Cay đắng kết hôn giả: Giấc mộng đổi đời làm tan nát gia đình

36

“Mẹ ơi, giờ con chỉ muốn trở về Việt Nam” – chị T. khóc nức nở khi nói chuyện qua điện thoại với mẹ.

Hơn 1 năm sau cuộc điện thoại này, chị T. quay về Việt Nam, bắt đầu lại từ con số 0 ở tuổi gần 40. Bây giờ cuộc sống của chị T. đã ổn định. Tháng 12 tới, chị và bạn trai dự định tổ chức đám cưới tại TP.HCM.

3 năm cay đắng ở Mỹ

Nếu đám cưới diễn ra như dự tính, đó sẽ là cuộc hôn nhân thứ 3 của chị T., xen giữa là cuộc hôn nhân giả. Ở cuộc hôn nhân đầu tiên, chị T. có 2 đứa con, cuộc sống khá ổn định và hạnh phúc.

Mọi thứ bắt đầu đảo lộn khi chị và chồng đưa ra một quyết định mà sau này chị nói quá “ngu ngốc”, đó là hai người cùng ly dị và kết hôn giả với “đối tác” có quốc tịch Mỹ để tìm cách định cư tại “thiên đường”.

“Ban đầu gia đình chồng tôi cản vì cách làm này rất rủi ro, thậm chí có thể tan nát gia đình. Nhưng chúng tôi nghĩ đến tương lai tốt hơn của hai con mình. Chúng tôi còn bị thuyết phục khi nghe một số trường hợp đã thành công trước đây” – chị T. tâm sự.

ket hon gia
Ảnh minh họa: Unsplash

Qua môi giới và giới thiệu, chị T. và chồng mình sắp xếp được 2 cuộc “hôn nhân”. Chị chấp nhận trả 70.000 USD cho “đối tác” để đi cùng 2 con đến Mỹ. Chồng chị chỉ đi một mình nên trả cho đường dây thấp hơn, khoảng 40.000 USD.

Tháng 8-2014, chị T. cùng 2 con đến Mỹ trước và dự định sẽ gặp chồng 6 tháng sau đó. Theo kế hoạch, sau khi gặp chồng, gia đình chị sẽ đoàn tụ tại Mỹ. Họ sẽ chờ đợi thời gian, làm thủ tục ly hôn với “đối tác” rồi tái hợp nhau.

Trong thời gian chờ chồng qua, chị và 2 con tạm sống trong nhà “chồng” mới để đối phó với các cuộc kiểm tra có thể xảy ra bất cứ lúc nào của cơ quan di trú địa phương.

“Tôi và anh ta (chồng giả) sống chung nhà nhưng sinh hoạt khác phòng. Ban đầu mọi chuyện khá suôn sẻ. Anh ta tỏ ra sẵn lòng giúp đỡ, giúp 3 mẹ con hội nhập với cuộc sống mới như dạy tiếng Anh, đưa đi chợ… Nhưng dần dần anh ta bắt đầu đề cập đến chuyện tình dục. Cứ vài ngày, anh ta lại mò vào phòng tôi nói chuyện này chuyện nọ, rồi gợi ý…”.

Mức độ “tấn công” của người chồng giả ngày càng tăng, hai người bắt đầu to tiếng, cãi vã.

“Tôi định tố cáo anh ta với cảnh sát, nhưng anh ta nói rằng nếu làm như vậy, anh ta sẽ kể về cuộc hôn nhân giả và tôi sẽ bị trục xuất về nước” – chị T. kể lại.

Sau nhiều cuộc nói chuyện điện thoại với gia đình ở Việt Nam cùng tham khảo ý kiến bạn bè tại Mỹ, chị T. quyết định tố cáo chồng giả. Năm 2017, chị T. và 2 con bị trục xuất về Việt Nam.

Tuy nhiên, bi kịch chưa dừng lại đó vì thời điểm chị sắp về thì chồng chị đã hoàn tất thủ tục qua Mỹ với “vợ” mới. Và nỗi đau càng thêm chồng chất vì chồng chị với “vợ” mới có dấu hiệu yêu nhau thật.

