Thành công chính là khi đèn của người ta tắt rồi, đèn của bạn vẫn còn sáng: Không chăm chỉ, đến cả Nàng thơ cũng chẳng thể viết ra được những tác phẩm nổi tiếng.
Vincent Lombardi là một huấn luyện viên bóng đá người Mỹ và điều hành trong Liên đoàn Bóng đá Quốc gia. Lombardi được nhiều người coi là huấn luyện viên vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá, và ông được công nhận là một trong những huấn luyện viên và nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử thể thao Hoa Kỳ.
Câu nói nổi tiếng của Vincent Lombardi là động lực cho rất nhiều người: “Nơi duy nhất bạn có thể tìm thấy “thành công” mà không cần sự chăm chỉ, đó là trong từ điển”.
01
Giữa thành công và thất bại, thực ra cũng không có khác biệt gì quá nhiều. Khác biệt duy nhất đó là thành công cần nhiều hơn thất bại một thứ, và thứ đó chính là nỗ lực của bạn.
Thành công chẳng có nguyên nhân nào cả, bạn thành công, đơn giản vì bạn “bỏ ra” nhiều hơn người khác. Vì vậy, mỗi buổi tối, thời khắc mà tôi thích nhất đó là, khi làm việc mệt, tôi sẽ nghỉ ngơi một chút, nhìn ra cửa sổ.
Lúc ấy tôi phát hiện ra rằng tất cả những ánh đèn ngoài cửa sổ đều đã tắt, lặng lẽ nhìn ra, khi chỉ có những vì sao tỏa sáng với ánh sáng đèn của riêng mình; lúc này, tôi biết mình đang tiến gần hơn tới thành công.
Thành công chỉ đơn giản như vậy, vì vậy, nếu có một ngày, khi nhìn ra ngoài cửa sổ, bạn phát hiện ra chỉ còn ánh đèn của mình là sáng, người khác sớm đã tắt hết đèn, có nghĩa là bạn đang cách thành công không xa.
02
Thành công không phải điều gì quá khó, chỉ cần bạn chịu khó tìm tòi thêm một chút là bạn sẽ tiến gần đến thành công. Khi tiếp nhận một nhiệm vụ nào đó, nếu bạn sẵn sàng bỏ ra nhiều công sức hơn những người khác thì bạn sẽ thành công.
Sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với lòng hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi, đó chính là Nguyễn Khuyến (1835-1909). Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kỳ hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé, ông đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài một.
Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn, mua tập giấy và bút để cho con học hành, để con không phải viết lên gạch non hay nền nhà. Nguyễn Khuyến rất vui mừng, hàng ngày đều chăm chỉ học tập, ông học đến quên ăn, quên ngủ, một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang sách.
Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ.
Nguyễn Khuyến
Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ, vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng, giữa trời thu ông thấy lá vàng rơi lả tả, từ đó nãy ra ý định đốt lá để dùng ánh lửa đọc sách. Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ hiếu học và chăm chỉ.
Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) đã trải qua chặng đường dài đầy chông gai trước khi giành được học bổng đắt giá SUFONAMA kéo dài hai năm do nhóm 5 đại học tốt nhất châu Âu về lâm nghiệp và quản lý tài nguyên cấp.
Yến là người dân tộc Dao, nơi người dân giữ nếp suy nghĩ không ủng hộ con gái học hành. Hết lớp 9, cô phải nghỉ học để đi làm nương. Sau 3 năm thuyết phục người nhà, cuối cùng Yến được đi học cấp ba với ước mơ làm cô giáo.
Tuy nhiên, trận lũ lịch sử năm 2008 khiến cô thay đổi suy nghĩ, chọn Đại học Lâm nghiệp là bến đỗ tiếp theo bởi khao khát tìm cách giữ rừng, hạn chế lũ. Yến chật vật vượt qua sự tự ti để học tiếng Anh, làm thêm ở sân golf để trang trải học phí. Cô gái Dao từng trượt học bổng Nhật vì lý do sức khỏe.
Cô vừa đi làm vừa tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng và cuối cùng đã nhận được email thông báo trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen, Đức.
03
Họa sỹ người Anh Reynolds lại có cách lý giải như này: “Thiên tài, ngoài việc vô cùng chuyên tâm cho mục tiêu và làm việc quên mình ra, thì họ cũng chẳng khác người bình thường là bao.”
