Vị doanh nhân thả 1,58 triệu tấn đá xuống biển, 3 năm sau sở hữu ‘ngân hàng dưới đáy biển’

57

Với sự đam mê cùng tầm nhìn xa đã giúp vị doanh nhân Lý Bá Lâm gặt gái được những thành công lớn nhờ mô hình nuôi hải sản không giống ai.

Những người dân quanh vùng biển này hộ nào cũng kiếm sống bằng nghề nuôi hải sản. Vào năm 2007, có một doanh nhân giàu có tại thành phố Tề Tề, Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long đã bỏ ra hơn 15 triệu USD tiền mặt để mua số lượng lớn đã để ném xuống vùng biển này.

Mãi đến 5 năm sau, vị doanh nhân giàu có này mới đạt được mục tiêu “ngồi không đếm tiền”, mỗi lần trục vớt đá có thể bán được hàng chục triệu. Vì vậy, vùng biển này còn được cho là “ngân hàng dưới đáy biển”.

Vậy, doanh nhân giàu có này là ai? Tại sao phải bỏ ra hơn 15 triệu USD để mua đá, và đế chế kinh doanh đằng sau nó hoạt động như thế nào?

“Phú nhị đại” phất lên từ lĩnh vực bất động sản

Lý Bá Lâm một “phú nhị đại”, ông là con một trong gia đình nên được cưng chiều từ nhỏ. Cha của ông là một doanh nhân có tiếng ở địa phương, nhưng Lý Bá Lâm lại không vì điều kiện mà sống dựa dẫm vào gia đình. Ngược lại, ông được cha mẹ giáo dục rất là tốt.

Sau khi Lý Bá lâm tốt nghiệp, dù sau lưng là khối tài sản hơn 100 triệu USD của gia đình, anh không ngồi tận hưởng mà chọn đến Tần Hoàng Đảo kinh doanh bất động sản cùng bạn bè. Việc đầu tư rất thành công, chỉ trong hai ba năm anh đã kiếm được 3 triệu USD.

Vào thời điểm Lý Bá Lâm mới 20 tuổi bất động sản là hướng phát triển tốt, anh nghĩ sau khi kiếm được món tiền lớn sẽ tiếp tục đầu tư vào con đường này. Tuy nhiên, sau một lần nói chuyện với cha, con đường sự nghiệp của anh liền rẽ sang một hướng khác.

Bỏ tất cả để nuôi trồng hải sản

Những ngày tháng ở đây, Lý Bá Lâm mỗi ngày đều bận rộn với công việc kinh doanh của mình. Cha anh ngày đầu tiên thuê thuyền ra biển đánh cá đã bội thu, bắt được rất nhiều hải sản. Đến ngày thứ hai, thuyền trưởng từ chối cho thuê thuyền. Thậm chí Lý Chí Cường có trả cao hơn, thuyền trưởng cũng không đồng ý.

Hỏi ra mới biết, trước đây ở khu vực này là bãi đá ngầm nên rất nhiều cá, cua và hải sâm, chúng không cần người dân nuôi cũng có thể phát triển được. Sau khi trở về nhà, trong khi cùng con trai trò chuyện, ông có đề cập vấn đề này. Lý Bá Lâm nghe cha nói rằng có thể nuôi hải sâm thì cực kì thích thú.

Sau khi lên kế hoạch chi tiết, bước đầu tiên phải làm là thuê biển, trùng hợp thay Quận Phúc Ninh bắt đầu cho thuê quyền sử dụng biển. Tỉnh Hà Bắc chưa từng cho thuê biển như vậy bao giờ. Như người xưa vẫn hay nói “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, họ không ngờ lại gặp được cơ hội này. Lý Bá Lâm cảm thấy đó thực sự là ông trời đang giúp đỡ mình.

Con đường thành công thường không dễ đi

Năm 2006, Lý Bá Lâm mua quyền sử dụng khu vực biển này trong 30 năm với giá cao hơn 1 triệu USD. Vùng biển này cách bờ biển 9 hải lý, mực nước sâu trung bình 15 mét, đối với những người có kinh nghiệm nuôi hải sản thì vùng biển này khá xa và không phải là vùng thuận lợi để nuôi hải sản.

Loại hải sản này cần dựa vào đá ngầm để phát triển, vùng biển này lại không có đá ngầm. Vì vậy, Lý Bá Lâm cần mua rất nhiều đá đổ xuống. Nếu không có đá ngầm thì anh sẽ lấp đá để tạo môi trường phát triển cho hải sâm.