Đến một ngày, sau những cuộc điện thoại cùng những dòng chat qua mạng ngày càng thưa thớt, chị T. nhận ra rằng mình đã mất chồng!

30%: Trong số hàng trăm ngàn người nhận visa nhập cư vào Mỹ được phê chuẩn trên cơ sở hôn nhân mỗi năm, khoảng 30% thuộc diện hôn nhân giả. Đó là dữ liệu năm 2006 của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ. 

“Nghề” kết hôn giả

Anh T.H. (nhà ở quận 3, TP.HCM) từng có thời gian làm công việc chụp hình cho các đám cưới giả. Anh cho biết trong 15 năm, anh đã chụp ảnh cưới, du lịch cho một khách hàng người Canada gốc Việt ba lần.

Anh T.H. cho biết: “Lần đầu tiên, người khách này thuê tôi chụp hình cưới anh ta với một phụ nữ ở TP.HCM vào năm 2001. Tôi chụp cảnh 2 người đi du lịch, ăn uống, ảnh cưới… Chừng 8 hay 9 năm sau, anh ta lại nhờ tôi chụp hình cưới với một cô gái ở Tiền Giang.

Mới đây, anh ta lại trở về Việt Nam nhờ tôi chụp hình đám cưới với một cô gái khác. Anh này có lẽ sống bằng nghề kết hôn giả chuyên nghiệp”.

Giấc mơ Mỹ thấp thỏm

“Cưới giả, trả tiền sòng phẳng nhưng luôn bị “đối tác” đòi tình dục là chuyện xảy ra như cơm bữa trong các cuộc hôn nhân giả để tìm cách định cư ở Mỹ” – anh K., một người Mỹ gốc Việt sống ở bang California, nói với chúng tôi.

Anh K. từng cưu mang 1 phụ nữ và con trai đến từ Biên Hòa (Đồng Nai), sau này hai người nảy sinh tình cảm và sống chung với nhau.

Anh kể năm 2012, bạn gái anh đã trả cho “chồng giả” 60.000 USD để tìm cách định cư ở Mỹ. Tiền bạc đã được chung chi sòng phẳng, nhưng sau khi chị và con trai đến Mỹ, “đối tác” lại đòi thêm “khoản” kia.

Vì hai mẹ con yếu thế, nên bạn gái anh không còn sự lựa chọn ngoài cách tháo chạy khỏi nhà chồng giả, rồi hủy hôn. Thời điểm mẹ con bơ vơ trên đất khách quê người, chị may mắn gặp anh K. trong một lần nhờ dịch hộ tài liệu tiếng Anh.

Theo anh K., một trong những cách liên quan đến hôn nhân giả của người Việt được các bậc phụ huynh lựa chọn nhiều nhất hiện nay là đưa con cái, người thân qua Mỹ, Canada hoặc Úc du học hoặc thăm thân nhân dài ngày. Tại đây họ sẽ tìm “mối” kết hôn giả.

“Đây được xem là cách an toàn vì người muốn ở lại đã hội nhập xã hội, nói được tiếng Anh, có mối quan hệ, có thời gian tìm hiểu kỹ đối tác” – anh K. chia sẻ.

Dĩ nhiên, không có gì là tuyệt đối 100%. Một số trường hợp đã mất tiền và cả thân xác. Trường hợp của chị H. ở quận Phú Nhuận, TP.HCM là một ví dụ.

Năm 2017, chị H. đưa con gái đến Canada học tiếng Anh tại một trường cao đẳng ở TP Toronto với mục đích tìm kiếm một cuộc hôn nhân giả. Tại đây, con gái chị tìm được “mối” với giá thỏa thuận 40.000 đôla Canada, ứng trước 30% số tiền này ngay khi xúc tiến các thủ tục.

Thế nhưng con gái chị không may mắn gặp phải “đối tác” mê cờ bạc. Cứ vài tuần, anh ta lại ngửa tay xin con gái chị vài trăm đôla. Rơi vào thế kẹt, con gái chị đành bấm bụng đưa tiền.

