Ở giai đoạn từ 30 tuổi trở đi, mọi quyết định của chúng ta đều phải trả bằng những cái giá đắt mà không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai. Do vậy để phần đời còn lại được an nhàn, sung sướng, tốt nhất hãy tránh xa những điều này.
Tục ngữ mà người xưa để lại đến nay vẫn xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Cổ nhân dạy rằng: “30 không đi ba đường, 40 chẳng đụng ba việc”. Một câu nói ngắn gọn nhưng hàm súc, rất đáng để chúng ta lưu tâm.
Có thể thấy, cuộc đời quan trọng nhất là ở độ tuổi 30 đến 40. Vì 30 tuổi tức là cuộc đời đang dần bước vào tuổi trung niên, mà lúc này bản lĩnh chưa chín chắn, chúng ta sẽ dễ dàng đi lạc và tự hại mình. Đồng thời trong giai đoạn này, tuổi trẻ cũng dần lùi xa, nhiệt huyết đi xuống, thời gian không chờ đợi mình.
Trong giai đoạn này, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều việc không được như ý muốn. Do đó, trong giai đoạn từ 30 chuyển tiếp sang 40, con người dễ sa vào thất bại. Từ những quan sát và chiêm nghiệm, người xưa đã đưa ra bài học đúc kết trong một câu nói. Vậy rốt cuộc ba đường và ba việc mà chúng ta cần tránh đó là gì?
30 không đi ba đường
Thứ nhất, không đi đường tắt
Như người ta thường nói, hãy ăn chậm và đi chậm. Năm 30 tuổi đang ở độ tuổi thanh xuân cần nỗ lực để tạo dựng tương lai, tuy nhiên con đường thành công sẽ không hề suôn sẻ, thậm chí có những bước lùi, cần bình tĩnh đối mặt với những ngã rẻ trong cuộc sống.
Nhiều người sẽ không thể tránh khỏi bị lừa gạt, bị người khác chơi xấu, làm hại. Có những người đến và đưa ra cơ hội giúp chúng ta “một bước lên tiên”. Người ta gọi đó là “chiếc bánh từ trên trời rơi xuống”, nhưng thực tế có mấy ai ăn được?
Không có bữa trưa nào miễn phí trên thế giới này. Mọi thứ cần được hoàn thiện và bắt đầu từng chút một để cuối cùng đạt được một tương lai tươi sáng. Vì vậy, 30 là giai đoạn hoàng kim của cuộc đời, dù đẹp đẽ nhưng nó rất ngắn ngủi. Do đó, dù vội vã đến đâu cũng cần suy xét kỹ, tránh rơi vào cái bẫy mà hại thân.
Thứ hai, không đi con đường không có mục tiêu
Cuộc sống giống như một cuộc hành trình. Quá trình từ điểm xuất phát cho đến khi kết thúc có thể đầy gian nan nhưng chỉ cần bạn kiên trì theo đuổi đến cùng thì cuối cùng bạn sẽ đến được đích đến lý tưởng của mình.
Vì vậy, dù đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, bạn cũng nên lập kế hoạch hợp lý và dũng cảm tiến lên để hướng tới mục tiêu này. Ngược lại, nếu bạn không đặt ra mục tiêu trong cuộc sống, bạn sẽ không chỉ sống mà không biết những gì cần biết mà cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên ảm đạm, dù bạn có phấn đấu đến đâu cũng trở nên vô nghĩa, và cuối cùng là lãng phí vô ích.
Vì vậy, việc lập cho mình một kế hoạch sống hợp lý là điều đặc biệt quan trọng, có như vậy cuộc sống mới phải tràn đầy động lực, làm việc gì cũng sẽ hiệu quả hơn bằng một nửa sự cố gắng của cả hai.
Thứ ba, đừng đi theo con đường nóng vội
Khi bước qua tuổi 30, con người ta bắt đầu trưởng thành và vững vàng hơn. Nếu vẫn còn nóng vội, chắc chắn sẽ gặp phải những thất bại trong cuộc sống vì ham đạt được thành công mà bỏ qua sự phán xét của lý trí.
Trên thực tế, trên đường đời, tuy rằng có lúc cần đến khả năng thích ứng, nhưng đối với hầu hết các trường hợp mọi việc vẫn phải chú ý nguyên tắc an toàn. Bởi vì một khi đã xảy ra tai nạn thì rất khó xử lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân. Người ta vẫn nói “Dục tốc bất đạt”, muốn làm nên nghiệp lớn thì phải học cách bình tĩnh, chớ nóng vội.
40 không động đến ba thứ
Thứ nhất, đừng động vào những thứ hám lợi
Khi một người bước qua tuổi 40, bản thân đã biết mình cần gì, điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Nếu làm quá nhiều việc xấu, việc ác sớm muộn cũng sẽ bị báo ứng, nhất là khi bạn đã bốn mươi tuổi, bạn nên hiểu rõ chân lý này.
Trên thực tế, những việc làm tổn hại đến người khác và có lợi cho bản thân hầu hết đều do con người ham lợi ích nhất thời gây ra mà bỏ qua cái giá phải trả đằng sau. Khi đã ở tuổi trung niên, con người ta nhìn lại những việc mình đã làm thì hối hận cũng đã muộn.
Tựu chung lại, những việc trái với lương tâm của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ khiến bản thân hối hận. Bởi vậy ngay từ đầu hãy tránh xa những việc có thể khiến mình day dứt, nửa đời sau tự khắc sẽ an nhiên.
Thứ hai, không chạm vào thứ làm tổn hại chính mình
Khi đến tuổi tứ tuần, sự nghiệp đang ở thời kỳ thịnh vượng. Nhìn bề ngoài thì có vẻ khỏe mạnh nhưng trên thực tế thì mọi mặt chức năng của cơ thể đã bắt đầu sa sút. Nếu cứ mãi mê đắm trong những cuộc vui, bạn sẽ vô trách nhiệm không chỉ với bản thân, mà còn với gia đình của mình.
Dù giàu sang, thành công đến đâu mà không có sức khỏe thì tất cả đều vô nghĩa. Đặc biệt đối với người trung niên thì càng nên chú ý, vì lúc này áp lực đè nặng, trách nhiệm cũng lớn, bản thân sa sút thì chính những người thân xung quanh phải chịu khổ.
Thứ ba, không động đến các mối quan hệ ngoài hôn nhân
Hiện nay, tỷ lệ ly hôn đang tăng lên từng ngày, và “ngoại tình” là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Trước khi bước vào tuổi trung niên, gia đình và sự nghiệp tương đối ổn định. Nhưng khi mọi thứ đã quá quen thuộc, người ta dễ sa đọa vào việc “đi tìm của lạ”.
Nếu không có khả năng làm chủ bản thân, chúng ta sẽ không tránh khỏi bị cám dỗ bởi thế giới bên ngoài, lạc lối và từ đó dẫn đến những sai lầm không thể lấy lại. Với một người, danh vọng và tài sản có thể kiếm được, nhưng gia đình khi đã đỗ vỡ thì khó mà lấy lại.
Vì vậy, đừng để chỉ vì thú vui nhất thời, không kìm chế được bản thân để rồi sau này gánh hậu quả.
Theo Aboluowang