Người Việt thường không đủ kiên trì 3 năm làm cho chính mình, nhưng lại kiên nhẫn 40 năm đi làm thuê cho người khác

Người Việt ta thường không đủ kiên trì 3 năm làm cho chính mình nhưng lại kiên nhẫn 40 năm đi làm thuê cho người khác đúng thật là mới tài chứ.

Tôi đã từng như vậy nhưng tôi đã thay đổi và giờ tôi rất hài lòng với những quyết định của mình. Hãy nhớ MUỐN THÀNH CÔNG là phải LÀM CHỦ, và chỉ LÀM CHỦ bạn mới có cơ hội thành công.

Còn LÀM CÔNG và an nhàn thì chắc chắn bạn phải kiên nhẫn để giúp NGƯỜI KHÁC THÀNH CÔNG mà thôi.

Người Việt thích làm chủ nhưng lười: Đa số đều mong ước sau này sẽ ra làm riêng và hay than phiền về công việc hiện tại rằng không tốt, không xứng đáng với công sức…

Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút rút kinh nghiệm bản thân.

Tại sao tôi nói người Việt thích làm chủ?

Một, nhìn vào hiện trạng xã hội, số lượng người tự làm cho chính mình, chẳng hạn chủ cơ sở kinh doanh, người làm việc theo thời vụ, người nông dân làm chủ trên ruộng vườn tại Việt Nam… bạn sẽ thấy chiếm tỉ trọng rất lớn đấy.

Tôi lấy số liệu này nhé: – Số lượng cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ hiện tại có hơn 1 triệu/90 triệu dân.- Số lượng doanh nghiệp vừa & nhỏ khoảng hơn 300 ngàn (cũng toàn làm chủ bản thân đấy).- Có hàng chục triệu lao động là nông dân, làm việc thời vụ…

Hai, chỉ cần thăm dò lực lượng “làm thuê, làm công ăn lương”, phần đa đều có mong ước “sau này sẽ ra làm riêng, làm chủ cái gì đó” và thường hay “than phiền về công việc hiện tại rằng không tốt, không xứng đáng với công sức bỏ ra, đang bị bóc lột …”.

Ba, khảo sát nhỏ lực lượng lao động tương lai như sinh viên, học sinh thì chiếm số đông là muốn tự kinh doanh cái gì đó, muốn tự làm chủ. Lực lượng tự kinh doanh, đặc biệt trên Internet chủ yếu là các bạn sinh viên đấy. Máu thích làm chủ là tốt hay xấu tôi không bàn ở đây, mà tôi muốn đề cập đến “thích làm chủ nhưng lười”.

Tại sao tôi nói người Việt thích làm chủ nhưng LƯỜI?

Một, vấn đề HỌC làm chủ. Theo tôi, làm chủ là một cái nghề mà đã là nghề thì phải học. Học nghề làm chủ ở đâu, xin thưa đó là ở các trường đào tạo về kinh doanh mà chuyên sâu là ngành học Quản trị kinh doanh ấy. Hãy xem lại, mấy ai làm chủ tại Việt Nam học nghề làm chủ, dù chỉ là một khóa ngắn hạn, mà đa số là đi lên từ kinh nghiệm, rút “cái dây kinh nghiệm”.

Việc học là phải liên tục, học từ chính thực tế. Thời đại đã thay đổi, nhưng lắm người chủ không chịu thay đổi, không chịu cập nhật kiến thức mới, chấp nhận để bị lạc hậu. Thật buồn cười, có nhiều đại lý bán sỉ lớn với lượng hàng tồn kho đến vài tỷ đồng, thế nhưng vẫn chỉ ghi chép sổ sách hay tự nhớ bằng “bộ óc vĩ đại” để quản lý.

Hai, vấn đề HÀNH. Để thành công thì việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm rất quan trọng, nó cần có thời gian nuôi dưỡng và chín muồi. Nhưng phần đa người chủ Việt thích gặt nhanh, ăn trái khi vẫn còn xanh nên tập cái thói “ăn xổi”, “khôn lỏi” mà không đầu tư lâu dài theo chiều sâu.

Những người LƯỜI mới có cái nghĩ “không gieo mà gặt”, “không làm mà hưởng”, do đó việc HÀNH ít đi vào chất, vào nội dung mà thiên về bề nổi, màu mè và cả lừa bịp.

