Để có được khối tài sản đáng mơ ước cùng thành công như hiện tại, các tỷ phú hàng đầu Việt Nam đã trải qua tuổi 20 đầy màu sắc và tuổi trẻ nhiệt huyết, nhưng cũng đầy trăn trở không chịu đầu hàng trước những thử thách, khó khăn.
20 là độ tuổi son trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, căng tràn nhựa sống nhưng cũng đầy trăn trở. Ở độ tuổi ấy, các doanh nhân, tỷ phú Việt Nam đã có những bước ngoặt khi lựa chọn con đường riêng để thành công.
Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên – “Bà chủ” của thương hiệu sữa nổi tiếng Vinamilk
class=”alignnone size-full wp-image-69434″ />
Bà Mai Kiều Liên đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển của Vinamilk.
Zing News cho hay, bà Mai Kiều Liên (SN 1953 tại Pháp), vốn là con của 1 bác sĩ. Nhờ có cha dẫn dắt và định hướng từ nhỏ, nữ doanh nhân đã xác định được mục tiêu của mình từ rất sớm. Ở tuổi 17, bà là 1 trong những học sinh, sinh viên xuất sắc được nhà nước cử sang Nga học tập. 3 năm sau, bà trở thành sinh viên của ngôi trường chuyên đào tạo về chế biến thịt và sữa tại nước bạn.
Năm 1976, bà về Việt Nam và đảm nhận vị trí kĩ sư phụ trách khối sản xuất sữa chua và sữa đặc của 1 nhà máy nổi tiếng. Thời gian đầu, nữ kĩ sư gặp không ít khó khăn khi việc sản xuất sữa những năm đó chưa thực sự phổ biến.
Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, bà dần ghi được dấu ấn và được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc của Vinamilk. Đến tháng 12/1992, bà nắm vị trí Tổng giám đốc cho tới nay.
“Nữ tướng” của Vinamilk từng là 1 trong những sinh viên Việt Nam xuất sắc tại Nga.
Suốt hàng chục năm qua, người phụ nữ này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), từng trở thành 1 trong những nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á do Forbes bình chọn. Tính đến ngày 22/4/2020, bà Mai Kiều Liên có trong tay 5,333,704 cổ phiếu, tương đương với khoảng 634,7 tỷ đồng.
Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ – Từ vị bác sĩ “hụt” đến “vua cà phê” Việt Nam
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 trong một gia đình nông dân nghèo tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tuổi thơ của “ông vua cà phê” gắn liền với con đường mòn 15km từ nhà đến trường, với những nương ngô, đàn lợn.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng ông là một học sinh có thành tích nhất nhì. Năm 1990, ông thi đỗ vào trường Đại học Y Tây Nguyên. Để có tiền cho con lên thành phố ăn học, mẹ ông đã phải bán đi nhiều tạ lúa và nhiều thứ khác trong nhà.
Cà phê luôn là trăn trở lớn nhất trong cuộc đời ông chủ cà phê Trung Nguyên
Thế nhưng, khi đang học năm thứ ba, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định bỏ học khi chợt nhận ra mình không muốn trở thành một bác sĩ. Sinh ra và lớn lên cùng với những hạt cà phê ngon có tiếng, nhưng những người làm ra hạt cà phê như bố mẹ ông chưa bao giờ hết khổ. Ông đã trăn trở mãi và tìm ra được mấu chốt vấn đề: Muốn giàu thì chỉ có thể đi theo con đường chế biến cà phê.
Năm 1996, ông cùng với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, lập nên “Hãng cà phê Trung Nguyên”, bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 và chiếc máy rang cà phê thủ công cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác.
Năm 1998 có thể coi là đánh dấu mốc son trong sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ, khi ông đã đưa Trung Nguyên Nam tiến thành công. Đây là quán cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh theo đuổi mô hình kinh doanh cà phê nhượng quyền thương hiệu.
2003 là một dấu mốc son vàng trong sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ, khi nhãn hiệu cà phê G7 ra đời. Đây là một bước phát triển mới của cà phê Trung Nguyên, giúp củng cố và nâng cao thị phần trong thị trường cà phê Việt.
Ông Vũ từng chia sẻ: “Nhà tôi không có ai hói đầu hay rụng tóc nhưng tôi thì chẳng còn bao nhiêu sợi tóc. Tôi đã phải trả giá cho những khát vọng luôn thiêu đốt mình. Mỗi sáng khi soi gương, tôi đều gặp lại sự “trả giá” của mình: có hôm tóc rụng thành nắm khi chải hay vuốt tóc…”.
Tháng 8 năm 2012, ông được tạp chí Forbes – một tờ báo có uy tín của Mĩ vinh danh là Vua cà phê Việt Nam. Về sau, đây trở thành danh xưng mỗi khi được báo chí và công chúng mến mộ nhắc đến. Không những vậy, ông còn được trao tặng nhiều giải thưởng quý giá và quan trọng như Huân chương lao động hạng III, bằng khen của thủ tướng chính phủ… cho những đóng góp to lớn của mình.
Bầu Đức – Cậu thanh niên trượt đại học 4 lần đến “người hùng” của bóng đá Việt Nam
Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) sinh năm 1962 tại tỉnh Bình Định. Xuất thân từ một gia đình không có điều kiện, bầu Đức rất tháo vát và đã từng làm mọi công việc vất vả.
Năm 1982, khi vừa tròn 20 tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp 3, bầu Đức khăn gói vào TP.HCM thi đại học nhưng bị trượt. Dù tiếp tục ôn luyện, vùi đầu vào sách vở nhưng rốt cuộc thi đến lần thứ 4 vẫn không đỗ.
