Các loại rau bạn có thể trồng đi trồng lại

Rau là thực phẩm được sử dụng hằng ngày và mang lại cảm giác ngon miệng hơn. Thông thường, bạn sử dụng phần ăn được như thân, lá để ăn và bỏ phần còn lại. Nhưng có một số loại rau bạn có thể trồng lại từ những phần bỏ đi đó.

Hãy cùng điểm danh các loại rau có thể trồng lại từ những phần không sử dụng đến trong bài viết này nhé.

1.Cải thìa

Bạn sử dụng phần lá phía trên để chế biến món ăn và giữ lại 2cm phần thân sát gốc để trồng lại. Chuẩn bị 1 bát nước ấm và đặt phần gốc cải xuống sao cho chỉ ngập khoảng 2/3 là được. Sau khoảng 1 tuần, bạn có thể trồng cải thìa ra đất trong chậu hoặc ngoài vườn để cây tiếp tục phát triển lớn hơn.

Cải thìaCải thìa

2.Cần tây

Tương tự cả thìa, bạn giữ lại phần gốc và thân sát gốc rồi đặt vào bát nước ấm sao cho phần rễ dưới nước và phần thân hướng lên trên. Sau khoảng 5 – 7 ngày đặt trong nước, bạn hãy đem cần tây trồng vào chậu đổ đầy đất hoặc trồng trong vườn.

Trồng lại cần tây bằng phần gốc bỏ đi

3.Hành lá

Nếu bạn không sử dụng đến phần củ hành bên dưới thì cũng đừng vứt đi. Hãy lấy một cốc nước để ngâm hành và đặt vào nơi có ánh sáng. Sau vài ngày, hành lá lại mọc ra các lá xanh tươi tốt như ban đầu. Lúc nào cần ăn bạn hãy lấy kéo cắt phần lá và để nó tiếp tục phát triển lại.

Trồng lại hành lá trong nước

4. Cà rốt

Khi cắt củ cà rốt chế biến, hãy giữ lại 3 cm phần đầu của củ cà rốt rồi đặt vào khay chứa nước. Đặt khay vào nơi có ánh sáng tốt như cửa sổ, ban công… Sau vài ngày ngâm trong nước, phần lá xanh bên trên sẽ mọc trở lại và bạn có thể dùng nó bổ sung thêm cho món salad thêm hương vị.

Trồng lại cà rốt với phần đầu cà rốt bỏ đi

5. Tỏi

Củ tỏi là gia vị không thể thiếu của mỗi nhà và tuy nó không phải là phần bỏ đi nhưng bạn vẫn có thể trồng thành cây mới. Mỗi củ tỏi có nhiều tép và mỗi tép sẽ mọc ra một mầm tỏi và phát triển thành cây con. Khi thấy tỏi mọc mầm, bạn hãy đặt nó vào một đĩa sâu với ít nước. Khi mầm tỏi nhô lên cứng cáp thì di chuyển trồng chúng xuống đất trong chậu hoặc ngoài vườn, lấp đất kín các tép tỏi. Nếu thời tiết ấm áp, rễ tỏi sẽ mọc nhanh và mạnh.

Trồng tỏi từ tép tỏi

6. Húng quế

Khi dùng húng quế, bạn hãy chừa lại một đoạn cành dài khoảng 5 – 7 cm và đặt vào cốc nước, để ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bạn lưu ý nhớ thay nước thường xuyên để cây không bị thối nhé. Khi thấy rễ mọc dài khoảng 5 cm thì chuyển vào chậu trồng với đất. Sau một thời gian, cành húng quế sẽ mọc ra nhiều nhánh mới và rễ cứng cáp hơn thành một cây húng quế.

Trồng húng quế từ cành

7. Xà lách

Đặt gốc xà lách khi đã cắt phần lá bên trên ngập ½ trong nước và luôn giữ nước ở mức này vì nếu ngập hết gốc nó sẽ bị thối. Khi xà lách đã ra rễ thì đưa cây trồng vào đất. Trong điều kiện thời tiết thoáng mát, đủ ánh sáng xà lách sẽ phát triển rất nhanh mà không cần bón thêm phân bón. Với cách này, bạn cũng có thể trồng bắp cải.