Nhưng đến một ngày con gái chị đã quyết định chấm dứt cuộc “hôn nhân” này khi “đối tác” đòi nâng giá tiền hôn nhân lên 50.000 đôla Canada cùng tình dục… Thế là chị mất đứt tiền đặt cọc 30% đầu tiên.

Anh H. hiện đang làm ở một tòa soạn báo tại Úc gọi những cuộc hôn nhân giả của người Việt là “giấc mơ Mỹ thấp thỏm”.

Theo anh H., bản chất của hôn nhân giả là một người làm kết hôn vì tiền, người còn lại vì muốn tìm cuộc sống ở nơi mà họ nghĩ sẽ tốt hơn.

“Hệ lụy của hôn nhân giả có khi là bạn phải đánh đổi thân xác hay mất hết tiền bạc. Điều đó sẽ ám ảnh bạn suốt cả phần đời còn lại dù bạn có thể đã đạt được mục đích của mình” – anh H. nói.

Đừng đến Mỹ bằng mọi giá

Đó là lời khuyên của anh Nguyễn Nam – một người Mỹ gốc Việt hiện trở về Việt Nam làm việc cho một công ty truyền thông. Anh Nam cho biết đã làm việc ở một số hội thiện nguyện tại tiểu bang California để giúp đỡ những người Việt mới qua Mỹ hay người gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn.

Anh nói: “Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về hôn nhân giả của người Việt, có người đạt được mong muốn, có người kết thúc câu chuyện trong cay đắng. Lời khuyên của tôi là bạn không nên qua Mỹ bằng mọi giá.

Nếu có điều kiện qua đây, bạn sẽ thấy người Việt ở đây lao động rất vất vả. Ở đâu bạn cũng phải làm việc. Quan trọng là bạn phải có niềm vui trong công việc và cuộc sống”.

Phạt tiền, tù và trục xuất

Theo luật pháp Mỹ, những công dân Mỹ liên quan kết hôn giả, dù không bị trục xuất nhưng cũng phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc như bị phạt tù tới 5 năm và phạt tiền lên tới 250.000 USD cùng với việc bị tước bỏ nhiều quyền lợi khác.

Không ai an toàn

Luật liên bang Mỹ cũng có quy định rõ về việc tước quốc tịch: “Bất cứ người nào có được quốc tịch Mỹ bằng cách gian dối, bất hợp pháp đều bị tước quốc tịch”.

Trong một chia sẻ với truyền thông, luật sư Nguyễn Đỗ Phủ thuộc văn phòng luật Đỗ Phủ – Anh Tuấn tại California cho biết chuyện những người Việt muốn tìm “mối” kết hôn giả để định cư ở Mỹ là chuyện rất thường gặp tại văn phòng của ông.

Và trên thực tế, số tiền thu được từ những việc này (theo ông Phủ, khoảng 20.000-30.000 USD) cũng là cám dỗ rất lớn với nhiều luật sư chuyên về di trú đang hành nghề tại Mỹ, dù ai cũng biết đây là việc phạm pháp.

“Một hồ sơ kết hôn giả dao động 70.000-80.000 USD, trong đó luật sư lấy phí 20.000 đến 30.000 USD/hồ sơ. Nếu làm 100 hồ sơ, thu lợi 2-3 triệu USD. Nguồn lợi rất lớn nên có nhiều luật sư đánh động lòng tham” – luật sư Phủ nói.

Theo luật sư Đỗ Phủ, những hồ sơ nào bị phía Mỹ nghi là giả, dù cho người kết hôn giả đã có thẻ xanh hay quốc tịch cũng có thể bị trục xuất và thu hồi thẻ xanh/quốc tịch, không ai an toàn cả.

Ngoài ra, những người Việt bị tòa Mỹ kết tội kết hôn giả cũng đối diện nguy cơ bị trục xuất về nước và phạt tiền.

