Những Người Việt Cuối Cùng Chật Vật Tại Odessa Vượt Qua Chiến Sự

11

Hiện ở Odessa (Ukraine) vẫn còn khoảng 130 người Việt. Hội người Việt Nam tỉnh Odessa khuyến cáo bà con nên chuẩn bị lương thực, nước uống, bếp gas tối thiểu đủ cho 2 tuần, đảm bảo cất ô tô ở nơi an toàn và chuẩn bị xăng ít nhất cho khoảng cách 500km – ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Odessa cho biết.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2, hiện đã qua 3 tuần và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Rất nhiều thành phố của Ukraine bị ảnh hưởng bởi chiến sự, có thể kể đến như Kramatorsk, Kharkov, Odessa và Kiev. Giữa cơn bão, nhiều bà con người Việt đã kịp thời thoát khỏi vùng b.om đ.ạn, trở về Việt Nam. Báo chí mới đây đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Odessa, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tỉnh Odessa, Trợ lý Văn phòng Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại tỉnh Odessa, để tìm hiểu về tình hình đang diễn ra.

Bất ngờ nhưng sẵn sàng ứng phó

Chia sẻ với báo chí, ông Hải Anh cho biết, trước khi ch.iến sự no ra, hầu hết bà con người Việt tại Odessa đều không nghĩ rằng Nga sẽ triển khai chiến dịch tổng lực ở Ukraine, mọi người đều cho rằng ch.iến sự có thể xảy ra nhưng chỉ ở vùng Donbass. Chính vì vậy, mọi hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, không có gì xáo động.

Cuộc họp trực tuyến của Ban chấp hành Hội người Việt Nam ở Odessa.

Tất cả đều bị bất ngờ khi Nga mở đầu hoạt động quân sự ở khắp các tỉnh, thành phố Ukraine vào ngày 24/2. Nhưng ngay lập tức, trong cùng ngày, Ban chấp hành Hội người Việt Nam tỉnh Odessa đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến nhằm đánh giá tình hình và hướng dẫn bà con dự trữ thực phẩm, nước uống, đề phòng mất điện, chỉ cho mọi người cách trú ẩn khi có báo động, dán kính tránh bị vỡ khi b.om đ.ạn no (vì lúc đó là mùa đông lạnh), đặc biệt là chuẩn bị khi tình huống xấu xảy ra thì sơ tán như thế nào và đi đâu.

Khi chiến sự bắt đầu, vợ chồng ông Hải Anh đang ở Việt Nam ăn Tết. Nhưng sự lo lắng cho người thân, cho bà con xâm chiếm toàn bộ tâm trí ông. “Lúc nhận được tin, tôi cảm thấy rất bất ngờ và bàng hoàng. Điều đầu tiên tôi làm là gọi điện cho cô con gái vừa từ Anh về Odessa để kiểm tra nhà cửa” – ông chia sẻ với báo chí. “Sau đó, tôi gọi cho lãnh đạo cộng đồng người Việt ở Odessa để tổ chức họp đánh giá tình hình và có những hướng dẫn, thông báo ban đầu cho bà con cộng đồng. Tiếp theo, tôi liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam để biết thêm thông tin”.

Người tị nạn trú dưới tầng ngầm.

Đã định cư lâu năm và là Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Odessa, ông Hải Anh hiểu rất rõ bà con nơi đây. “Hầu như lúc đầu mọi người chưa muốn đi sơ tán vì vẫn hy vọng ch.iến sự sẽ kết thúc sau 5-10 ngày. Lúc ấy, mới chỉ một số người sang Moldova và Romania để đi tiếp sang các nước EU. Sau khi thấy x.ung đột có thể kéo dài, Đại sứ quán và Văn phòng Lãnh sự Danh dự quyết định vận động và tổ chức cho bà con đi di tản” – ông Hải cho biết.

