản ngôn ngữ nhờ sự kiên nhẫn và tinh thần ham học hỏi.
Ông nhận bằng Tiến sĩ Hóa học tại Caltech vào năm 1995, sau đó nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Scripps và chuyển về giảng dạy tại Đại học Northwestern.
Bên cạnh đó, ông cũng là thành viên chính của Phòng Thí nghiệm Quốc gia Mỹ Argonne. Những nghiên cứu của giáo sư đã đưa đến cho ông hơn 30 bằng sáng chế ở nhiều lĩnh vực khác nhau cùng rất nhiều giải thưởng khác,trong đó có thể kể đến Giải thưởng Tổng thống cho Khoa học gia và Kỹ sư trẻ Presidential Early Career Award for Scientists and Engineers (2000) hay Giải thưởng Quỹ Khoa học Quốc gia National Science Foundation CAREER Award (2000).
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Sơn Bình
4. GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU
Giáo sư Ngô Bảo Châu là người đã nhận được Huy chương Fields – một trong những giải thưởng cao quý dành cho những nhà toán học trẻ của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU).
Năm 1997, ông nhận bằng Tiến sĩ Toán học tại Trường Đại học Paris XI, sau đó vào năm 2007, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, Mỹ. Sau công trình Bổ đề cơ bản Langlands đạt giải thưởng Fields, GS.
Ngô Bảo Châu đã được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ. Với niềm đam mê toán học cùng sự kiên trì, ông đã và đang cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu của toàn nhân loại.
Giáo sư Ngô Bảo Châu
5. GIÁO SƯ LƯU LỆ HẰNG
Giáo sư Lưu Lệ Hằng sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, vào năm 1975, bà theo gia đình định cư tại Mỹ. Năm 1990, bà nhận bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts (MIT).
Với những đóng góp vào lĩnh vực thiên văn học, bà là một trong số ít người được trao Giải Annie J. Cannon bởi Hội Thiên văn Hoa Kỳ. Đặc biệt, vào năm 1992, với việc cùng thầy hướng dẫn phát hiện ra vật thể đầu tiên trong Vành đai Kuiper,bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được trao Giải Kavli của Na Uy năm 2012. Đây được xem là Giải Nobel trong lĩnh vực vật lý thiên văn nhằm ghi nhận công lao xuất sắc của những người làm việc trong lĩnh vực này. Với việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, tên bà còn được đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng
6. TIẾN SĨ NGUYỄN TRỌNG HIỀN
TS. Nguyễn Trọng Hiền đã nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Princeton với chuyên ngành nghiên cứu bứcxạ nền vũ trụ vào năm 1981. Sau đó, ông nghiên cứu hậu Tiến sĩ tại đại học Chicago và chuyển đến làm việc tại NASA.
Trong thời gian làm việc tại NASA, ông đóng góp lớn trong công tác nghiên cứu khoa học ở Nam Cực. Đặc biệt, tháng 9/1994, tiến sĩ đã cắm quốc kỳ Việt Nam ở Nam Cực, bên cạnh lá cờ của những cường quốc lớn trên thế giới. Hiện nay ông là giám sát viên nhóm thiết bị thiên văn và là chuyên gia nghiên cứu tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền
7. TIẾN SĨ VŨ THÀNH LONG
TS. Vũ Thành Long sinh ra và lớn lên tại Vũng Tàu, sau đó vào năm 1980, ông định cư tại Mỹ cùng gia đình. Năm 1987, ông nhận 2 bằng cử nhân kỹ thuật hàng không và kỹ thuật cơ khí và được nhận làm việc tạm thời tại Trung tâm NASA Ames, Bắc California.Sau đó ông học tiếp lên tiến sĩ và với thành tích xuất sắc, ông được đặc cách vào nhóm Fellowship do Giám đốc NASA sáng lập. Ông là người phụ trách nghiên cứu đề tài về dàn phóng phi thuyền không gian của NASA.
Bên cạnh đó, ông cũng hỗ trợ nghiên cứu chế tạo phi thuyền. Ông cũng là Giáo sư Kiêm nhiệm (Adjunct Professor) tại Viện Công nghệ Florida và ĐH Trung Florida.
Tiến sĩ Vũ Thành Long
8. GIÁO SƯ NGUYỄN THỤC QUYÊN
GS. Nguyễn Thục Quyên sinh năm 1970 tại Buôn Mê Thuột và chuyển đến Mỹ sinh sống vào năm 1991. Khó khăn với vốn tiếng Anh, cô đã quyết tâm học tiếng Anh tại ba trường trung học ở ba thành phố vào tất cả các ngày.
Năm 2001, cô nhận bằng Tiến sĩ Lý-Hóa tại Đại học California – Los Angeles. Thời gian sau đó, cô chuyển đến Santa Barbara và bắt đầu xây dựng phòng thí nghiệm riêng. Năm 2011, cô nhận được phong hàm Giáo sư khoa học tại ĐH California, Santa Barbara.
Đặc biệt, vào năm 2015-2016, cô được Thomson Reuters – tổ chức hàng đầu thế giới về thông tin tri thức công bố nằm trong danh sách top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên
9. GIÁO SƯ ĐÀM THANH SƠN
GS. Đàm Thanh Sơn vào năm 1984 đã nhận được huy chương vàng toán quốc tế với điểm số tối đa. Ông nhận bằng Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Tổng hợp Lomonosov và nghiên cứu hậu tiến sĩ Đại học Washington, Bang Seatle (1995-1997) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) (1997-1999). Từ năm 2012, ông là Giáo sư Đại học (University Professor) tại Đại học Chicago.
Nghiên cứu của ông về mô hình lỗ đen lỏng trong không gian – thời gian 10 chiều trên tạp chí vật lý hàng đầu thế giới Physical Review Letters đã gây nên tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu toàn nhân loại. Năm 2014, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, và của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.
Giáo sư Đàm Thanh Sơn
10. TIẾN SĨ VICKY THẢO NGUYỄN
Ph.GS – TS. Vicky Thảo Nguyễn định cư tại Mỹ từ năm 1986 và tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Stanford năm 2004. Những nghiên cứu của bà chủ yếu ở lĩnh vực cơ khí sinh học cũng như sự phát triển và hình thành cơ chế tiềm ẩn trong nãobộ và hệ thần kinh trung ứng.
Sau thời gian nghiên cứu ở Sandia National Laboratories, miền Bắc California, hiện nay bà là Phó Giáo sư tại Đại học John Hopkins, bang Maryland. Năm 2009, bà nhận giải thưởng cao quý từ Chính phủ Mỹ dành cho khoa học trẻ.
Đất nước của sự đổi mới và không ngừng phát triển, Mỹ là sự lựa chọn của rất nhiều thế hệ trẻ tìm đến để học tập và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức và khó khăn, bạn cần phải vượt qua và không ngừng nỗ lực.
Hy vọng những chia sẻ về người Việt thành danh tại Mỹ sẽ giúp bạn có thêm động lực cố gắng trong học tập, công việc và niềm tự hào về dân tộc trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Vicky Thảo Nguyễn