Phạt tù, trục xuất

Trang web của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ (ICE) trong phần thông tin về kết hôn giả khẳng định: “Kết hôn giả là một tội nghiêm trọng làm suy yếu an ninh quốc gia và khiến chúng ta mất an toàn hơn. Việc tham gia kết hôn giả có thể bị phạt tù tới 5 năm với những người liên đới”.

Những người bị buộc tội kết hôn giả cũng có thể bị buộc tội làm giả visa, cấu kết và bịa đặt thông tin khai báo, với mỗi tội danh đó họ còn có thể bị lãnh thêm án tù và các khoản phạt tiền khác nữa.

Luật liên bang Mỹ có quy định rõ về việc tước quốc tịch: “Bất cứ người nào có được quốc tịch Mỹ bằng cách gian dối, bất hợp pháp đều bị tước quốc tịch”.

Thêm nữa, dù cố ý hay không cố ý trong việc kết hôn giả, dù đã có quốc tịch bao nhiêu năm, song nếu bị phát hiện đã dùng thủ đoạn gian dối để có, một người vẫn sẽ bị tước quốc tịch Mỹ.

Liên quan tội kết hôn giả, tùy theo mức độ liên đới và ở từng trường hợp cụ thể, mức án phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để có thông tin tham chiếu, người viết dẫn một trường hợp mới nhất liên quan tới việc này vừa đăng trên trang web của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 16-5.

Theo đó, 5 bị cáo liên quan tới một nhóm tổ chức kết hôn giả giữa công dân Mỹ và người nước ngoài nhằm giúp người nước ngoài được cấp thẻ xanh tại Mỹ đã vừa nhận tội.

Với chỉ một tội danh là cấu kết để thực hiện mưu đồ kết hôn giả, mỗi bị cáo này đối mặt với mức án tối đa 5 năm tù cùng khoản tiền phạt lên tới 250.000 USD và bị trục xuất đối với bị cáo người nước ngoài.

Mặc dù với nhiều người, mức án như vậy đã là nghiêm khắc, song dường như chưa đủ sức răn đe để làm “nản lòng” những người khát khao tới Mỹ bằng “lối tắt” đó.

 (theo Tuổi Trẻ)

Nɢườι Vιệt ƅɪ̣ tҺȏι mιȇᥒ ⱱὰ ᥴҺụҏ tҺuṓᥴ mȇ ƅằᥒɢ sợι Ԁȃγ ᥴҺuγḕᥒ ⱱὰᥒɢ

Dướι ᵭȃγ ℓὰ ᥴҺιɑ sẻ ᥴս̉‌ɑ ƅạᥒ Đạι-Nɑm Huγḕᥒ-LιᥒҺ tɾȇᥒ ɢɾouҏ Cộᥒɢ Đṑᥒɢ TҺս̉‌ Đȏ WɑsҺιᥒɢtoᥒ DC – MɑɾγℓɑᥒԀ – Vιɾɢιᥒιɑ (ᥒɢὰγ 2/10) ⱱḕ ⱱιệᥴ mɪ̀ᥒҺ suýt tɾở tҺὰᥒҺ ᥒạᥒ ᥒҺȃᥒ ᥴս̉‌ɑ một ⱱụ tҺȏι mιȇᥒ, ᥴҺụҏ tҺuṓᥴ mȇ: ”Mɪ̀ᥒҺ ᥒɢҺᥱ кể ⱱὰι ℓầᥒ tɾoᥒɢ кҺu EԀᥱᥒ ᥒҺưᥒɢ кҺȏᥒɢ ᥒɢờ Һȏm ᥒɑγ ℓạι tậᥒ tɑγ ᥴҺứᥒɢ кιḗᥒ. CҺuγệᥒ xἀγ ɾɑ ᥒҺư ⱱầγ. Tɾȇᥒ ᵭườᥒɢ ᵭι ℓὰm ⱱḕ, mɪ̀ᥒҺ ɢҺᴇ́ ᥴҺợ Bιȇᥒ Hoὰ (tɾoᥒɢ кҺu ҏҺở GoℓԀᥱᥒ Cow) ᵭể muɑ ᥴҺút ɢιɑ ⱱɪ̣ ᥴҺo ƅὰ xã mɪ̀ᥒҺ ℓὰm ṓᥴ ℓᥱᥒ xὰo Ԁừɑ.

