Shark Linh: Các bạn trẻ đi làm không nên về trước 7h tối, như vậy là quá sớm, có thể ở lại làm thêm, nghiên cứu thêm

42

Shark Linh cho rằng, ngoài thời gian đi làm cơ bản từ 9h sáng đến 6h chiều, các bạn trẻ nên ở lại công ty làm thêm các công việc khác, nghiên cứu thêm kiến thức…, để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi cơ hội tìm đến.

3 cuộc phỏng vấn tuyển dụng tương đương với công cuộc chuẩn bị trong 10 năm trời

Không phải ngôi sao truyền hình hay diễn viên nổi tiếng nhưng Shark Thái Vân Linh, Giám đốc chiến lược và vận hành nhiều Quỹ đầu tư lớn vẫn được nhiều bạn trẻ yêu mến nhờ những chia sẻ thẳng thắn, mang tính định hướng cao.

Trước đây, khi xuất hiện tại một sự kiện tổ chức ở TPHCM, Shark Linh tiếp tục truyền cảm hứng đến những người tham dự khi nói về may mắn và sự chuẩn bị cần thiết để đón nhận may mắn.

Shark Linh: Các bạn trẻ đi làm không nên về trước 7h tối, như vậy là quá sớm!

Trước đó, Shark Thái Vân Linh đã từng làm việc tại các công ty tài chính lớn cũng như công ty khởi nghiệp ở Mỹ. Năm 2008, chị về Việt Nam làm giám đốc vận hành cho VinaCapital chỉ sau 3 cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

“Ba lần phỏng vấn, nghe rất cơ bản nhưng thật ra mỗi lần phỏng vấn là một cuộc nói chuyện từ 1-1,5 tiếng. Ba lần là khoảng 4-5 tiếng. Linh nói ở đây chưa đến 10 phút đã có người ngáp rồi, nếu nói 4-5 tiếng về một chủ đề thì phải hiểu rất sâu”, Shark Linh cho biết.

Chia sẻ cụ thể hơn, chị cho rằng 3 cuộc phỏng vấn tương đương với 10 năm chuẩn bị. Bởi vì chỉ được hỏi tất cả kiến thức đã thu nhận trong 9-10 năm trước đó, hỏi về phân tích tài chính, về thị trường, về vận hành, chiến lược,… nói chung phải biết tất cả.

“Những thứ ấy không thể “ôn bài” trong 1-2 ngày là biết hết được”, chị khẳng định.

Các bạn trẻ đi làm không nên về trước 7 giờ tối

Cũng theo Shark Linh, may mắn là do bản thân mỗi người tự tạo ra. Nhiều người thường cho rằng cuộc đời mình không may mắn, hay gặp xui xẻo trong khi những người khác vẫn gặp may. Nhưng rất có thể những người than phiền đã gặp may mắn rồi, chỉ là họ không biết cách nắm lấy.

“Khi Linh tình cờ gặp cơ hội, Linh đã chuẩn bị trước đó 10 năm rồi. Lời khuyên cho các bạn là không quan trọng bạn muốn làm gì, làm ngành nào, làm lĩnh vực nào mà quan trọng là bạn đang tăng trưởng như thế nào”.

“Điều cơ bản nhất là các bạn đi làm từ 9h sáng đến 6h chiều về, nhưng sau đấy các bạn phải làm thêm cái gì đó nữa. Nghĩa là: Các bạn không nên về trước 7h, giờ đó là quá sớm rồi. Các bạn có thể ở lại làm thêm công việc khác, trả lời email, nghiên cứu thêm, tới khi về rồi cũng có thể nghiên cứu thêm nữa”.

“Chỉ có như vậy các bạn mới có đủ sự chuẩn bị để nắm lấy cơ hội”, Shark Thái Vân Linh kết luận.

Shark Linh hiến kế cho startup cách để: "Vốn kinh doanh có chút mà vẫn hút người siêu"

Được biết đây không phải là lần đầu tiên Shark Linh khuyên các bạn trẻ nên chú trọng vào vấn đề phát triển công việc. Năm ngoái, tại một buổi giao lưu giữa các “cá mập” trong gameshow Shark Tank Việt Nam với sinh viên thủ đô, Shark Linh cho rằng ở tuổi 20, các bạn trẻ nên tập trung vào công việc thay vì nghĩ đến vấn đề cân bằng cuộc sống.

Nếu 20 tuổi họ có thể dễ dàng nói “tôi không biết” và sẽ có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo thì đến khi lên tới 30, 40 tuổi, có nhiều vấn đề mà họ không thể tiếp tục nói “tôi không biết” được nữa.

“Vậy thì trong độ tuổi 20, các bạn không nên suy nghĩ cuộc đời thế nào, đi chơi ra sao. Hai mấy tuổi là cơ hội duy nhất để các bạn học hỏi càng nhiều càng tốt”, Shark Linh khẳng định.

Shark Linh: Có nhiều người sáng đi làm, tối đi chơi, không rõ mục tiêu nhưng vẫn muốn sung sướng, giàu có

“Cá mập” Thái Vân Linh từng xuất hiện trong một chương trình khởi nghiệp trên truyền hình đã có những chia sẻ về con đường tiến tới thành công của mình.

