5 bí quyết cân bằng tài chính cho cặp đôi sắp về chung một nhà: Đừng để tiền bạc làm ảnh hưởng hạnh phúc

12

Tìm được một người phù hợp với mình không phải là điều dễ dàng, và làm sao để cân bằng tài chính với người ấy khi về sống chung còn khó khăn hơn.

Có một số chuyện luôn luôn phải rạch ròi, ngay cả khi hai người đang trong một mối quan hệ vô cùng gắn bó. Những quan niệm khác biệt về tài chính rất có thể trở thành mâu thuẫn, khiến các cặp đôi tranh cãi và dần xa cách nhau. Đôi khi, một vài sự bất đồng nho nhỏ cũng có thể khiến một mối quan hệ vụn vỡ.
Vấn đề tài chính cần được giải quyết rõ ràng, giúp hai bên hòa hợp và tránh những mâu thuẫn không đáng có

Vì thế, đừng để những vấn đề vụn vặt làm ảnh hưởng tới hạnh phúc của mình. Vấn đề tài chính cần được giải quyết rõ ràng, giúp hai bên hòa hợp và tránh những mâu thuẫn không đáng có. Dưới đây là 5 bí quyết cân bằng tài chính hữu ích cho cặp đôi:

Rũ bỏ quan niệm tài chính trước đó

Hầu hết chúng ta được học các quan niệm tài chính từ cha mẹ của mình, và ta sẽ duy trì những giá trị đó lâu dài. Hãy thử nhìn xem ai là người có quyền quyết định vấn đề tài chính, ai là người thanh toán hóa đơn điện, ai là người chi trả tiền nước?

Hãy suy xét kĩ những thói quen chi tiêu của bố mẹ và xem cái nào nên và không nên giữ lại. Đôi khi, không phải vì đó là một quan niệm tiền bạc được thực hiện lâu dài mà nó luôn đúng. Hãy chỉ xem đó như một cuốn sách tham khảo và tìm ra phương pháp chi tiêu phù hợp với bản thân mình và nửa kia.

Hiểu rõ về bản thân

Điều quan trọng trước khi bàn luận với đối phương về tài chính là hiểu xem mình muốn gì và cần gì

Điều quan trọng trước khi bàn luận với đối phương về tài chính là hiểu xem mình muốn gì và cần gì. Hãy xem lại thói quen chi tiêu và mục tiêu tài chính của mình trong ít nhất 3 tháng trở lại. Đôi khi, ta sẽ ngạc nhiên khi biết mình đã tiêu tiền vào những thứ không đáng. Nếu ta không tự mình quản lý được chi tiêu, việc cùng một người khác lên kế hoạch tài chính sẽ rất khó khăn.

Tìm hiểu

Đừng đợi đến khi cả hai kết hôn hay chung sống rồi mới chia sẻ về tình hình tài chính hiện tại. Hãy trao đổi với nửa kia khi cả hai vẫn còn đang hẹn hò. Chia sẻ thành thật về ngân sách hiện tại, khoản nợ đang có, tiền tiết kiệm ra sao cũng như những nhu cầu và mục tiêu tài chính của bản thân.

Bên cạnh đó, hãy để ý tới cách chi tiêu của nửa kia. Họ có thường chi tiêu cho những thứ không đáng không, họ có hay mua sắm tùy hứng không? Hãy hiểu rõ cách mà đối phương dùng tiền bạc sẽ giúp cặp đôi giải quyết được những vấn đề tài chính sau này.

Thống nhất
Hãy bàn bạc với nửa kia xem có nên lập một tài khoản chung không, ai sẽ là người trả các hóa đơn, ai sẽ là người giải quyết các khoản đầu tư

Điều quan trọng nhất và cần phải thực hiện đầu tiên là thống nhất trong các khoản chi tiêu. Hãy bàn bạc với nửa kia xem có nên lập một tài khoản chung không, ai sẽ là người trả các hóa đơn, ai sẽ là người giải quyết các khoản đầu tư? Tất nhiên, không phải mọi thứ sẽ được duy trì mãi mãi, khi sống chung sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh và chúng ta phải tiếp tục thảo luận và thống nhất.

Để ý tới thái độ

Tài chính là một vấn đề vô cùng nhạy cảm với nhiều người, bởi nó làm họ cảm thấy bị thể hiện quá nhiều thứ riêng tư. Khi bàn bạc về vấn đề tài chính, hãy sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng, đừng phán xét hành động của người kia. Cố gắng nhìn nhận vấn đề trên quan điểm của nhau bằng cách sử dụng đại từ “chúng ta” và luôn giữ một thái độ cởi mở.

Đôi khi, ta có thể cho đối phương tham gia vào quyết định chi trả của mình. Đây không phải là xin phép nửa kia của mình khi ta muốn mua thứ gì đó, mà là tham khảo ý kiến của họ. Chẳng hạn, ta có thể hỏi rằng: “Em muốn mua cái áo len này, mà nó đắt quá. Anh có nghĩ vậy không?” và xem họ phân tích ra sao. Việc ta để bạn đời cùng tham gia vào quyết định thanh toán sẽ khiến họ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng.

SHARE