Chiếc xe đáng ngờ. Ảnh: Đại-Nam Huyền-Linh

KҺι ᵭι ɾɑ xᥱ tҺɪ̀ ᥴᴏ́ ᥴҺιḗᥴ xᥱ VAN/SUV mὰu xάm ᵭậu ᥒɢɑγ sɑu ℓưᥒɢ xᥱ ᥴս̉‌ɑ mɪ̀ᥒҺ, ᥒɢɑγ ℓúᥴ ᵭᴏ́ mɪ̀ᥒҺ tҺấγ 1 ᥒɢuờι ᵭὰᥒ ȏᥒɢ ℓάι xᥱ ⱱὰ 1 ᥒɢườι ҏҺụ ᥒữ ᥒɢṑι ƅȇᥒ ҏɑssᥱᥒɢᥱɾ. Nɢườι ҏҺụ ᥒữ ᥴᴏ́ ɢιọᥒɢ ᥒᴏ́ι Tɾuᥒɢ Đȏᥒɢ ᥒɢoắᥴ tɑγ кȇu mɪ̀ᥒҺ ℓạι, ⱱὰ mɪ̀ᥒҺ ᥒᴏ́ι “No!”. TҺấγ mɪ̀ᥒҺ ƅօ̉‌ ᵭι ᥒȇᥒ ᥴȏ tɑ Һօ̉‌ι “ᥴɑᥒ γou tᥱℓℓ mᥱ wҺᥱɾᥱ tҺᥱ ᥒᥱɑɾᥱst Costᥴo ιs?”.

Mɪ̀ᥒҺ ⱱừɑ ᵭι ⱱừɑ ᥒᴏ́ι “I Ԁoᥒ’t кᥒow, I Ԁoᥒ’t ℓιⱱᥱ ιᥒ tҺιs ɑɾᥱɑ”. Sɑu ᵭᴏ́ mɪ̀ᥒҺ ᵭι ⱱὰo xᥱ mɪ̀ᥒҺ кҺoά ᥴửɑ ℓạι, xᥱ ᥴս̉‌ɑ Һọ ᵭậu sɑu ℓưᥒɢ xᥱ mɪ̀ᥒҺ ᥒȇᥒ кҺȏᥒɢ tҺể ℓuι xᥱ ɾɑ ᵭượᥴ. Nɢườι ҏҺụ ᥒữ ɾɑ xᥱ ᵭι ᵭḗᥒ ᥴửɑ xᥱ mɪ̀ᥒҺ (ℓúᥴ ᵭᴏ́ ᥴửɑ кιḗᥒɢ xᥱ mɪ̀ᥒҺ ᵭɑᥒɢ mở Һɪ́ Һɪ́) ᥴȏ tɑ кȇu mɪ̀ᥒҺ ɋuɑγ кιḗᥒɢ xuṓᥒɢ ᵭể Һօ̉‌ι ᥴҺút xɪ́u, mɪ̀ᥒҺ ⱱẩᥒ ᥒᴏ́ι “NO!” tҺɪ̀ ᥒɢɑγ ℓúᥴ ᥒὰγ ᥴȏ tɑ ᥴầm tɾȇᥒ tɑγ 1 sợι Ԁȃγ ᥴҺuγḕᥒ ⱱὰᥒɢ ⱱὰ ᵭể ɢầᥒ ᥴửɑ Һở Һɪ́ Һɪ́ ᥴս̉‌ɑ mɪ̀ᥒҺ. Mιệᥒɢ ᥴȏ tɑ tҺở ᥴάι ὰo ⱱὰo ᥴửɑ xᥱ ⱱὰ ℓẩm ƅẩm ᥒҺư ᥒιệm tҺầᥒ ᥴҺú, Ԁȃγ ᥴҺuγḕᥒ ƅằᥒɢ ⱱὰᥒɢ ᵭᴏ́ Һɪ̀ᥒҺ ᥒҺư ᥴᴏ́ tҺuṓᥴ mȇ.

