43 kế sách khôn ngoan giúp bạn sớm thoát ra khỏi hố sâu suy thoái: Giữa thời buổi khó khăn, chỉ mình mới cứu được chính mình!

43

Chỉ khi đã thực hiện được tất cả 43 “kế sách” khôn ngoan này mà vẫn không thể thay đổi được gì, bạn mới được phép buông xuôi và đầu hàng trước nghịch cảnh.

Khủng hoảng là luôn xảy ra; cái này đi rồi cái kia lại đến. Thông thường, nó sẽ đến ngay lúc chúng ta vừa quên cuộc khủng hoảng trước đó. Chúng ta không thể kiểm soát được bản chất của khủng hoảng hay nỗi đau mà nó gây ra.

Tuy nhiên, chúng ta kiểm soát được cách mình phản ứng. Thay vì ngồi than vãn, tuyệt vọng, chúng ta có thể lựa chọn cách giải quyết những vấn đề đang chờ trước mắt.

Trong đợt khủng hoảng năm 2009, Tom Peters – diễn giả kinh doanh, tác giả cuốn sách “In Search of Excellence” – đã chia sẻ chia sẻ một bộ bí quyết gồm 43 chiến lược giúp bạn bảo vệ sự nghiệp của mình trước tác động của cuộc suy thoái sắp đến.

Làm việc chăm chỉ

1. Bạn đi làm sớm hơn.

2. Bạn rời cơ quan muộn hơn.

3. Bạn làm việc chăm chỉ hơn.

4. Bạn vẫn làm tốt việc trong điều kiện kém hơn, thích nghi với những tình huống khó khăn với nụ cười trên môi – kể cả khi lòng bạn đang “đau như cắt”.

5. Bạn tình nguyện làm thêm việc.

Làm việc chăm chỉ hơn không thể giải quyết mọi thứ, nhưng nếu được, đây là điều đầu tiên bạn nên thử. Bạn đã nỗ lực 100% trước khi khủng hoảng xảy ra chưa? Bạn đã làm hết sức mình chưa? Bạn có đang ngủ quên trên chiến thắng, quá đắm chìm trong hiện tại hay không? Bạn có thể thoải mái vui chơi vài tuần trước đó, nhưng giờ bạn cần phải làm việc chăm chỉ hơn.

Thể hiện sự tự tin

6. Bạn cố gắng, cố gắng nữa và cố gắng mãi và luôn làm việc với thái độ tích cực.

7. Bạn giả vờ tích cực cho đến khi cảm thấy mình thực sự có thái độ tích cực.

8. Bạn luyện tập để có gương mặt “chuyên nghiệp” bằng cách đứng trước gương mỗi sáng hoặc trong nhà vệ sinh vào giữa buổi.

9. Bạn đưa ra ý tưởng với những ý nghĩa mới và thực hành chuyên sâu về “quản lý vô hình”.

10. Bạn chăm sóc bản thân mình tốt hơn bình thường và khuyến khích mọi người làm tương tự – sức khỏe thể chất tác ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tinh thần và khả năng ứng phó với stress.

Tự tin giống như con đường hai chiều. Thành tích thực sự có thể giúp bạn tự tin, nhưng việc “giả vờ cho tới khi thành thật” cũng có tác dụng tương đương. Đừng để tin tức tiêu cực mỗi ngày biến bạn thành người bi quan. Hãy tập thể dục, tắm rửa, ăn mặc chỉn chu và mỉm cười, bởi thái độ tích cực có thể lan tỏa rất nhanh. Càng luyện tập, bạn càng tự tin, thậm chí còn giúp những người xung quanh tự tin cùng mình.

Lên dây cót cho tinh thần

11. Bạn rũ bỏ mọi vấn đề đang khiến mình khó chịu.

12. Bạn cố gắng quên đi những “ngày tốt đẹp xưa cũ” – hoài niệm chính là một cách tự hủy hoại bản thân.

13. Bạn lên dây cót cho tinh thần bằng cách nghĩ “rồi mọi chuyện cũng sẽ qua”, nhưng cũng phải tự nhắc nhở mình rằng mọi chuyện chưa thể qua ngay được. Vì thế, bạn nỗ lực để vận dụng tốt nhất mọi thứ đang có trong tay lúc này – quyết tâm vượt qua nghịch cảnh.

14. Bạn giữ liên lạc với những người lạc quan xung quanh mình.

15. Bạn thường xuyên nghỉ ngơi giữa các hoạt động thường ngày để không rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

16. Bạn sinh hoạt điều độ.

17. Bạn đơn giản hóa mọi thứ.

Thiếu sự mạnh mẽ, bạn sẽ khiến mọi thứ đổ bể. Bạn sẽ trở nên khắt khe hơn và không ngừng chỉ trích bản thân. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu lòng tự trọng. Việc bạn cần làm là tự tin – rũ bỏ mọi vấn đề bằng một cái nhún vai. Đây là thách thức mà chỉ bạn mới có thể đối mặt, vì thế hãy kiên cường lên và bắt tay vào hành động.

Quan tâm nhiều hơn

18. Bạn nỗ lực đến từng chi tiết như chưa từng được làm.

19. Bạn nỗ lực đến từng chi tiết như chưa từng được làm.

20. Bạn nỗ lực đến từng chi tiết như chưa từng được làm.

21. Bạn đặt ra Chuẩn mực Xuất sắc và cố gắng duy trì nó bằng cách đánh giá một cách công tâm và thẳng thắn năng lực bản thân.

