Nếu không có một người khổng lồ “bảo kê” cho từng đường đi nước bước, bạn vẫn có thể tự mình bứt phá để trở thành những bậc thầy kinh doanh và trở nên giàu có.
8 câu chuyện sau sẽ cung cấp những bài học quý báu và là hành trang cần thiết cho sự nghiệp của bạn.
Câu chuyện 1
Một nghệ sĩ cảm thấy thương những người dân ven biển phải cực nhọc bươn chải ngoài khơi xa . Anh quyết định từ thiện một khoản tiền lớn và hi vọng số tiền này có thể giúp đỡ họ phần nào. Đồng thời, anh cũng mua hết toàn bộ dụng cụ của họ với cái giá lên tới hàng tỷ đồng.
Ngư dân vô cùng cảm ơn tấm lòng của người nghệ sĩ. Sau khi bán hết dụng cụ của mình, họ có được một khoản tiền giúp tận hưởng cuộc sống mới xa hoa phú quý.
Điều mà cả ngư dân và anh nghệ sĩ không lường trước là ở vùng biển xa, nơi mà nước và điện cũng là điều xa xỉ thì những dụng cụ kể trên cũng chính là cần câu kiếm sống của họ. Sau những buổi tiệc tùng, ngư dân từ những người lao động chân chính trở thành những kẻ thất nghiệp và không còn khoản hỗ trợ nào để làm ăn.
Bài học thứ 1: Những điều bạn tưởng là đúng, hóa ra lại có thể hại bạn. Đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất giá trị của công việc hiện tại. Cũng đừng vì lòng tốt nhất thời mà làm đảo lộn cuộc sống của người khác.
Câu chuyện 2
Một nhân sự mới vào nghề cho rằng việc phải hoàn thành KPI tuyển dụng chỉ mang tính chất nghĩa vụ. Đó chính là áp lực hàng ngày khiến họ trở thành những người đi “nài nỉ” ứng viên nộp hồ sơ.
Nhân sự mới thường hay tâm sự ” Em không hiểu nổi lý do tại sao mà ứng viên liên tục từ chối phỏng vấn, trong khi em cảm thấy họ hoàn toàn phù hợp với công việc này?”
Ứng viên lại cho rằng “Cái gì khó mới đáng để chinh phục. Một công ty phỏng vấn bốn, năm vòng với cách thức thỏa thuận lương chặt chẽ mới khơi dậy được quyết tâm của tôi.”
Còn với những bậc thầy tuyển dụng “Ứng viên luôn có quyền được ứng tuyển vào công ty mà họ muốn. Còn Nhân sự luôn nắm đằng “chuôi” để quyết định có loại bỏ hay tuyển dụng ứng viên đó hay không!”
Bài học thứ 2: Trong xã hội, sự cân bằng từ lợi ích đôi bên luôn đem lại một cuộc đàm phán sôi nổi. Việc không nhún nhường là cách thể hiện giá trị của doanh nghiệp. Tốt nhất trong kinh doanh, đừng ngại một cuộc tranh luận trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Câu chuyện 3
Hai chàng ngốc cùng ở trọ trong căn phòng có chiếc giường tầng.
“Tao chắc chắn sẽ nằm ở tầng 1 để được tự do và dễ dàng di chuyển” – Ngốc 1 nói.
“Cũng được, vậy tao sẽ chọn tầng 2. Tuy hơi khó để leo lên nhưng tao có thể biết toàn bộ những việc mày lén lút làm” – Ngốc 2 nghĩ thầm.
Ngay đêm ấy, một tên trộm lẻn vào và lấy đi toàn bộ đồ giá trị trên giường của Ngốc 1.
Bài học thứ 3: Toan tính quá nhiều sẽ gây ra phản ứng ngược. Muốn được sống nhàn, tốt nhất nên “xởi lởi” và chọn vị trí thật cao để có thể quan sát sự việc.
Câu chuyện 4
Có một chú cánh cam bị lạc đàn. Sau hàng tiếng đồng hồ cố gắng tìm kiếm người thân, cánh cam mệt lả và ngất đi. Một chú bò đi ngang qua ị một bãi vào người cánh cam.
Cánh cam hận lắm. Nó nghĩ rằng cuộc đời thật bất công khi đã bắt nó mắc kẹt trong đống phân bò hôi thối này. Nhưng chính đống phân bò ấy đã cung cấp nguồn thức ăn cho nó. Cánh cam dần tỉnh táo trở lại. Nó tung tăng bay lượn xung quanh bãi phân mà nó như ngôi nhà mới.