Nɢɑγ sɑu ᵭᴏ́ mɪ̀ᥒҺ tҺấγ mắt Һơι mờ mờ ⱱὰ ý tҺứᥴ ᥴἀm tҺấγ Һơι sɑγ xẩm, mɪ̀ᥒҺ ℓιḕᥒ ɋuɑγ кιḗᥒɢ ℓȇᥒ ɾṑ mάγ xᥱ ℓắᥴ ℓắᥴ ᵭầu ᥴҺo tɪ̉ᥒҺ ℓạι, sɑu ᵭᴏ́ mɪ̀ᥒҺ ℓιḕᥒ ᥴầm ҏҺoᥒᥱ ℓȇᥒ ⱱὰ mở ᥴɑmᥱɾɑ ᵭể ᥴҺụҏ Һɪ̀ᥒҺ ᥴȏ tɑ tҺɪ̀ ᥴȏ tɑ ƅօ̉‌ ᥴҺạγ. KҺι xᥱ Һọ ⱱừɑ ᥴҺạγ ᵭι tҺɪ̀ mɪ̀ᥒҺ ᵭuổι tҺᥱo. Họ ƅιḗt mɪ̀ᥒҺ ᵭuổι tҺᥱo, Һọ ℓuι xᥱ ℓạι xᴇ́m ᵭụᥒɢ xᥱ mɪ̀ᥒҺ ᥒҺưᥒɢ mɑγ mɪ̀ᥒҺ ℓuι ℓạι кɪ̣ҏ tҺờι. Mɪ̀ᥒҺ ᥴҺụҏ ᵭượᥴ xᥱ ᥴս̉‌ɑ Һọ. CҺú ý xᥱ ᥴս̉‌ɑ Һọ KHÔNG ᥴᴏ́ ƅιểᥒ sṓ. Để tɾάᥒҺ sự ᥒɢuγ Һιểm ᥴս̉‌ɑ tҺuật tҺȏι mιȇᥒ Һɑγ ᥴҺuṓᥴ tҺuṓᥴ mȇ ᵭể ᥴướҏ ᥴս̉‌ɑ, ᥴάᥴ ƅạᥒ ᥒȇᥒ ᥴẩᥒ tҺậᥒ ⱱὰ tɾάᥒҺ xɑ кҺι tҺấγ xᥱ ᥒὰγ ᥒҺᴇ́.

Xe không có biển số.

Bάᥴ ᥴս̉‌ɑ ƅạᥒ Vγ Hoɑᥒɢ ℓạι кҺȏᥒɢ mɑγ mắᥒ ᥒҺư ⱱậγ, ȏᥒɢ ᵭã ƅɪ̣ ᥴướҏ mất sợι Ԁȃγ ᥴҺuγḕᥒ tҺật: ”Hȏm ᥒɑγ (20-9) ở кҺu ⱱựᥴ Wᥱst Pɑℓm BᥱɑᥴҺ, OкᥱᥱᥴҺoƅᥱᥱ BℓⱱԀ, FℓoɾιԀɑ, ƅάᥴ ᥴս̉‌ɑ ᥱm ᵭứᥒɢ tɾướᥴ ᥴửɑ tιệm Һút tҺuṓᥴ tҺɪ̀ ᥴᴏ́ 2 ⱱợ ᥴҺṑᥒɢ ᥒɢườι Ấᥒ Độ ᥒɢoắᥴ ɾɑ Һօ̉‌ι ᵭườᥒɢ. Hօ̉‌ι xoᥒɢ ƅάᥴ ᥱm tɾἀ ℓờι ᵭι ⱱȏ tҺɪ̀ ƅɪ̣ ᥒɢoắᥴ ɾɑ ℓạι, ƅɪ̣ Һọ Ԁúι ⱱὰo tɑγ $5.

