Trước đây khái niệm đòn bẩy thường xuất hiện trong lĩnh vực vật lý giúp cho con người thực hiện những công việc khó nhọc một cách dễ dàng hơn. Sau này, khái niệm đòn bẩy đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy cho doanh nghiệp, người kinh doanh, những nhà đầu tư đạt được mục tiêu lợi nhuận cao hơn.
Nhà bác học Archimedes nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”.
Tuy không phát minh ra đòn bẩy, Archimedes là người đầu tiên đưa ra định luật về đòn bẩy, áp dụng trong nhiều máy móc, thiết bị, vật dụng ngày nay. Ông khẳng định trong điều kiện vật quá nặng hoặc lực quá nhỏ, ta vẫn có thể nhấc được vật lên.
Một lần, khi viết thư cho vua Hiero II, ông nhấn mạnh điều này bằng cách đặt ra giả thiết nếu có một trái đất thứ hai, thì khi bước sang đấy, ông có thể nhấc bổng trái đất hiện tại nhờ điểm tựa và đòn bẩy.
Đòn bẩy kinh doanh là gì?
Đòn bẩy kinh doanh là sự phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao.
Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.
Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể tạo ra được lợi ích rất lớn cho các công ty. Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm doanh số biên tế, nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất.
Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng làm được điều này nếu như có thể lựa chọn tài sản cố định như tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị cũng như số công nhân hiện hữu. Tức là, doanh nghiệp có thể tạo ra được tất cả sự tăng thêm này mà không cần sử dụng bất cứ một chi phí gia tăng nào.
Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định, do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Cách tốt nhất để giải thích về cách đòn bẩy hoạt động là hãy xem xét các ví dụ. Chẳng hạn, đối với một nhà sản xuất phần mềm như Microsoft, phần lớn chi phí trong cấu trúc chi phí của công ty này là chi phí cố định và được giới hạn để phục vụ cho việc phát triển và chi phí marketing.
Dù hãng này bán một hay 10 triệu bản copy phần mềm Windows phiên bản mới nhất thì về cơ bản chi phí của Microsoft vẫn không đổi.
Vì vậy, một khi công ty bán được số lượng phần mềm đủ để bù đắp chi phí cố định, cứ mỗi đô la tăng thêm trong doanh số bán hàng gần như sẽ được chuyển hết thành lợi nhuận biên tế. Có thể nói Microsoft đã sử dụng một đòn bẩy kinh doanh cao ấn tượng.
Ngược lại, một doanh nghiệp bán lẻ, ví dụ như Walmart. Doanh nghiệp này có mức độ đòn bẩy kinh doanh thấp. Công ty đã sử dụng chi phí cố định thấp ở mức vừa phải trong khi chi phí biến đổi của nó lại rất lớn. Hàng hóa tồn kho để bán được xem là chi phí lớn nhất của Wal- Mart.
Với mỗi doanh thu sản phẩm mà Walmart bán được, hãng phải trả cho nhà cung cấp sản phẩm đó một phần khá lớn gọi là giá vốn hàng bán. Kết quả là, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên khi doanh thu bán hàng tăng lên.
Công thức đo độ lớn của các loại đòn bẩy trong kinh doanh
DFL= (% thay đổi trong EPS) / (% thay đổi trong EBIT)
Ý nghĩa: DFL là tỉ số đòn bẩy cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty.
Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định để tài trợ cho công ty và bao gồm cả những chi phí tăng thêm trước thuế và lãi vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn đồng nghĩa là sự dao động trong EPS cũng tăng tương ứng.
Đến đây, thắc mắc đòn bẩy tài chính là gì đã được giải đáp. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính thường đem lại hiệu quả cao và giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Các loại đòn bẩy trong kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp thì đòn bẩy được chia thành 3 loại bao gồm: đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp.
2.1. Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage)
Đòn bẩy hoạt động miêu tả mức độ sử dụng chi phí cố định trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động được tính bằng tỷ trọng của chi phí cố định trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng này càng lớn thì đồng nghĩa việc doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy hoạt động cao và ngược lại tỷ trọng này càng nhỏ thì đồng nghĩa việc doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy hoạt động thấp.
