Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc “thèm khát”, vung tiền để có 3 thứ này

Quang Linh Vlogs và cuộc sống của anh tại châu Phi vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Đặc biệt là từ khi Quang Linh thông báo làm trang trại để tập trung trồng trọt, chăn nuôi.

Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc thèm khát, vung t.iền để có 3 thứ này - Hình 8

Trang trại của Quang Linh Vlogs có diện tích 14 ha tại Bailundo (huyện Huambo, Angola). Đây được coi là trang trại lớn bậc nhất trong khu vực này. Quang Linh dành nhiều tâm huyết, đầu tư cho trang trại khi đưa cả máy cắt cỏ từ Việt Nam sang để dọn dẹp, canh tác nhanh hơn. Ngoài ra, anh còn tiết lộ xây thêm chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng số t.iền mà anh đầu tư vào trang trại lên đến 4 tỷ đồng.

Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc thèm khát, vung t.iền để có 3 thứ này - Hình 1

Trên trang mạng xã hội của mình, Quang Linh thường xuyên cập nhật tình hình các giống cây trồng tại trang trại. Ở Quang Linh farm tại Angola, nhờ trồng xen canh, gối vụ và trồng đa dạng các loại cây, việc thu hoạch có phần rôm rả. Không chỉ những người Việt, mà nổi bật là ” team châu Phi”, một số nhóm người Trung Quốc cũng mở nông trại và cửa hàng bán nông sản tại Angola.

Quang Linh Vlog mới đây hồ hởi khoe chuyến thu hoạch đầu tiên của năm mới 2024, trong đó chủ lực là các sản phẩm được người Trung Quốc tại Angola tiêu thụ mạnh. Anh chàng tiết lộ, lứa củ đậu mới của năm nay đã được đưa lên thủ đô để chào hàng.

Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc thèm khát, vung t.iền để có 3 thứ này - Hình 2

” Bình thường củ đậu trồng khoảng 6 tháng mới thu hoạch, nhưng ở đây mình thu hoạch dần, bán dần. Lứa củ đậu này trồng được 3 tháng rồi, củ đã lên to rồi.

Giờ tại Angola đang là mùa mưa, mình cho anh em đào trước 7 luống để chào bán tại cửa hàng nông sản Trung Quốc trước. Đến 2 – 3 tháng nữa là mùa khô, khi đó nguồn cung khan hiếm, mình sẽ thu hoạch rầm rộ bán cho được giá“, Quang Linh nói.

Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc thèm khát, vung t.iền để có 3 thứ này - Hình 3

Quang Linh cho biết thêm, chiến lược bán hàng của team là chào hàng vào thời điểm đầu mùa, giới thiệu với các đầu mối thu mua. Sau đó sẽ bán theo đơn đặt hàng, khi các nông trại khác đã thu hoạch xong. Việc trồng cấy ở trang trại cũng lựa theo mùa như thế mà định ngày xuống giống.

Nhờ làm đất tốt, củ đậu tại Quang Linh farm có cỡ tương đối, khoảng 200 – 300 gram/củ, vỏ mỏng. Ở Angola, củ đậu chủ yếu bán cho người Trung Quốc, còn người bản địa chưa quen thuộc với món này. Công nhân trang trại còn tưởng củ đậu là khoai tây.

Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc thèm khát, vung t.iền để có 3 thứ này - Hình 4

Chủ tịch Quang Linh không bỏ lỡ cơ hội quảng bá nông sản Việt, liền bóc ít củ đậu mời anh em trong farm ăn thử. Anh chàng có vẻ khá tự hào về thành phẩm của trang trại.

Ngoài củ đậu, chuyến chào hàng đầu năm này team Quang Linh còn đem theo cả củ cải trắng và ngô ngọt. Anh chàng cho biết, ở Luanda có nhiều cửa hàng, siêu thị bán nông sản Trung Quốc sẵn sàng thu mua 3 mặt hàng này, nếu đảm bảo chất lượng.

Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc thèm khát, vung t.iền để có 3 thứ này - Hình 5

Ngô ngọt và củ cải trắng ở Quang Linh farm cũng đã sẵn sàng cho thu hoạch. Trong khi người Trung Quốc “thèm khát” các loại nông sản này, ở bản, ở chợ huyện nơi Quang Linh sống, người dân lại chưa quen thuộc, sức mua kém.

Họ tốn nửa ngày đường mới đến thủ đô Luanda, và cũng phải tuyển lựa những nông sản to, ngon, đẹp nhất để mang đi, loại xấu để cho anh em trong nhà ăn, hoặc làm thức ăn chăn nuôi cho nông trại. Bù lại, giá nông sản bán tại Luanda khá cao, và thương lái tính theo cân chứ không mua “vo” theo sọt như các thương lái ở chợ huyện.

Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc thèm khát, vung t.iền để có 3 thứ này - Hình 6

Quang Linh Vlog khiến người Trung Quốc thèm khát, vung t.iền để có 3 thứ này - Hình 7

Ông chủ trẻ của Quang Linh farm nhẩm tính, chuyến hàng đầu năm mới đã xuất đi được hơn 600kg nông sản các loại, hứa hẹn một năm bội thu. Anh chàng hy vọng, chiến lược trồng – thu hoạch – bán cuốn chiếu sẽ có hiệu quả, đem lại kinh tế ổn định cho trang trại và các công nhân trong tương lai.

SHARE