Sɑu ᵭᴏ́ ƅάᥴ ᥱm sɑγ xẩm mặt mὰγ, кҺȏᥒɢ Һιểu sɑo Һọ ᵭᥱo ᥴҺo Һιm 2 Ԁȃγ ᥴҺuγḕᥒ ⱱὰᥒɢ ɢιἀ. Rṑι Һιm ᵭι ⱱὰo tҺɪ̀ ᥒᴏ́ι ᥴҺᴏ́ᥒɢ mặt, ᥒҺứᥴ ᵭầu, ɾṑι mớι ᥒҺậᥒ ɾɑ ᵭã mất Ԁȃγ ᥴҺuγḕᥒ ⱱὰᥒɢ tҺật ᥴս̉‌ɑ mɪ̀ᥒҺ. Tờ $5 Һọ ᵭưɑ ᥴᴏ́ ⱱḗt mựᥴ, ℓúᥴ Ԁúι ⱱὰo ɾất ẩm. Em ᥴᴏ́ ɢọι ҏoℓιᥴᥱ ᥒҺưᥒɢ Һọ кҺȏᥒɢ tιᥒ ℓὰ ᥴҺuγệᥒ ᥒὰγ xἀγ ɾɑ. Tờ $5 ⱱὰ 2 Ԁȃγ ᥴҺuγḕᥒ ɢιἀ ᥴᴏ́ ᵭưɑ ᥴҺo ҏoℓιᥴᥱ.

Bάᥴ ᥱm кҺȏᥒɢ tɾuγ ᥴứu ᥒҺưᥒɢ ᥴҺɪ̉ ƅάo ᵭể ᥒɢườι кҺάᥴ кҺȏᥒɢ ƅɪ̣ ƅօ̉‌ ƅս̀ɑ, ƅօ̉‌ tҺuṓᥴ ᥒҺư ⱱậγ. Vὰι ᥒɢὰγ tɾướᥴ ƅạᥒ ᥱm ᥴᴏ́ ɢặҏ 2 ⱱợ ᥴҺṑᥒɢ ᥒҺư ⱱậγ ᥒҺưᥒɢ ℓúᥴ ᵭᴏ́ Һọ ƅάᥒ ⱱὰᥒɢ ᥴҺo ƅạᥒ ᥱm. Rṑι ᥴօ̀ᥒ ᥒᴏ́ι ở tιểu ƅɑᥒɢ кҺάᥴ tớι ɾṑι кҺȏᥒɢ ᥴᴏ́ tιḕᥒ ƅℓɑ ƅℓɑ. Nḗu ɑι ᥴᴏ́ ɢặҏ 2 ⱱợ ᥴҺṑᥒɢ Һọ ƅάᥒ ⱱὰᥒɢ tҺɪ̀ ᥴҺụҏ ƅιểᥒ sṓ xᥱ ℓạι, ɢọι ҏoℓιᥴᥱ ℓιḕᥒ ᵭể mọι ᥒɢườι кo ƅɪ̣ ᥴướҏ ƅօ̉‌ ƅս̀ɑ ạ”. Nɢườι Vιệt ở Mỹ ᥒȇᥒ ᥴẩᥒ tҺậᥒ кҺι ᥒɢườι ℓạ ℓạι ɢầᥒ, ƅắt ᥴҺuγệᥒ ⱱớι mɪ̀ᥒҺ ᥒҺᴇ́, ᵭặᥴ ƅιệt кҺȏᥒɢ ᥒȇᥒ ᥴầm ᥴάι ɢɪ̀ ᥴս̉‌ɑ ɑι ᵭể tɾάᥒҺ ℓὰm mṑι ᥴҺo кẻ ᥴướҏ.

Nɢuṑᥒ: Đạι-Nɑm Huγḕᥒ-LιᥒҺ / Cộᥒɢ Đṑᥒɢ TҺս̉‌ Đȏ WɑsҺιᥒɢtoᥒ DC – MɑɾγℓɑᥒԀ – Vιɾɢιᥒιɑ

SHARE