– Chi phí cố định (hay còn gọi định phí) là những khoản chi phí mà không thay đổi khi sản lượng thay đổi như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hiểm, một phần chi phí quản lý…
– Chi phí biến đổi (còn gọi biến phí) chính là khoản phí thay đổi khi sản lượng thay đổi, khoản chi phí này liên quan đến quá trình tạo ra một sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công hay điện nước sản xuất…
Đòn bẩy hoạt động phản ánh tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay ảnh hưởng bởi sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ. Đòn bẩy hoạt động sẽ cho doanh nghiệp biết khi sản lượng (hay doanh thu) tăng/giảm 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ tăng/giảm bao nhiêu phần trăm.
Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động đối với doanh nghiệp: với mức sản lượng biết trước, doanh nghiệp có thẻ xác định được xác định được độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động
(DOL), cho nên việc xem xét giá trị của DOL sẽ giúp doanh nghiệp biết trước được sự thay đổi của sản lượng hay doanh thu ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), để đưa ra các chiến lược về doanh thu và chi phí cho hợp lý.
Rủi ro của đòn bẩy hoạt động đem đến cho doanh nghiệp: đòn bẩy hoạt động cao hay thấp không phải là nguồn gốc của rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp rủi ro khi có sự thay đổi về doanh thu và chi phí sản xuất theo hướng tiêu cực. Nói theo cách khác, đòn bẩy hoạt động khuếch đại sự thay đổi của EBIT khi doanh thu hay chi phí thay đổi chính vì vậy nó cũng khuếch đại rủi ro cho doanh nghiệp.
2.2. Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)
Đòn bẩy tài chính hay Financial Leverage đề cập đến việc vay nợ của doanh nghiệp nhằm bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.
Tỷ số đòn bẩy tài chính được xác định bằng tỷ số nợ vay/tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có tỷ số nợ vay càng lớn thì có đòn bẩy tài chính càng cao.
Tác dụng của đòn bẩy tài chính: đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định chẳng hạn như các khoản nợ vay ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi. Đòn bẩy tài chính được xem như một lá chắn thuế của doanh nghiệp vì chi phí lãi vay được tính vào chi phí phải trả, nên có tác dụng làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE.
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: với mỗi phương án huy động vốn khác nhau, tại một mức EBIT xác định thì doanh nghiệp sẽ biết trước được sự thay đổi của EBIT có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập trên mỗi cổ phần thường. Nói một cách khác, đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp nhận biết tác động của việc sử dụng nợ lên thu nhập trên một cổ phần thường.
Sự rủi ro mà đòn bẩy tài chính có thể đem đến cho doanh nghiệp:
– Khi một doanh nghiệp sử dụng nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn của mình, đồng nghĩa với việc họ phải có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh từ việc vay nợ đó, bất kể kết quả kinh doanh như thế nào.
– Sẽ có 2 trường hợp xảy ra: nếu kinh doanh thuận lợi, giúp tăng doanh thu, EBIT tăng thì đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ thúc đẩy tỷ lệ gia tăng EPS càng cao. Tuy nhiên ngược lại, nếu kinh doanh không thuận lợi, EBIT giảm, tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ làm tăng xác suất mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.3. Đòn bẩy tổng hợp (Total Leverage)
Chính là việc một doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả 2 loại đòn bẩy cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.
Ảnh hưởng bởi sự tác động của đòn bẩy hoạt động, khi thay đổi sản lượng tiêu thụ, tỷ lệ thay đổi của EBIT sẽ được khuếch đại. Khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi, đòn bẩy tài chính sẽ khuếch đại tỷ lệ thay đổi EPS. Như vậy, khi sử dụng đòn bẩy tổng hợp, một sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn hơn trong thu nhập trên mỗi cổ phần thường.
