“Cha đẻ” KFC Harland Sanders 1009 lần thất bại và chỉ cần 1 lần thành công để thành tỷ phú: Không bao giờ là quá muộn!

10

“Cha đẻ” KFC Harland Sanders có lẽ chính là minh chứng chân thật nhất về sức mạnh của lòng đam mê, kiên trì và nhiệt huyết vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đó là một câu chuyện dài, thấm đẫm những giọt nước mắt và sự cay đắng.

Harland Sanders còn được gọi là Colonel Sanders (Đại tá Sanders), người đã lập nên công ty gà rán nổi tiếng toàn cầu Kentucky Fried Chicken (KFC). Dù ta có thích ăn gà KFC hay không, câu chuyện cuộc đời của Harland Sanders vẫn trở thành nguồn cảm hứng vô tận, khẳng định một chân lý rằng: “Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu”.

Cuộc đời thăng trầm, bố mất và từng bị đuổi việc 4 lần

Ông chủ của thương hiệu gà rán KFC số 1 hiện nay chính là Harland Sanders. Cha của Sanders qua đời khi ông mới 6 tuổi. Một mình mẹ phải chăm sóc cho Sanders và 2 người em nhỏ. Điều này giúp ông học cách sống tự lập khi còn nhỏ.

Năm 16 tuổi, Sanders bỏ học và bắt đầu công cuộc mưu sinh khốn khó. Đến năm 18 tuổi, ông lập gia đình thế nhưng hạnh phúc lại chẳng mỉm cười cưới chàng trai trẻ tuổi. Cuộc hôn nhân chóng vánh chỉ kéo dài 2 năm sau đó vợ của ông đề nghị ly hôn và giành quyền nuôi con.

Đen tình, đen cả sự nghiệp, Sanders bị các công ty từ chối nhận hết lần này đến lần khác. Thế nhưng ông không cho phép minhh bỏ cuộc, Sanders cố gắng làm việc tại một quán cafe, vừa nấu ăn vừa rửa chén.

Đến năm 40 tuổi, ông bắt đầu cảm thấy yêu thích hơn với công việc nấu nướng. Tình yêu với nghề đã thôi thúc Sanders nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều món ăn nhanh ăn kèm với nước sốt để phục vụ cho những khách hàng dừng chân tại trạm xăng Corbin, bang Kentucky. Ngay sau đó, ông đã tạo ra “món ăn thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi đó là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.

Vào những năm 30 của thế kỷ trước, Harland Sanders trở nên nổi tiếng với món gà rán đặc biệt được tẩm ướp với nhiều loại thảo mộc khác nhau. Thế nhưng khoảng 20 năm sau, do dự án về đường cao tốc liên bang cùng với sự suy giảm kinh tế trầm trọng ở Mỹ đã khiến ông phải bán lại toàn bộ tài sản ở Corbin với số tiền thu về chỉ đủ để đóng thuế và tài sản lúc bấy giờ của ông chỉ có tờ séc 105 USD tiền trợ cấp xã hội.

Ở tuổi 65, ông đã nhiều lần có ý định tự tử bởi bản thân ông không chấp nhận được việc mình phải nhận những đồng tiền trợ cấp thất nghiệp ít ỏi này. Nhưng sau đó Harland Sanders nhận ra dù mất tất cả nhưng có 1 điều ông có thể làm tốt hơn hẳn nhiều người khác, đó chính là: nấu ăn.

Khởi nghiệp ở tuổi 65 và trở thành tỷ phú ở tuổi 88

Ở tuổi 65, Sander quyết định theo đuổi công việc nấu nướng một lần nữa. Ông đã dùng toàn bộ tiền trợ cấp để đi khắp nơi tìm kiếm những cơ hội kinh doanh. Ông tạo ra những công thức chế biến gà rán và những gói gia vị thơm ngon hấp dẫn để bán lại cho chủ cửa hàng trên toàn bộ nước Mỹ.

Tuy nhiên mọi thứ vẫn không hề thuận lợi như ông nghĩ. Sander đã bị từ chối đến 1.009 lần. Thất vọng, hụt hẫng, chán nản, nhưng ông chưa bao giờ có ý định từ bỏ.

Và cuối cùng trời cũng không phụ lòng người, ông đã nhận được cái gật đầu đầu tiên sau 1.009 lần thất bại. Đến năm 1964, ông đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh thương hiệu gà rán của mình. Năm 1995, Sanders đã mạnh dạn phát triển doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu và đạt được sự thành công ngoài mong đợi. Ở tuổi 88, ông đã trở thành triệu phú nước Mỹ với hệ thống nhà hàng trải khắp các quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh sự thành công của chuỗi cửa hàng gà rán KFC, Harland Sanders còn là Đại sứ của KFC – Kentucky Fried Chicken Corporation và được xếp là một trong những người nổi tiếng được nhận diện nhiều nhất trên thế giới. Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán có tiếng trên thế giới với gần 19.000 nhà hàng tại 118 quốc gia.

Cả đời ông đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới. Câu chuyện về Harland Sanders chính là một bài học đắt giá về nghị lực và sự thành công cho những ai đang trong quá trình khởi nghiệp. Hãy luôn nhớ rằng khi 1 cánh cửa này đóng lại thì sẽ có 1 cánh cửa khác mở ra. Không bao giờ là quá trễ để bắt đầu!

