Bầu Đức: Tôi làm quần quật không phải vì tiền, tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết…

Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai từng chia sẻ: “Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời người cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa”.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), người Việt Nam đầu tiên vừa được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal (WSJ) bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á, trả lời PV Tiền Phong.

Ông Đức đưa các nhà đầu tư nước ngoài thăm vườn cao su của tập đoàn.
Quyền lực thực sự trong tập đoàn

Thưa ông, câu chuyện làm giàu của ông đã vượt ra khỏi đất nước Việt Nam, ông được WSJ bình chọn là một trong những doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á. Ông đón nhận sự kiện này như thế nào?

Tôi vừa xuống sân bay, thì nghe anh em nói thông tin đó. Tôi chưa từng tiếp xúc với người của WSJ và cũng không biết họ bình chọn thế nào. Tuy nhiên, WSJ là tờ báo uy tín trên thế giới, nên việc tôi có tên trong danh sách bình chọn của họ quả là một thông tin tốt lành.

Ông là doanh nhân Việt Nam đầu tiên được WSJ bình chọn là người có quyền lực. Ông có ngạc nhiên không?

Bất ngờ nhưng không ngạc nhiên vì, vươn ra thế giới là lộ trình của HAGL. Quan điểm tôi là nói ít, làm nhiều. Học sinh đi học, kết quả được đánh giá là có lên lớp hay không? Còn với doanh nghiệp, lợi nhuận là thước đo cho sự thành công.

Ông có thể chia sẻ cách mà HAGL đã “vượt bão”?

Tại sao thị trường bất động sản điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngột ngạt, bế tắc vì thiếu vốn nhưng chúng tôi không bị ảnh hưởng? Trong kinh doanh, nguồn vốn quan trọng nhất, có vốn là thắng. Trong khi chúng tôi không thiếu vốn. Cần thêm vốn, chúng tôi đủ uy tín để huy động vốn quốc tế mà không bị ràng buộc, áp lực bởi lãi suất cao của vốn vay trong nước.

Không bao giờ bỏ bóng đá

Trò chuyện với ông cách đây vài năm, tôi thấy ông rất hào hứng với bóng đá. Còn bây giờ, ông tỏ ra đặc biệt hào hứng với cây cao su?

Không hào hứng sao được khi HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia. Năm 2014, tôi sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch với lợi nhuận ước tính 450 triệu đô la/năm. Và không hào hứng sao được khi tôi trở về với công việc của một nông dân, là gốc gác của tôi. Có dạo, thấy tôi vắng, bạn bè hỏi đang ở đâu, tôi trả lời: Tôi đang ở rẫy. Mà tôi ở rẫy thật.

Hào hứng với cao su, thế ông có lạnh nhạt với bóng đá? Ông bình luận gì khi vừa rồi một số ông bầu rút ra khỏi cuộc chơi bóng đá?

Tình yêu bóng đá trong tôi vẫn cháy bỏng. Nhờ bóng đá, tôi mới có như ngày hôm nay nên tôi không bao giờ bỏ bóng đá. Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, báo chí ở nước ngoài chạy tít lớn: Bầu Đức là ai? HAGL là ai mà dám mua cầu thủ Kiatisak? Hồi đó, họ chưa biết chúng tôi. Giờ thì đã biết. Bóng đá không làm ra lợi nhuận trực tiếp nhưng lợi nhuận gián tiếp thì không thể kể hết.

Ông Đức với Phó Thủ tướng Thường trực Lào Xổm Xa Vạt Lềnh Xa Vát.
Làm việc vất vả thế có phải vì ông quá đam mê kiếm tiền?

Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc.

Ông là linh hồn của tập đoàn, thế còn cấp dưới của ông?

Nói không ngoa, ít ai làm việc tại HAGL mà xin nghỉ việc vì bức xúc. Ví như nếu có, tôi sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý cán bộ quản lý trực tiếp có người nghỉ việc đó vì sao để xảy ra cơ sự. Có một đặc điểm tuyển dụng của HAGL, xem ra không khoa học lắm, đó là: Tuyển dụng nhân sự nhưng không đòi hỏi bằng cấp.
Ông bầu hết mình vì bóng đá Việt Nam

“Tức là trước đây, Việt Nam mình cứ gặp Thái là sợ. Cầu thủ rồi huấn luyện viên gặp Thái Lan thằng nào cũng lo sợ hết. Gặp nó là mình thua. Chu! Nghĩ sao mà bực bội trong con người. Khó chịu hết được.

Từ đó, tôi quyết đầu tư, muốn làm cho thật bài bản. Tôi muốn đào tạo được 1 lớp người mới chơi bóng đá đẹp thiệt đẹp. Tôi đầu tư tất cả từ đội lớn đội nhỏ, từ đào tạo, đến thi đấu… cỡ 70 tỷ mỗi năm.

Bây giờ mình không sợ Thái và đá chiếu trên ở Châu Á là nhờ từ chỗ bực quá nên tôi quyết phải làm tới nơi tới chốn, làm cho kỳ được mới chịu. Đó là vì tinh thần dân tộc.”

-Bầu Đức –

Bầu Đức là người đã đưa HLV Park Hang-seo đến Việt Nam, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp của ông, làm thay đổi cả cục diện bóng đá Việt Nam! Học viện HAGL được mở ra hơn 10 năm trước đã cho ra đời lứa cầu thủ nên người như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Hồng Duy, Đông Triều…

Không chỉ đá bóng hay, họ biết cư xử đúng mực để luôn đem lại hình ảnh đẹp trong mắt người hâm mộ. Đó là thành công của bầu Đức khi ông quyết tâm tạo nên thế hệ cầu thủ mới cho bóng đá VN.

Bầu Đức là người có công đưa HLV Park Hang Seo về dẫn dắt đội tuyển Việt Nam
QUAN NIỆM VỀ TIỀN BẠC CỦA BẦU ĐỨC

Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) – từng chia sẻ, ông có thói quen làm việc bất cứ lúc nào, bất kể ở đâu, trên đường ra sân bay, ngồi trên máy bay, khi ăn, khi ngủ. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của ông không phải là vì tiền.

“Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc.”

Bản thân bầu Đức cũng không bao giờ lấy tiền làm thước đo thành công hay công cụ để đánh giá người khác.

“Tôi chưa bao giờ phân biệt ai giàu ai nghèo, người nhiều tiền hay ít tiền. Người nhiều tiền chưa chắc đã phải là giàu, ngược lại ít tiền chưa hẳn đã phải nghèo. Hôm nay, anh có thể giàu, ngày mai có thể nghèo đi, cuộc sống luôn luôn có sự vận động và thay đổi. Mỗi người nên tìm cho mình cách sống phù hợp với cá tính riêng của mình.”

Tham khảo Tiền phong, Tri thức trẻ

SHARE