Đáng tiếc, bãi phân nằm ngay trong sân nhà của người nông dân. Ông ta dọn sạch bãi uế rồi buộc chân cánh cam lại để làm đồ chơi.
Bài học thứ 4: Không phải kẻ nào ném phân vào người chúng ta đều là kẻ thù.
Nếu như có cơ hội thoát khỏi đống phân thì hãy nhanh chóng tìm cho mình một cuộc sống mới.
Câu chuyện 5
Chó và mèo là hai người bạn thân thiết suốt nhiều năm. Vào ngày giỗ của tổ tiên, người nông dân quyết định sẽ làm thịt một trong số những con vật nuôi để làm lễ.
Chó nghe thấy vậy liền xông tới cắn gãy chân người chủ đã nuôi nấng nó bao năm nay. Hành động ấy khiến tất cả mọi người đều không hiểu nổi. Chó không biết rằng trên mâm cơm ngày giỗ, thịt chó và thịt mèo đều là điều cấm kỵ.
Bài học thứ 5: Trên thương trường, sự thương lượng và trao đổi là điều tất yếu.
Đừng làm hại đối thủ và làm mất sự chuyên nghiệp của mình bởi sự thiếu hiểu biết.
Câu chuyện 6
Nhà vua và hai người hầu gái cùng đi vi hành tới vùng rừng núi Amazon.
Hầu gái 1: “Chúng ta đều đói rồi. Hãy mau đi kiếm đồ ăn cho nhà vua”
Hầu gái 2: “Ta nghĩ Ngài sẽ muốn thưởng thức những loại hoa quả tươi ngon”
Trong khi hầu gái 2 mải mê leo lên tận những cành cao để hái hoa quả, hầu gái 1 cũng chăm chỉ săn bắn hết những loài thú vật trong rừng. Cả hai đều muốn thể hiện sự chăm chỉ trước mặt nhà vua.
Khi cả hai mang những chiến lợi phẩm về, nhà vua đã ngất xỉu vì khát nước.
Bài học thứ 6:
Tốt nhất nên biết được suy nghĩ của sếp rồi mới nên hành động.
Đừng để những cố gắng của bạn trở nên vô nghĩa trong mắt cấp trên.
Hãy hỏi xem sếp bạn đang yêu cầu những điều gì nhé!
Câu chuyện 7
Một chú tiểu được giao nhiệm vụ lên núi mang củi về để dự trữ cho mùa đông lạnh. Biết trước chặng được rất xa và khó khăn, chú ta chuẩn bị trong hành lý đầy đủ nước uống, lương khô, y phục.
Đi được nửa đường, chú tiểu cảm thấy cơ thể dần mệt lả đi. Để giữ được mạng sống, người dân khuyên chú ta bỏ lại tay nải hoặc củi.
Nghĩ một hồi, chú tiểu quyết định đổi toàn bộ số lương thực còn lại cho người nông dân để lấy một chú ngựa.
Bài học thứ 7: Mọi thứ trong cuộc sống là sự đánh đổi. Sẽ không có phép màu nào xảy ra nếu bạn không dùng chính những thứ bạn đang có để để đổi lấy một thứ bạn đang cần.
Nghệ thuật nắm bắt thời cơ đôi khi chỉ đơn giản như cách bạn được sinh ra vậy.
Câu chuyện 8
Một cậu bé quyết định đón sinh nhật theo một cách vô cùng đặc biệt. Cậu đi phượt tới Amazon, nơi rừng rậm chỉ có muôn thú và cây cỏ. Trên chặng đường, cậu gặp một ngã ba đường mà không cách nào để xác định phương hướng.
Một con đường sẽ dẫn cậu tới nơi toàn thú dữ.
Con đường còn lại sẽ dẫn cậu tới Amazon.
Thay vì lựa chọn phải đi bất kỳ con đường nào vào lúc đó, cậu bé quay xe lại và tìm tới sự giúp đỡ từ những người dân trên con đường vừa đi qua.
Bài học số 8: Quyết định đúng đắn sẽ không mang lại rủi ro. Thay vì cố gắng đi vào bất kỳ sự sai lầm nào, bạn hoàn toàn có thể chọn cách thay đổi tư duy của mình và tìm đến sự giúp đỡ.
Theo Trí thức trẻ