Lý Bá Lâm đã quyết định bỏ bất động sản để chuyển sang nuôi thủy sản

Để tìm được cách thả khối lượng đá khổng lồ xuống biển đúng yêu cầu, Lý Bá Lâm đã phải từ bỏ sự nghiệp bất động sản để nghiên cứu trong thời gian dài. Để tìm hiểu cách thả đá, Lý Bá Lâm liên hệ với một xí nghiệp chăn nuôi ở Sơn Đông và tìm thấy một chiếc tàu sắt được thiết kế đặc biệt để thả đá. Chỉ cần gạt công tắc ở tấm đáy tàu là có thể nhanh chóng lật khoang chứa, thả đá xuống biển trong nháy mắt. Điều này làm tăng khả năng đá sẽ chồng lên nhau, tạo thành khối dưới đáy biển. Lý Bá Lâm ngay lập tức quyết định đóng một con tàu sắt. Đồng thời liên hệ với kỹ sư của nhà máy Đèo Sơn Hải ở Hà Bắc để thiết kế thân tàu sắt theo yêu cầu anh đặt ra. Cuối cùng, Lý Bá Lâm đã bỏ ra hơn 4 triệu USD để chế tạo hai chiếc máy thả đá chuyên nghiệp.


Lý Bá Lâm đã mua quyền sử dụng khu vực biển trong thời gian 30 năm với giá cao hơn 1 triệu USD để nuôi hải sâm.

Khi đã có tàu máy, Lý Bá Lâm bắt đầu mua một lượng lớn đá, lúc đó một tấn đá có giá 9 USD, bọn họ tính toán đại khái số vốn cần cho việc thả đá là khoảng 15 triệu USD. Tháng 4 năm 2008, công việc thả đá chính thức bắt đầu, Lý Bá Lâm đã bố trí tàu thả gần 50 tấn đá xuống đáy biển. Ngay sau đó, anh đã mua 10.000 con hải sâm giống và thuê hàng chục thợ lặn để đặt chúng. Nhưng sau khi các thợ lặn xuống biển thì cho biết dưới đáy biển khống có đá, không có chỗ để đặt hải sâm. Khi mọi người đang lúng túng, Lý Bá Lâm tập trung vào nghiên cứu và biết được rằng mặc dù con tàu sắt có thể thả đá nhanh chóng nhưng không thể tránh khỏi dòng chảy và gió sẽ làm cho những viên đá lệch khỏi vị trí ban đầu của chúng. Tiêu tốn rất nhiều nhân lực, tài lực, cuối cùng Lý Bá Lâm mới xác định rõ được vị trí số đá đã được thả.

Có công mài sắt có ngày nên kim

Năm 2010, Lý Bá Lâm muốn xem những con hải sâm mà anh nuôi đang phát triển như thế nào. Anh đã yêu cầu các thợ lặn mang theo máy ảnh để chụp ảnh và quay lại những thước phim dưới đáy biển. Điều đáng mừng là những con hải sâm đang phát triển rất tốt ở các khe đá được hình thành bởi số đá trước đây đổ xuống.


Hải sâm đã khiến cuộc đời của Lý Bá Lâm thay đổi thành một triệu phú.

Lý Bá Lâm đã xem đoạn video được quay lại và quyết định trục vớt hải sâm để kiểm tra chất lượng. Kết quả sau một ngày, khoảng 400kg hải sâm đã được thu hoạch. Theo các chuyên gia thẩm định, chất lượng của hải sâm là tuyệt vời. Chỉ trong vòng 5 năm, Lý Bá Lâm đã đầu tư 1,58 triệu tấn đá vào vùng biển này, sản lượng hải sâm thu về là 300.000 kg một năm, riêng doanh thu hải sâm đã lên tới 7,8 triệu USD.

Ngoài ra, những viên đá do Lý Bá Lâm thả xuống còn cải thiện môi trường sinh thái dưới đáy biển, sinh vật đáy biển ngày càng nhiều, ngoài hải sâm còn có tôm cá và nhiều loại hải sản khác.Giờ đây, vùng biển này đã thực sự trở thành “ngân hàng dưới đáy biển”. Lý do khiến Lý Bá Lâm có thể thành công không chỉ là kinh nghiệm nuôi hải sâm. Đó là sự tích luỹ kinh nghiệm từ đầu tư bất động sản, niềm đam mê, còn có cái nhìn mới lạ và sự kiên trì, bền bỉ.

Theo Nhịp sống Kinh tế

SHARE