Tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đều nói chuyện quốc gia đại sự, nhưng suy cho cùng vẫn là nói về lòng người thói đời. Trong đó chứa đựng 3 điều kiêng kỵ lớn nhất của đời người, đáng giá để người đời sau lấy đó để dè chừng nếu muốn lập nghiệp thành công.
Nhà văn Kim Dung từng nói: “Hình thái xã hội trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, vĩnh viễn vượt qua giá trị văn học của tác phẩm”.
01. Nói không giữ lời, thay đổi thất thường.
“Ngựa có Xích Thố, người có Lữ Bố”.
Tôi tin rằng mỗi người lúc còn trẻ khi đọc Tam quốc đều cảm thấy Lữ Bố cực kỳ lợi hại.
Tuy nhiên, trong suốt diễn tiến của Tam Quốc, Lữ Bố không những không tạo được nghiệp lớn, ngược lại còn ngày càng lụn bại, trước khi cuối cùng bỏ thân ở lầu Bạch Môn.
Mặc dù có quân đội dũng mãnh, sức mạnh thiên hạ vô địch, Lữ Bố lại không sở hữu quân át chủ bài lớn nhất quyết định vận mệnh đời người: Sự thành tín.
Vì làm lợi cho kẻ khác, Lữ Bố đã giết nghĩa phụ Đinh Nguyên, vì một người con gái mà giết nghĩa phụ Đổng Trác. Lã Bố cũng không trung tín, trong cuộc đời ông đã phụng sự cho rất nhiều người, gồm Viên Thuật, Đường Hoàng, Viên Thiệu, Tào Tháo.
Cả đời Lã Bố có 6 lần đổi chủ, bị xưng danh đầy tớ 3 đời.
Trước khi Lữ Bố bị Tào Tháo xử chết, Lữ Bố căm phẫn vì Lưu Bị đã làm trái lời hứa cự tuyệt giúp đỡ, đã quát Lưu Bị là “kẻ không đáng tin cậy nhất”.
Có lẽ tới khi chết đi, Lữ Bố mới chính thức cảm nhận được sự đáng sợ, nguy hiểm của những người nói mà không giữ lời.
Khổng Tử từng nói: “Nhân vô tín bất lập, nghiệp vô tín bất hưng”, nghĩa là người không giữ chữ tín thì không thể đứng thẳng được ở đời. Muốn gây dựng sự nghiệp mà không tôn trọng chữ tín, chắc chắn không ai có thể phát đạt dài lâu.
Thành tín không chỉ là một loại phẩm hạnh mà còn là một kiểu trách nhiệm.
Thành tín không chỉ là một loại đạo nghĩa, hơn nữa còn là 1 kiểu quy tắc.
Trượt chân, bạn có thể lập tức đứng lên.
Thất tín, có lẽ vĩnh viễn không bao giờ bạn có thể bù đắp.
02. Năng lực kém nhưng mưu mô lại lớn, hám lợi đen lòng
Đông Hán những năm cuối tam quốc, Ngụy Thục Ngô lần lượt thành lập chính quyền.
Tuy nhiên, người đầu tiên xưng đế trong tam quốc, không phải Tào Lưu, cũng không phải Tôn Quyền, mà là Viên Thuật.
Viên Thuật xuất thân trong một gia đình quý tộc. Viên gia tứ thế tam công (4 đời làm 1 trong 3 chức quan cao nhất thời phong kiến: Thái sư, thái phó, thái bảo). So với đại ca cùng cha khác mẹ Viên Thiệu, Viên Thuật giống con trưởng cháu trưởng hơn.
Theo lý thuyết người như vậy chỉ cần có một chút trí thông minh, đã có thể hô phong hoán vũ vào những năm cuối loạn thế ở Đông Hán.
Nhưng lịch sử đã chứng minh, Viên Thuật cố tình hủy hoại lá bài tẩy trong tay của mình.
Tam quốc diễn nghĩa có 1 đoạn như thế này. Trong 18 ngả chư hầu do Tôn Kiên làm tiên phong, có một đường đánh tới phủ Hoàng Long.
Viên Thuật phụ trách tổng hậu cần của liên quân, nhưng hắn bởi vì e dè Tôn Kiên thân là thuộc hạ nhưng lại thắng lớn, đã cố ý trì hoãn cung cấp lương thảo, thêm nữa còn một tay châm ngòi làm tan rã liên quân.