{keywords}
Shark Linh vốn xuất thân từ gia đình nghèo khó với mẹ là thợ may gia công và cha là thợ cắt cỏ

Vốn xuất thân từ gia đình nghèo khó với mẹ là thợ may gia công và cha là thợ cắt cỏ, Shark Linh bắt đầu ý thức được vai trò của mình trong gia đình. Hàng ngày, ngoài giờ đi học, buổi tối chị thường nhận may gia công và cuối tuần đi cắt cỏ thuê để kiếm thêm thu nhập.

Sống trong cảnh nghèo khó, chị luôn ý thức việc phải nỗ lực để thoát nghèo.

“Khi còn nhỏ, mình không biết đi chơi là gì. Bài học mình học được khi ấy là nếu muốn đạt được cái gì, mình cần phải cố gắng hết sức. Đó cũng là điều tạo nên nền tảng cho mình đến ngày hôm nay.

Mình rất tin vào câu “Thành công chỉ 1% là thông minh, còn 99% là chăm chỉ”, Shark Linh nói.

Biết gia đình không có nhiều tiền, Shark Linh quyết tâm phải tự lo việc học đại học. Mặc dù vậy, khi đi ghi danh nộp đơn, chị được 2 trường chấp nhận, trong đó có một trường cấp học bổng toàn phần, một trường còn lại uy tín hơn nhưng chỉ hỗ trợ một phần tài chính.

“Suy nghĩ rất lâu, cuối cùng mình quyết định chọn trường chỉ hỗ trợ một phần tài chính. Với nhiều người có lẽ sẽ chọn hướng 100% được tài trợ. Nhưng mình quyết định chọn trường tốt vì nhận thấy rằng trường đó nếu học sẽ ảnh hưởng đến tương lai của mình khá nhiều”, Shark Linh kể lại.

Lựa chọn ngôi trường không tài trợ học bổng toàn phần, cô gái tuổi đôi mươi sau mỗi giờ học phải đi làm thêm tới 40 giờ/tuần.

Một ngày của chị thường bắt đầu từ 8-9h sáng, kết thúc lúc 8-9h tối, sau đó đi ôn bài, họp nhóm để làm dự án chung trong lớp.

{keywords}
Shark Linh hiện đang là CEO TVL Group

Đến khi quyết định học lên thạc sỹ, chị tiếp tục phải đắn đo. “Thêm một lần nữa mình biết tình hình kinh tế gia đình không khả quan. Mặt khác, mình lo không biết ngôi trường nào sẽ chấp nhận mình”.

Một trong những yếu tố các trường đòi hỏi là ứng viên phải đạt điểm cao trong cuộc thi GMAT. Đây vốn là bài thi đánh giá khả năng của sinh viên khi nộp đơn vào chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Điểm GMAT tối thiểu các trường yêu cầu ở mức 700, nhưng khi làm thử chị chỉ đạt 500 điểm.

“Để đạt được 700 điểm, mình buộc phải gò mình làm 2 bài test/ ngày, mỗi bài mất 2,5-3 tiếng.

Trong một ngày mình đã đi làm hơn 10 tiếng. Mình phải chấp nhận mỗi ngày làm việc trở nên dài hơn. Mình chấp nhận đi sớm ôn bài từ 6-9h sáng, sau đó làm việc đến 8h tối và tiếp tục ôn bài đến 11h đêm. Sau 6 tháng, cuối cùng mình đã đạt 720 điểm”, Shark Linh kể lại.

{keywords}
Hai thứ chị chọn hy sinh khi ấy là Tiền và Gia đình

Tất nhiên, thành công nào cũng luôn phải đánh đổi; đã lựa chọn là phải hy sinh. Hai thứ chị chọn hy sinh khi ấy là Tiền và Gia đình

Để đi học trường danh giá đó, Shark Linh phải mượn tiền để đi học. “Nói thật đến ngày hôm nay, Linh vẫn còn trả tiền trường”, Shark Linh nói.

“Điều đánh đổi thứ hai chính là gia đình. Lúc đó gia đình mình khá khó khăn. Khi ấy ba vừa mất, Linh phải là người lo cho mẹ và em gái.

Khi đi học cũng không có tiền lương, bởi lần này học Thạc sỹ rất khó, vừa học vừa làm là không thể. Linh bàn với mẹ về quyết định mình buộc phải đi xa. Vì tương lai của gia đình, mình buộc phải làm. Mình biết ngay lúc đó đây là quyết định ngắn hạn. Gia đình mình phải chịu cực nhưng sau đó mình sẽ có thể  phát triển hơn”, Shark Linh nghẹn ngào kể.

Bản thân chị cho rằng, yếu tố lớn nhất khiến nhiều người không đạt được mục tiêu chính là không biết mục tiêu của mình là gì.

“Có người sáng thức dậy đi làm, tối về xem TV hoặc đi nhậu. Họ không biết mình muốn cái gì mà chỉ nghĩ mình muốn sung sướng.

Thực tế ai cũng có tài năng. Nhưng họ phải chọn dùng tới nó và chọn việc bỏ ra nhiều động lực hơn những người khác để mình đạt được những điều mình muốn.

Còn với mình, đi sớm, về trễ, tiếp tục làm việc tìm hiểu. Đó chính là bí quyết để thành công”, Shark Linh chia sẻ.

Theo Trí thức trẻ, Tổng hợp

SHARE