Tạm từ bỏ con đường học vấn, năm 22 tuổi, bầu Đức đã chọn khởi nghiệp. “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng” – ông Đức chia sẻ.
Sau một thời gian điều hành một phân xưởng mộc, ông Đức đã tích góp từ việc làm thuê và mở một xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh của xã. Sau đó, ông tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất và nhiều lĩnh vực khác.
Năm 1993, ông Đoàn Nguyên Đức mở xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Năm 2006, cơ sở này chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh đa ngành với nhiều lĩnh vực khác nhau như: khai thác khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, kinh doanh địa ốc và bóng đá.
Năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu niêm yết chứng khoán Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE). Tháng 11/ 2010, tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22,524.09 tỷ đồng.
Không chỉ nổi tiếng trong giới kinh doanh bất động sản và nông nghiệp, bầu Đức còn là “người hùng” thầm lặng của đội tuyển bóng đá Việt Nam. Ông là nhà sáng lập Học viện HAGL Arsenal JMG – trường đào tạo bóng đá đầu tiên của Việt Nam với mong muốn đưa đội tuyển bóng đá Việt Nam vang danh thế giới.
Trong nhiều năm dẫn dắt U23 gặt hái các thành công vang dội. Kỷ niệm đáng nhớ nhất chắc chắn là danh hiệu á quân Châu Á và vị trí thứ 4 trong kỳ ASIAD 18.
Một phó giáo sư giáo dục tại Đại học Virginia (Mỹ) từng nói: “Độ tuổi 20 là quãng thời gian mang tính quyết định. Tận dụng tốt thời gian này là một trong những điều đơn giản nhưng hiệu quả nhất đối với công việc, tình yêu và hạnh phúc của bạn”. Khi 20 tuổi, tùy vào hoàn cảnh mà mỗi người có một hướng đi khác sau, song sau tất cả nỗ lực, cố gắng và tài năng, cả 3 vị doanh nhân đều đã trở thành tỷ phú và mang lại đóng góp to lớn cho nước nhà.
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng – Từ hai bàn tay trắng trở thành “người giàu nhất Việt Nam”
Khi nhắc đến cái tên Phạm Nhật Vượng, chắc chắn bất kì người Việt Nam nào cũng đều biết đến ông trong vai trò là một doanh nhân và hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup.
Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, quê gốc tại tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con cả trong gia đình 3 anh chị em.
Năm 1987, sau khi thi đỗ vào trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội với thành tích Toán học vượt trội, chàng thanh niên Vượng tròn 18 tuổi đã được Chính phủ cử sang nước Nga để tiếp tục nghiên cứu về ngành Địa chất học. Đây thực sự là cơ hội, là bước ngoặt lớn giúp ông Vượng định hình cho sự thành công trên cương vị Chủ tịch Tập đoàn Vingroup sau này.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi còn ở Ukraine
Năm 1993, ông Phạm Nhật Vượng đã quyết định vay từ người thân và bạn bè 10.000 USD để mở công ty Technocom chuyên sản xuất mì gói. Thương hiệu mì “Mivina” (mì Việt Nam) đã được người dân Ukraine (Nga) yêu thích và đón nhận.
Đến năm 2004, thương hiệu mì tôm của ông Vượng đã chiếm lĩnh 97% thị phần tại Ukraine. Năm 2007, ông bắt đầu sản xuất thêm nhiều loại thực phẩm đóng hộp khác. Đến năm 2010, một công ty tại Thụy Sĩ đã quyết định mua lại công ty TNHH Technocom của ông với giá trị lên đến 150 triệu USD. Thời điểm đó, ngoài thương hiệu đó, ông còn sở hữu 2 nhà máy với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm.
Cuối tháng 11 năm 2008, ông được chủ tịch HĐQT VIC Lê Khắc Hiệp trao toàn bộ cổ phiếu. Phạm Nhật Vượng quyết định đổi tên tập đoàn Technocom thành Vingroup, chuyển trụ sở chính từ Ukraina về Hà Nội.
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã từng nhấn mạnh rằng “Tiền là phương tiện làm việc”, ông sẽ làm mọi cách để những khoản tiền đó phải ngày càng trở nên nhiều hơn. Bên cạnh đó, ông Vượng có những nguyên tắc và phương châm về kinh doanh rất rõ ràng: “Phương châm của tôi, nếu có tiền tôi sẽ đầu tư vào các dự án mới và không giữ tiền bên mình”.
Kể từ khi đầu tư về Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua, những bước đi của Vingroup đã phần nào thể hiện quan điểm đầu tư trên: liên tục xây dựng, bán, xây dựng tiếp. Tốc độ phát triển kinh ngạc của Vingroup khiến các nhà đầu tư bất động sản quốc tế đặt Vingroup ngang hàng với những nhà phát triển bất động sản hàng đầu trong khu vực.
Từ năm 2014 cho đến nay, Cổ phiếu VIC tăng mạnh đã kéo tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thời điểm vượt mốc 200.000 tỷ đồng. Ông Vượng chính là vị tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.
Một phó giáo sư giáo dục tại Đại học Virginia (Mỹ) từng nói: “Độ tuổi 20 là quãng thời gian mang tính quyết định. Tận dụng tốt thời gian này là một trong những điều đơn giản nhưng hiệu quả nhất đối với công việc, tình yêu và hạnh phúc của bạn”.
Tổng hợp: Nhịp sống kinh tế, Yan