Tết này, nếu không mang tiền thì mang gì về cho mẹ?

9

Tết mùa Covid có thể thiếu những bữa tất niên tụ tập linh đình, có thể thiếu bao lì xì đỏ thắm nhưng đừng để thiếu những phút giây cùng người thân quây quần bên nhau.

Khi vật chất không còn là thứ quan trọng nhất

Với một năm nhiều khó khăn như năm 2021, có lẽ không phải ai cũng may mắn có một cuộc sống đủ đầy, thuận lợi. Không ít câu chuyện thất bại trong kinh doanh, những tiếc nuối, thậm chí là những giây phút tưởng chừng như tuyệt vọng khi phải “chôn chân” ở nhà với bốn bức tường. Hay đau đớn hơn, có nhiều gia đình phải mất đi người thân do Covid-19…

Một năm đầy biến cố qua đi với những con số ảm đạm, từ câu chuyện công việc lao đao, cắt giảm thu nhập, dự định tiêu tan… đến những mất mát to lớn khác. Nhưng liệu đó có phải điều duy nhất bạn nhớ về năm cũ? Ngẫm lại, nhìn vào những mất mát, hãy thấy biết ơn khi gia đình vẫn còn nguyên vẹn. Hãy trân trọng những tháng ngày giãn cách được ở bên nhau, hãy thấy biết ơn khi có nơi để về, để nương náu trước giông bão của cuộc đời.

Minh Anh (27 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) trải lòng: “Khoảnh khắc năm mới sắp đến gần, mình mới nhận ra năm nay mình chẳng làm được gì cả. Công việc lúc lên, lúc xuống, thu nhập cũng ít hơn nên Tết này chẳng biếu bố mẹ được nhiều, nghĩ cũng hơi buồn. Nhưng không sao, mình vẫn luôn thấy biết ơn vì đến hiện tại, mình vẫn khỏe mạnh và vẫn về quây quần được với gia đình, rồi mọi chuyện vẫn ổn thôi, bằng cách này hay cách khác.”

Nếu như mọi năm Tết về gặp mặt, người người nhà nhà đều hỏi nhau: “Tết này làm ăn thế nào, kinh tế ra sao” thì năm nay, tiền có lẽ đã không còn quan trọng nữa rồi. Những câu hỏi: “Lương bao nhiêu?”, “Thưởng tết nhiều hay ít” dần sẽ được thay bằng những câu hỏi như: “Cái An ở xa vậy liệu có được về ăn Tết không?”, “Thằng Bình đón Tết một mình ở vùng dịch chắc buồn ghê lắm?”…

Chưa bao giờ chúng ta mong Tết được đoàn viên như thời khắc này. Đặc biệt là những người lao động xa quê như chị Hồng (36 tuổi, Sài Gòn). Ban đầu chị cũng ngại và tủi thân khi sắp đến Tết mà chẳng cầm được một khoản tiền nào về quê để sắm sửa. Thế nhưng, cả một năm qua với bao lần giãn cách, chị đã không được gặp con, gặp bố mẹ. Vậy nên, Tết này, thứ chị cần đơn giản chỉ là gia đình, là ôm thật chặt 2 đứa con của mình trong vòng tay.

Chị chia sẻ: “Tôi vốn dĩ chẳng giàu có gì, giờ dịch lại càng khó khăn hơn. Tôi chẳng có nhiều đồng quà tấm bánh mang về cho con, cho cháu ở quê. Nhưng gọi điện về ai cũng bảo giờ này tôi được khỏe mạnh, về nhà đôi ba ngày thôi là cũng vui lắm rồi. Nghĩ đến cha mẹ già các con ở nhà, tôi đếm từng ngày…”

Có xa, có gần, chỉ cần “Có nhau là có Tết”

Lấy cảm hứng từ những câu chuyện ngoài đời thực, phim ngắn “Có nhau là có Tết” của Vua Nệm đã tái hiện bức tranh cảm xúc về năm 2021 đầy biến động. Bộ phim lấy bối cảnh gia đình 4 người trong mùa dịch, bố phải đi công tác xa, mẹ không may nhiễm Covid-19 phải lập tức cách ly điều trị, để lại hai anh em còn nhỏ ở nhà tự xoay sở.

Xem phim ngắn này, chắc có lẽ không ít người sẽ thấy hình ảnh của bản thân và gia đình mình ở đó. Covid-19 khiến nhiều em nhỏ phải tự lập từ sớm, anh, chị em phải tự chăm nhau vì bố mẹ bị đi cách ly cả tháng trời. Những thước phim như cỗ máy thời gian, tua ngược lại cả năm 2021 đầy biến động khiến ai nấy đều không khỏi xúc động và càng mong mỏi ngày được trở về bên gia đình.

Kết thúc phim là cảnh cả gia đình được đoàn tụ bên nhau trong ngày Tết. Mọi thứ dường như vỡ òa khi hai anh em thấy bố trở về. Vài ngày sau, mẹ dường như được tiếp thêm sức mạnh, cũng được ra viện sớm hơn dự tính. Sau 2 năm “bầm dập” vì đại dịch, có lẽ chúng ta ai cũng đã nhận ra điều gì là quan trọng nhất của cuộc đời mình. Và đó sẽ là gì nếu không phải sức khỏe và gia đình? Và có lẽ, thước phim kết của Vua Nệm cũng chính là điều mà hàng triệu gia đình đều đang mong mỏi: Có nhau là có Tết! Không cần mang tiền về, chỉ cần bản thân khỏe mạnh sum họp cùng những người thân yêu, vậy là Tết năm nay đã trọn vẹn lắm rồi!

Tìm hiểu thêm về Vua Nệm tại:

Website: https://vuanem.com/

Gọi mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước)

E-mail: online@vuanem.com

Fanpage: https://www.facebook.com/vuanem.vn

https://soha.vn/tet-nay-neu-khong-mang-tien-thi-mang-gi-ve-cho-me-20220118160037295.htm

SHARE