Ba, vấn đề TƯ DUY. Vì không chịu LÀM THUÊ, vì sợ “bị bóc lột” ăn sâu vào tiềm thức của lớp trẻ, nên tự “LÀM CHỦ” cho nó “công bằng”. Sự thật, cái nghề làm chủ là cái nghề “phiêu lưu và rủi ro” nhất, tỷ lệ thành công quá nhỏ ngay ở các nước phát triển có cả hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp bài bản như Mỹ, Israel, Anh Quốc …, còn ở Việt Nam “hỗ trợ khởi nghiệp” chỉ có hô hào chứ chưa đi vào thực chất, bạn chưa bị cơ quan quản lý “vặt lông” đã là cái may mắn lắm rồi đừng mong là được trợ sức, thì tỷ lệ thất bại gần bằng 100% nhé. LƯỜI vì không chịu làm thuê nên đốt cháy giai đoạn tiến lên LÀM CHỦ luôn, theo tôi đó là “chủ của đống nợ” trong tương lai mà thôi.

Đầu tiên, hãy dẹp ngay từ “LƯỜI” thay vào đó là “CỐ GẮNG, CỐ GẮNG và CỐ GẮNG” trong cả tư duy và hành động.

Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút rút kinh nghiệm bản thân.

Và hãy HÀNH ĐỘNG liên tục, liên tục, hãy “rút cái dây kinh nghiệm vô tận” kia, ứng dụng linh hoạt vào thực tế công việc của bạn. Theo tôi, nên LÀM THUÊ cho thật giỏi, khi đã có sự chuẩn bị chu đáo hãy ra LÀM TƯ nhé.

Tuyệt kĩ chuyển mình từ làm thuê lên làm chủ

Không “làm việc”, mà hãy “làm người”

Tự mình làm thì là làm việc, dẫn dắt mọi người cùng làm mới là làm việc lớn, gây sự nghiệp; người bình thường làm việc, người ưu tú xây dựng nghiệp lớn. Lãnh đạo hạng một làm người không làm việc, lãnh đạo hạng hai vừa làm người vừa làm việc, lãnh đạo hạng ba không làm người chỉ làm việc.

CÔNG THỨC 2 BÁNH XE, 4 NGUYÊN TẮC, 8 ĐỪNG GIÚP BẠN TỪ LÀM THUÊ LÊN LÀM CHỦ
Stephen Covey nói: muốn lãnh đạo được người khác, trước tiên phải lãnh đạo được bản thân mình

Một lãnh đạo ưu tú là người đặt nguyên tắc làm người lên hàng đầu chứ không phải bất chấp tất cả làm mọi việc để tạo ra lợi ích, lãnh đạo ra sao, sẽ tạo ra một đoàn đội y như vậy, xấu xa hay tốt đẹp, cứ nhìn vào người cầm đầu.

Doanh nhân người Mỹ Stephen Covey nói: muốn lãnh đạo được người khác, trước tiên phải lãnh đạo được bản thân mình, đây là một trong 7 thói quen của những người ưu tú.

Làm “sói đầu đàn” thay vì chỉ là “dê đầu đàn”

Con dê có ưu tú tới đâu cũng sẽ không thể dẫn dắt được con sói bình thường nhất. Muốn tạo ra một đoàn đội lớn mạnh, bản thân trước tiên phải đủ tài giỏi và mạnh mẽ.

Trong một công ty phát triển nhanh chóng, lãnh đạo nên bá đạo và khí thế một chút. Napoleon nói: “Tôi có lúc giống sư tử, có lúc lại giống cừu non. Bí quyết thành công của tôi nằm ở chỗ: Tôi biết lúc nào thì nên là sư tử và lúc nào thì nên là một con cừu non.”

Làm “trọng tài” chứ đừng làm “đại ca”

CÔNG THỨC 2 BÁNH XE, 4 NGUYÊN TẮC, 8 ĐỪNG GIÚP BẠN TỪ LÀM THUÊ LÊN LÀM CHỦ
Làm “trọng tài” chứ đừng làm “đại ca”

Một lãnh đạo giỏi, trong quá trình quản lý nên làm được điều này: chế độ tuyệt tình + quản lý vô tình + lãnh đạo có tình.Quản người theo chế độ + quản việc theo quy trình, mới có thể đưa đoàn đội đi ổn định và xa hơn.

Đừng luôn tự cho mình là lão đại, mà hãy làm một trọng tài thật công bằng. Silos Maycock, Chủ tịch Công ty Thương mại Máy nông nghiệp Quốc tế Hoa Kỳ, cho biết: “Quản lý là một thứ tình yêu nghiêm khắc”. Nghiêm khắc, nói đến chế độ vô tình, tình yêu, đề cập đến tình thương và sự quan tâm của lãnh đạo.

Đừng quản “cử chỉ”, hãy quản “lòng người”

Quản lý là quản người, dẫn dắt là dẫn dắt lòng người. Đừng sát sao từng hành động cử chỉ của nhân viên, đó gọi là soi mói, thay vào đó hãy nắm bắt lòng người. Bạn nghĩ cho nhân viên càng nhiều, nhân viên càng có trách nhiệm hơn với bạn. Bác sỹ tâm hồn. Cần thường xuyên hiểu xem nhu cầu nội tâm của nhân viên.