Người ra đi – người bám trụ

Cuộc di tản nhìn chung là diễn ra gọn nhẹ. Lúc đầu mọi người đi theo từng tốp xe riêng của gia đình, sau này Văn phòng Lãnh sự Danh dự và Hội người Việt Nam tỉnh Odessa tổ chức các chuyến xe ca cho bà con đi qua Romania. Bên cạnh đó, Hội cũng tổ chức đón tiếp người dân từ các thành phố khác về Odessa và đưa đi di tản.

Ông Hải Anh cho biết, hành trình của bà con từ Odessa thường là qua Moldova rồi sang Romania. Khi sang bên ấy, những người tị n.ạn sẽ được các tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ quốc tế, Hội người Việt tại các nước giúp đỡ, đón tiếp. Nhiều thanh niên, trong đó có cả con gái ông, cũng tham gia nhóm tình nguyện hỗ trợ mọi người. Tại Romania, những người muốn xin quy chế tị n.ạn thì sẽ đi tiếp sang Hungary hay Slovakia, còn ai muốn về Việt Nam thì chờ chuyến bay cứu trợ của Nhà nước.

Người Việt trên chuyến bay trở về

Trong quá trình tị n.ạn, Hội người Việt Nam tỉnh Odessa thành lập các nhóm trên Vi.ber để mọi người trao đổi. Trong nhóm có sự tham gia của cán bộ sứ quán các nước liên quan và tình nguyện viên tại các nước bà con đi đến. Hội cũng thành lập nhóm ở lại trông coi tài sản của người dân ở làng Sen, khu tập trung dân cư người Việt.

Hiện ở Odessa còn khoảng 130 người tại làng Sen, Shorsa và một số khu vực khác trong thành phố. Theo thông báo ngày 18/3 của Hội người Việt Nam tỉnh Odessa, tình hình tại đây tạm thời vẫn yên ổn.

Tuy nhiên để chuẩn bị cho tình huống chiến sự kéo dài và kịch bản xấu nhất, Văn phòng Lãnh sự danh dự và Lãnh đạo cộng đồng đã họp trực tuyến và gửi khuyến cáo đến bà con đang ở lại. Theo đó, người dân đang sinh sống tại Odessa nên đăng ký vào Nhóm bám trụ Odessa để nắm bắt thông tin kịp thời. Bà con cũng được khuyến khích dự trữ thực phẩm, nước và bếp gas riêng tối thiểu đủ cho hai tuần, đồng thời đảm bảo cất ô tô ở nơi an toàn và chuẩn bị xăng ít nhất cho khoảng cách 500km.

Hội cũng lập kho dự trữ cho tình huống cấp bách tại Làng Sen và Sorsa, bao gồm mì tôm, nước uống, bình và bếp gas. Lãnh đạo Hội trích 500 USD từ quỹ kêu gọi tại Việt Nam để giúp đỡ bà con bám trụ tại Ukraine mua đồ dự trữ.

Người Việt ở lại Odessa, không đi tị nạn.

Chia sẻ về tâm trạng của bà con người Việt, ông Hải Anh nói rằng mọi người đều muốn chiến sự sớm kết thúc để quay trở lại Odessa, vì vậy rất nhiều người ở lại Moldova và Romania. Một số quyết định rời đi thì vào trại tị n.ạn để có quy chế được phép ở lại làm việc. Ai có điều kiện thì đi các nước EU để du lịch. Mọi người đều lo lắng cho nhà cửa của mình, nhưng rất may mắn rằng đã có nhóm ở lại để bảo vệ tài sản của bà con ở làng Sen.

Ông Hải Anh cho biết hiện tại ông cũng như mọi người khi về Việt Nam đều muốn tạm nghỉ ngơi sau chuỗi ngày vất vả. Tài sản của mọi người đều ở Odessa, cuộc sống đã gắn bó với nơi này, ai cũng mong muốn ch.iến sự sớm kết thúc để quay về nhà.

SHARE