Trước khi thành công với công thức gà rán “vị ngon trên từng ngón tay”, Colonel Sanders đã từng bị từ chối chính xác 1009. Đó là chưa kể những thất bại liên tiếp trong những công việc trước đó của ông, từ nhân viên điều khiển giao thông, bán bảo hiểm, bán lốp xe,…

Sau những chuỗi thất bại hết lần này đến lần khác, cuối cùng ông cũng đã thành công với KFC ở tuổi 75. Dưới đây là 7 bài học đầy cảm hứng trong hành trình khởi nghiệp của Harland Sanders:

Thất bại là mẹ thành công

Từ khi mới 15 tuổi cho đến năm 40 tuổi, Sanders đã từng làm thử vô số công việc để kiếm đồng ra đồng vào. Có thể nói, trong hầu hết lĩnh vực mà ông từng thử sức, ông đều thất bại đén thê thảm.

Quá tuyệt vọng, ông đã quyết định chấm dứt tất cả. Thế nhưng, sau tất cả, ông đã nhận ra có 1 điều chắc chắn ông làm rất tốt, giỏi hơn những người khác, đó chính là nấu ăn. Và từ đó, ông lại tiếp tục thử nghiệm, từng bị từ chối cả ngàn lần, trước khi bán thành công công thức gà rán KFC trứ danh.

Điều đó đã chứng minh rằng, dù ta có trải qua bao nhiêu lần thất bại, miễn là còn thời gian, thì dù ta bao nhiêu tuổi, ta vẫn sẽ còn cơ hội. Colonel Sanders từng nói: “Tôi chỉ có hai quy tắc. Làm tất cả những gì bạn có thể và làm tốt nhất có thể. Đó là cách duy nhất để bạn có được cảm giác hoàn thành một điều gì đó”.

Không bao giờ là quá muộn

Ở tuổi 75, Sanders đã bán thành công KFC với giá 2 triệu USD (khoảng 15 triệu USD ngày nay). Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng, đỉnh cao của sự nghiệp là khi ta bước vào tuổi 30.

Tất nhiên, thành công của “cha đẻ” thương hiệu KFC đã chứng minh điều ngược lại. Dù phải đối mặt với khó khăn, ông vẫn đứng lên sau mỗi lần thất bại, rồi trở thành đại diện của một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu trong suốt 5 thập kỷ sau đó.


Quá khứ đã qua đi thì đừng nhìn lại

Một điều mà bất kỳ doanh nhân nào cũng nên nhớ, đó là quá khứ chỉ là quá khứ. Nếu nó đã qua đi, thì ta đừng nhìn lại, đừng nuối tiếc hay hối hận vì những gì đã qua. Hãy học hỏi và rút kinh nghiệm từ nó, rồi đúc kết thành bài học và tự tạo cơ hội mới cho mình.

Quá khứ không phải là thứ nắm giữ chìa khóa thành công của ta. Với phần lớn chúng ta, khi gặp thất bại, ta thường chấp nhận và lập tức bỏ cuộc. Còn Sanders thì không, ông đã cố gắng thử, thử cho đến khi ước mơ thành hiện thực mới thôi.

Không quan trọng ta đã thất bại bao nhiêu lần, ta đến từ đâu hay ta phải trải qua những điều gì, nếu đủ kiên cường theo đuổi ước mơ, nhất định ta sẽ thành công.

Từ bỏ chính là thất bại

Thất bại chính là một điều tự nhiên, không có vị triệu phú tự thân nào lập tức thành công trong một đêm. Câu chuyện của Sanders đã chứng tỏ rằng, từ bỏ chính là thất bại duy nhất. Nếu ta không có niềm tin và ý chí kiên cường, khả năng thành công là rất thấp. Không có giới hạn thời gian để xác định thành công, luôn có ánh sáng phía cuối con đường.

Khám phá bản thân để tìm điểm mạnh

Ngay từ khi còn nhỏ, Sanders đã luôn đặc biệt ưa thích nấu nướng. Thế nhưng, chỉ mãi đến khi đã già và nghỉ hưu, ông mới bắt đầu theo đuổi đam mê của mình. Chỉ khi đã vấp ngã và đứng lên nhiều lần, ông mới tìm ra điểm mạnh thực sự của mình.

Đừng cố gắng thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đó chính là cách tự hủy hoại con đường thành công của mình. Với hầu hết mọi người, khởi đầu luôn là bước khó nhất, và ta luôn bị suy nghĩ “sẽ thất bại” làm chùn chân. Hãy nhìn Harland Sanders – người thành công rực rỡ ở độ tuổi U70 và học hỏi.

Tạo nên niềm tin

Nhiều tỷ phú từng chia sẻ, việc đi theo tiếng gọi của trái tim chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Thế nhưng, không phải ai trong chúng ta cũng dám bỏ công việc ổn định để theo đuổi ước mơ thực sự.

Hãy ngồi lại và suy ngẫm, tìm ra niềm đam mê thực sự của mình. Từ đó, hãy gây dựng một niềm tin vững chắc, và quyết thâm theo đuổi ước mơ đó đến cùng. Harland Sanders từng nói: “Ta phải nhớ rằng mọi thất bại đều có thể là bước đệm để dẫn đến điều gì đó tốt đẹp hơn.”

Nghĩ đơn giản hơn

Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng bước khởi đầu của Sanders là bán gà rán bên đường. SAu khi bán thành công công thức, việc kinh doanh của ông mới bắt đầu nở rộ. Sanders sớm nhìn ra tiềm năng của việc nhượng quyền, và đã nhanh chóng làm điều đó ngay khi có thể.

Bài học ở đây là đừng coi thường sự đơn giản. Đôi khi chìa khóa để làm giàu ở rất gần ta, chỉ đợi ta tìm thấy nó. Vì vậy, miễn là ta sẵn sàng bắt đầu, chăm chỉ làm việc và không bỏ cuộc, nhất định ta sẽ đạt được ước mơ.

SHARE