Có một chia sẻ như này:
Khi nghe người trẻ nói rằng họ rất ngưỡng mộ các thiên tài, tôi thường sẽ hỏi họ rằng “thiên tài có nỗ lực làm việc hay không?”. Ở đây tôi đặc biệt nhấn mạnh sự khác nhau giữa “làm việc đối phó” và “làm việc chăm chỉ”.
Thực ra, không ai sinh ra đã là thiên tài cả, “thiên tài”, chẳng qua cũng chỉ là kết quả của “nỗ lực làm việc” mà thôi.
Có một suy nghĩ rất ngu ngốc đó là thiên tài là bẩm sinh, thậm chí nhiều người còn cho rằng thiên tài thì không cần nỗ lực hay chăm chỉ, chính cái tư duy này đã hủy hoại đi không biết bao thế hệ người trẻ.
Thế gian không thiếu những người thành danh muộn, cha đẻ của KFC – Colonial Sanders; cha đẻ của McDonald’s, Ray Kroc; nhà thiết kế thời trang Vera Wang, trong khoảng thời gian còn làm việc tại Vogue, bà làm việc cả 7 ngày trong tuần và ít khi có thời gian để hẹn hò…
Tất cả họ đều chỉ thành danh khi ở vào độ tuổi trung niên. Đằng sau hai chữ “thành danh” ấy lại chính là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu, trải nghiệm thực tế của họ nói cho chúng ta biết rằng, không có ai chỉ dựa vào thiên phú mà có thể thành công được, bởi lẽ thành công là sự tổ hợp không thể thiếu được của sự nỗ lực và chăm chỉ.
Cha đẻ KFC Harland Sanders
04
Tôi yêu thích công việc nghiên cứu của mình, nhưng đồng thời tôi cũng phải thừa nhận sự nhạt nhẽo và nhàm chán của nó. Nhưng, khi bạn có thể lĩnh ngộ được tinh hoa của khoa học, khi bạn đóng góp được một phần giá trị của mình cho xã hội, bạn sẽ có cảm hứng thỏa mãn về mặt tinh thần và khả năng của bạn cũng có thể được phát huy tối đa.
Chính vì không suy nghĩ quá nhiều, không đặt nặng vấn đề, toàn tâm toàn ý cho công việc, mới có nhiều thời gian đi làm những việc có ích, thế giới tinh thần mới ngày một thỏa mãn và hoan hỉ.
Có thể ở một giai đoạn vấp ngã hay khó khăn nào đó bạn sẽ cảm thấy chán nản, hoặc thậm chí tự hỏi “rốt cuộc vì sao mình phải vất vả, khổ sở như này?”, nhưng bạn cần phải biết rằng, nếu không có khó khăn, nếu không biết rằng thành công tới từ vô số những lần thất bại, cần tới sự kiên trì và nỗ lực trong một thời gian rất dài, vậy e là bạn rất khó có thể có được thành tựu lớn lao và lâu dài.
05
Nếu bạn muốn, bạn có thể tôn thờ, sùng bái những người thành công ngoài kia, có thể nhìn “thần tượng” của mình với con mắt kính trọng và ngưỡng mộ những thành tựu to lớn của họ.
Nhưng, bạn phải nhớ rằng, không phải cứ có một trái tim đa cảm và trí tưởng tượng phong phú là bạn đã có thể biến thành Shakespeare. Chính sự chăm chỉ viết lách và tìm tòi không ngừng đã tạo nên Shakespeare.
Cũng như chính Shakespeare đã nói: “Điều mà con người khao khát không phải là tài năng mà là ý chí kiên cường. Nói cách khác, con người đừng nên chỉ nghĩ đến việc nhận được sự trợ giúp của thành công, thay vào đó, hãy luôn duy trì sự kiên trì và nỗ lực chăm chỉ của mình”.
Ben Jonson, nhà viết kịch, nhà thơ Anh từng viết ra những câu thơ như này:
Dù làm một nhà thơ trước tiên phải có thiên phú.
Nhưng thiên phú không đồng nghĩa với những áng thơ hay.
Không có sự chăm chỉ và đổ mồ hôi
Ngay cả Nàng thơ cũng chẳng thể viết ra được những tác phẩm nổi tiếng.
Tham khảo Trí thức trẻ