22. Bạn phản ứng với mọi sai lầm dù là nhỏ nhất.

Ngồi than vãn về những điều không may xảy ra có thể an ủi bạn một chút, nhưng không giúp bạn lâu dài. Thay vì cứ nghĩ ngợi về những chuyện không may có thể đến, hãy chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng, sửa chữa những thiếu sót còn tồn đọng của bản thân.

Nhà triết học Will Durant từng nói, xuất chúng không phải hành động mà là thói quen, vì thế, chẳng có lúc nào thích hợp hơn là rèn luyện bản thân ngay lúc này.

Học hỏi nhiều hơn

23. Bạn nên tìm cách tiếp cận người trẻ và giữ người trẻ ở bên mình – họ là thế hệ ít khi bi quan.

34. Bạn học hỏi những kỹ năng mới để hoàn thành công việc của mình.

25. Bạn truyền thụ những kỹ năng cũ cho người khác – đây là thời điểm quan trọng để truyền đạt kinh nghiệm.

26. Bạn đầu tư chuyên sâu về những kỹ năng máy tính liên quan tới Internet, Facebook và Twitter.

Con người dễ phá sản vì ngạo mạn hơn là vì thiếu kỹ năng. Khủng hoảng không phải là lúc để bạn hoài nghi, mà là để sinh tồn. Hãy xem xét mọi thứ mình có thể làm, hãy nhìn mọi thứ với một thái độ cởi mở. Bạn phải biết tò mò, khao khát tri thức, khiêm tốn và sẵn lòng chia sẻ hiểu biết của mình với người khác. Quy luật nhân quả luôn tồn tại trong cuộc sống; bạn cho đi khắc sẽ được nhận lại.

Mở rộng mạng lưới quan hệ

27. Bạn nhắc nhở bản thân mỗi ngày rằng bạn làm tất cả những điều này không phải để “đối phó” – đây là cách để bạn hoàn thiện tích cách, năng lực và khả năng lãnh đạo của mình.

28. Bạn thiết lập mạng lưới quan hệ ở khắp mọi nơi.

29. Bạn thiết lập mạng lưới quan hệ ở trong công ty – làm quen với những đồng nghiệp giỏi giang, những người có thể trở thành đồng minh đáng tin cậy để có thể hoàn thành công việc nhanh và đỡ mất sức nhất.

30. Bạn thiết mạng lưới quan hệ bên ngoài công ty – làm quen với những người thành đạt, những cá nhân xuất sắc (vì họ có thể trở thành đồng minh của bạn).

Mỗi người trong đời bạn đều xuất hiện vì một lý do nào đó. Bạn có thể làm điều gì đó cho họ, chẳng hạn như thực hiện một lời đề nghị, xây dựng tình bạn thân thiết, hoặc chỉ đơn giản là gật đầu chào nhau nơi hành lang. Dù cuộc đời trao cho bạn vai trò gì, hãy cứ chấp nhận và thực hiện nó.

Kiểm soát cảm xúc

31. Bạn cảm ơn mọi người nếu được giúp đỡ và chịu trách nhiệm nếu chuyện không hay xảy ra.

32. Bạn cư xử nhã nhặn nhưng không che giấu sự thật hay nói quá – con người là những sinh vật kiên cường và tin đồn là thứ có thể giết chết tinh thần.

33. Bạn coi một thành công nhỏ giống như chiến thắng lớn – hãy làm điều tương tự với mọi người.

34. Bạn vượt lên thất bại, đứng dậy và tiếp tục cố gắng hơn nữa.

35. Bạn tránh xa những người tiêu cực hết mức có thể – họ có thể kéo bạn xuống bùn lầy cùng mình.

36. Bạn hãy thuyết phục, động viên những người tiêu cực nếu không thể tránh mặt họ.

Bạn không thể kiểm soát những điều tồi tệ đang xảy ra nhưng có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Biết củng cố tinh thần lạc quan, bỏ qua những điều tiêu cực, bạn sẽ nhanh chóng vượt qua thời điểm khó khăn này.

Luôn luôn tốt bụng

37. Bạn luôn chú ý cách hành xử của mình và chấp nhận cách hành xử thiếu tinh tế của người khác trong lúc khó khăn.

38. Bạn đối xử tốt với mọi người.

39. Bạn luôn giữ bản thân trong sạch.

Giống như nhà văn Ian MacLaren từng nói: Hãy tốt bụng với bất cứ ai bạn gặp, bởi mọi người đều đang phải đối diện với cuộc chiến mà không ai khác biết. Điều này không khiến cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn, nhưng sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn nhiều.

Dám chịu trách nhiệm

40. Bạn không đổ lỗi cho ai một khi đã bước vào cơ quan.

41. Bạn chỉ thẳng mặt những kẻ chơi xấu, chia bè chia phái trong văn phòng.

42. Bạn dám chịu trách nhiệm cho bản thân mình.

Bạn có thể gào thét, có thể giãy giụa, có thể khóc, nhưng đến cuối ngày, cuộc đời sẽ vẫn đánh gục bạn không chút nương tay. Cách duy nhất để bạn kiểm soát đó là chấp nhận mọi khó khăn cuộc sống bắt bạn đối mặt, chịu trách nhiệm và tìm cách vượt qua nó.

Đầu hàng

43. Và rồi bạn cầu nguyện

Vào đêm trước khi tấn công Normandy, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã viết thư cho vợ: “Mọi thứ bọn anh có thể nghĩ được cũng đã làm rồi. Câu trả lời giờ nằm trong tay các vị thần.” Chỉ khi đã làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình, chỉ khi và chỉ khi đó, bạn mới được đầu hàng và cầu nguyện cho mọi thứ sẽ ổn.

Theo Medium

SHARE