Trồng lại xà lách

8. Rau mùi

Dùng nhánh rau mùi đặt trong cốc nước, một thời gian chúng sẽ ra rễ và phát triển lá. Để đến khi rễ đủ dài thì mang trồng trong chậu. Đặt chậu cây nơi có đủ ánh sáng và tưới nước đủ cho cây. Rau mùi sẽ mọc thành một cây mới thật tốt trong khoảng 1 tháng.

Trồng lại rau ngò bằng phần gốc bỏ đi

Thú vui của người nội trợ không chỉ là nấu ăn mà còn là trồng những loại rau mình ăn hằng ngày. Hãy thử bằng các cách trên để trồng lại những loại rau mà bạn yêu thích từ phần không sử dụng đến thay vì vứt vào sọt rác nhé. Chúc các bạn thành công!

9. Cách trồng sả

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một vài nhánh sả tươi còn nguyên vẹn phần gốc, sau đó cắt bỏ phần ngọn và ngâm toàn bộ thân sả trong cốc nước sạch. Tiếp đến, bạn hãy đặt cốc sả ở nơi khô ráo, thoáng mát và có một chút ánh sáng mặt trời như bên cạnh cửa sổ, ngoài sân vườn,… Sả mất 2 ngày để ra rễ và chậm nhất là 1 tuần sau khi ngâm nước, sả bắt đầu ra lá. Cuối cùng, sau khoảng 2 tuần, nhánh sả sẽ ra thêm rất nhiều lá và gần như phát triển hoàn toàn.

Cuối cùng, bạn cần cho sả vào chậu đất nhỏ để trồng, chờ khoảng 3 tuần từ khi bắt đầu ươm trồng là có thể ăn được. Đặc biệt, đừng quên thường xuyên thay nước trong quá trình ngâm sả (khoảng 2 ngày 1 lần) để tránh tình trạng héo úng nhé!

Cách trồng sả

10. Cách trồng hành tây

Để chọn được hành tây tươi ngon và ra rễ tốt, bạn nên lưu ý chọn những củ hành tây tươi, có phần rễ nguyên vẹn và không trầy xước. Sau đó, bạn tiến hành giữ lại phần gốc rễ rồi ngâm với nước sạch. Sau khoảng 7 ngày từ khi bắt đầu ngâm nước, phần rễ sẽ phát triển dài ra và có màu trắng nhạt.

Bên cạnh trồng hành tây trong cốc nước, bạn có thể ươm rễ vào chậu đất đều được. Lưu ý lựa chọn đất tơi, xốp và có độ pH phù hợp bạn nhé!

Cách trồng hành tâyCách trồng hành tây

11. Cách trồng gừng

Để chọn được gừng tươi ngon dùng để trồng sau này, bạn nên lưu ý chọn mua những cây gừng gốc có chiều cao vừa phải, mang vị tươi ngon và cay thơm đặc trưng. Tiếp đến, hãy dùng tay bẻ lấy khoảng 3cm phần củ tươi nhất một cách cẩn thận, sau đó tiến hành hong khô bề mặt. Khi gừng bắt đầu khô lại, bạn đem gừng ngâm cùng với nước ấm qua đêm, sau đó ươm vào chậu đất. Lưu ý chọn đất tơi xốp và thấm nước tốt.

Cuối cùng, bạn hãy đặt chậu trồng gừng ở nơi ấm áp và có ánh sáng mặt trời. Sau khoảng 20 ngày trồng, gừng sẽ nảy mầm nếu được tưới nước đều đặn từ 2-3 lần/ngày. Khi gừng trổ nhiều lá, bạn có thể tưới đẫm lá cùng với củ thay vì chỉ phẩy nước lên bề mặt như những ngày mới trồng. Gừng có thời gian thu hoạch khá lâu (khoảng 1-2 tháng) nên bạn hãy kiên nhẫn đợi chúng cao tầm 60cm-120cm nhé!

Cách trồng gừng

SHARE