Ông trùm quảng cáo người Anh, David Ogilvy nói: “Lãnh đạo thành công nhất nhất định là người có thể đáp ứng nhu cầu tâm lý của nhân viên.” Đầu tư tình cảm. Chủ tịch của Mc Donald Nhật Bản, Den Fujita nói “Đầu tư tình cảm, đánh vào lòng người là loại đầu tư có chi phí thấp nhất nhưng lại cho ra được hiệu quả cao nhất trong tất cả các loại đầu tư.”

Nắm “mục tiêu” thay vì “quyền lực”

CÔNG THỨC 2 BÁNH XE, 4 NGUYÊN TẮC, 8 ĐỪNG GIÚP BẠN TỪ LÀM THUÊ LÊN LÀM CHỦ
Nhậm Chính Phi nói: “Trao quyền không phải là phân quyền, thứ trao đi là quyền quyết sách, thứ giữ lại được là quyền kiểm soát.”

Nhắm chuẩn mục tiêu. Đơn phương độc mã chết nhanh hơn, nhiều người vun củi lửa sẽ cháy cao hơn. Thả lỏng quyền lực, tập trung nhìn vào mục tiêu, hiệu quả tự nhiên sẽ tới. Một lãnh đạo thành công không chỉ là cao thủ trao quyền mà còn là cao thủ nắm quyền.

Nhậm Chính Phi nói: “Trao quyền không phải là phân quyền, thứ trao đi là quyền quyết sách, thứ giữ lại được là quyền kiểm soát.” Trao quyền cần tuân theo 7 nguyên tắc: không vượt cấp, năng lực nhân viên, trao quyền đơn nhất, mục tiêu rõ ràng, ranh giới quyền lực, trách nhiệm rõ ràng, yêu cầu phản hồi.

Đừng làm “người chăn nuôi”, hãy làm “nhà tuyên truyền” 

Không thể nào để nhân viên cứ vậy mà đâm đầu chạy, chủ động, biết việc, biết năng lực mới là con đường đúng đắn. Vì vậy, là con khỉ thì trao cho họ cái cây,còn là hổ thì hãy trao cho họ quả núi.

Nhà kinh doanh người Mỹ Jack Welch nói: “Các nhà lãnh đạo nên đảm bảo rằng mọi người không chỉ nhìn thấy những viễn cảnh mục tiêu của mình mà còn phải khiến họ có thể thực sự cảm nhận được những viễn cảnh đó.” Cơ chế cạnh tranh cho phép nhân viên thắt chặt chuỗi chấp hành, khích lệ thành tích giúp nhân viên duy trì sự nhiệt tình làm việc lâu dài.

“Đập tường” trước rồi hãy “xây tường”

CÔNG THỨC 2 BÁNH XE, 4 NGUYÊN TẮC, 8 ĐỪNG GIÚP BẠN TỪ LÀM THUÊ LÊN LÀM CHỦ
Eisenhower nói: “Bạn không thể lãnh đạo người khác bằng cách nắm đầu họ xoay mòng mòng, đó là xâm phạm, không phải lãnh đạo.”

Hãy đập đi 5 bức tường cản trở giao tiếp và trao đổi giữa các thành viên: tự cao tự đại, luôn cho mình là đúng, cao ngạo định kiến, từ chối lắng nghe, thiếu tín nhiệm. Tiền đề trong giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm là sự tôn trọng.

Tổng thống thứ 34 của hoa Kỳ, Eisenhower nói: “Bạn không thể lãnh đạo người khác bằng cách nắm đầu họ xoay mòng mòng, đó là xâm phạm, không phải lãnh đạo.”Biểu dương phải nhiệt liệt rùm beng một chút cũng được, nhưng phê bình thì hãy tiến hành một cách riêng tư.

Nhà quản lý học Yakol cho biết: “Biểu dương một người tốt nhất nên dùng công văn, phê bình một người hãy cố gắng dùng điện thoại.”

Xem xét cả ưu lẫn khuyết điểm

Lãnh đạo phải biết phát hiện điểm sở trường của nhân viên. Jack Ma nói: “Bạn phải tìm ra ưu điểm của một người, tìm ra ưu điểm mà tới cả họ cũng không biết thì đó chính là điểm lợi hại của bạn.”

Nhân viên có khuyết điểm cũng là một mỏ khoáng sản, dùng đúng dùng tốt sẽ là tinh binh tướng mạnh. Dùng người hãy để họ phát huy sở trường của mình, đừng cứ mãi hằn học với khuyết điểm của họ.

Tổng hợp

SHARE