Đòn bẩy tổng hợp hay độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp (DTL – Degree of Total Leverage) sẽ phản ánh được tác động của sản lượng đến thu nhập cổ phần thường EPS.
3. Một số loại đòn bẩy khác
– Đòn bẩy Marketing: doanh nghiệp đầu tư một khoản chi phí vào việc Marketing, truyền thông, sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng (KOLs) để tiếp cận đến nhiều khách hàng.
– Đòn bẩy công nghệ: công nghệ góp phần tăng hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp khi sử dụng chúng một cách hiệu quả. Chẳng hạn, thay vì tốn nhiều chi phí nhân lực trong việc sản xuất, thì doanh nghiệp có thể đầu tư vào máy móc, công nghệ để tự động hóa quy trình, giảm thiểu rủi ro.
– Đòn bẩy con người: nếu một doanh nghiệp biết tận dụng nguồn lực con người tốt như về thời gian, kinh nghiệm cũng như trí tuệ là một doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả đòn bẩy con người. Tuy nhiên việc tận dụng được nguồn lực con người nhưng các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp không tốt thì đòn bẩy này cũng sẽ mang lại sự rủi ro lớn cho doanh nghiệp.
12 loại đòn bẩy bất biến trong kinh doanh
Tại sao chủ doanh nghiệp cần Đòn bẩy trong kinh doanh. Khi bạn bắt đầu khởi sự kinh doanh, chắc chắn là bạn chưa xác định rõ điều đó. Có thể, bạn đã lập một bản Kế hoạch Kinh doanh hoàn chỉnh, nhưng kế hoạch đó không mô tả đầy đủ quy trình vận hành của doanh nghiệp.
1. Đòn bẩy là khởi động công việc kinh doanh của bạn với một số tiền nhỏ hoặc không cần đến tiền của bạn.
2. Đòn bẩy là sử dụng tài năng của người khác, kỹ năng, thông tin, uy tín, dữ liệu và các nguồn lực khác.
3. Đòn bẩy là ứng dụng triệt để những công nghệ mới nhất như máy tính, phần mềm, công nghệ truyền thông để tăng tốc độ và tính hiệu quả của bạn.
4. Đòn bẩy là sử dụng sức mạnh của truyền thông để kiếm hàng triệu đô là từ những chương trình cộng đồng miễn phí
5. Đòn bẩy là mượn và sử dụng uy tín, sức ảnh hưởng của người khác.
6. Đòn bẩy là bán sản phẩm trước khi bạn có chúng, hoặc ít nhất, trước khi bạn phải trả cho chúng.
7. Đòn bẩy là mở rộng công việc kinh doanh của bạn sử dụng tiền của khách hàng hay tiền của nhà cung cấp.
8. Đòn bẩy là đưa mọi người vào trong lĩnh vực của bạn để làm việc với bạn bây giờ mà không phải trả phí.
9. Đòn bẩy là thu được nhiều giá trị từ nhân viên của bạn bằng cách đào tạo họ, đối xử tốt với họ và cho họ không gian, cơ hội để có thể phát triển với tài năng đích thực của họ.
10. Đòn bẩy là thu được nhiều giá trị của bạn, tăng cường kiến thức kinh doanh của bạn, phát triển bản thân và gia tăng sức hút và năng lượng của bạn
11. Đòn bẩy là quản lý thời gian hiệu quả và bạn làm những việc đúng thay vì chỉ làm đúng mọi việc.
12. Đòn bẩy là TƯ DUY. Đó là một nghệ thuật. Đó là một KHOA HỌC!
Phần kết
Trên đây là các loại đòn bẩy trong kinh doanh mà chúng tôi đã đề cập. Trong bất cứ lĩnh vực nào hay trên loại thị trường nào thì đòn bẩy cũng là một công cụ có tính 2 mặt, chính vì vậy, không chỉ nhà đầu tư mà cả doanh nghiệp nên cẩn trọng trước khi sử dụng công cụ đòn bẩy để mang lại hiệu quả cao.
Theo Phân tích tài chính, Đánh giá sàn