Tôn Sách mang theo ngọc tỷ truyền quốc đầu quân Viên Thuật. Viên Thuật có được ngọc tỷ, không hề nghĩ ngợi liền tự xưng đế, khiến mình trở thành trung tâm để mọi người chỉ trích.
Lại nói, Viên Thuật xưng đế thì cứ xưng, dù sao dựa vào bối cảnh và thế lực của bản thân, nếu như có thể cai trị tốt, chiêu hiền nạp sĩ, thì nhất định có được bá nghiệp.
Nhưng Viên Thuật lại là người sống xa hoa, đam mê tửu sắc. Trong khi binh sĩ cùng với bách tính phải chịu cảnh đói khổ lạnh lẽo, hậu cung của ông có 3000 giai nhân sống cuộc đời sung túc no đủ.
Chính vì thế, khi chư hầu xâm phạm, Viên Thuật không được ai hậu thuẫn, cuối cùng tức hộc máu mà chết.
Trong “Chu dịch chú” có nói: Người không có trí tuệ nhưng mưu mô lại lớn sẽ không thể gánh vác trách nhiệm, cuối cùng sẽ phải chịu nhục nhã và mang nhiều điều tai ương đến cho bản thân”
Không có mũi khoan kim cương thì đừng làm đồ sứ. Lý tưởng và dã tâm là phải có, nhưng nhất định phải có năng lực chống đỡ, như vậy mới có thể thật sự đi được đoạn đường dài.
03. Không biết tự lượng sức, tự cho là đúng.
Gia Cát Khổng Minh trí tuệ hơn người trong “Tam quốc diễn nghĩa”, từng bởi vì một người tên Mã Tắc mà thiếu chút nữa hủy hoại tên tuổi lẫy lừng một đời của chính mình.
Trong chiến dịch đóng đô ở Tây Nam, bởi vì đưa ra mưu kế “công tâm là thượng sách”, tướng quân Mã Tắc trẻ tuổi đặc biệt được Gia Cát Lượng đề bạt, thậm chí còn cố ý bồi dưỡng hắn trở thành người kế nghiệp.
Thành công quá đỗi bất ngờ làm cho Mã tắc đánh mất phương hướng, thậm chí ảo tưởng rằng cuộc đời Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý cũng không có gì lỗi lạc.
Với nhận định sai lầm, số phận của Mã Tắc đã đi đến kết cục nghiệt ngã: Bị chính “Gia Cát Lượng chém chết”.
“Nhai Đình tuy nhỏ, nhưng can hệ trọng đại. Nếu như mất đi Nhai Đình, đại quân của chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. Ngươi tuy rằng tinh thông mưu lược, nhưng chỗ Nhai Đình này, phòng thủ rất khó”
Hiển nhiên Gia Cát Lượng hiểu rõ năng lực của Mã Tắc. Mặc dù có mưu lược thiên phú, song Mã Tắc vẫn chưa đủ khả năng để một mình đảm đương trận đánh có ý nghĩa quan trọng này.
Đáng tiếc cho Gia Cát Lượng vất vả suy tính, Mã Tắc lại nghĩ hành động của Gia Cát Lượng là sự coi thường năng lực của mình.
Vì thế, hắn liều lĩnh lập quân lệnh trạng, chấp nhận lập lời thề nếu không thành công thì sẽ hy sinh vì chính nghĩa.
Gia Cát Lượng không biết làm thế nào, chỉ có thể để hắn ra trận. Thậm chí, ông còn phái những người tướng giỏi như Vương Bình, Ngụy Duyên đi theo hỗ trợ cho Mã Tắc.
Kết quả chúng ta đã biết được, Mã Tắc không những mù quáng khinh địch, không nghe ý kiến của người khác, còn tự tiện thay đổi phương án tác chiến, cuối cùng thua trận ê chề.
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Người không biết tự lượng sức thường là những người ngã đau nhất”
Một người phải biết rõ năng lực của mình tới đâu. Nếu không biết tự lượng sức, kết quả thường thường là sự thất bại mà mất rất nhiều thời gian cũng chưa chắc bù đắp được.
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị