Hành lá với thành phần giàu vitamin A, B, C, cung cấp acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ… giúp kháng viêm, chống ung thư, cảm cúm, ngăn ngừa tiểu đường…
Cây hành ta vẫn thường dùng làm rau gia vị có nhiều loại giống, có nhiều tên như hành hoa, hành củ tía, hành củ trắng…Các loại hành đó đều có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt phòng ung thư.
Các chuyên gia đã chỉ ra, hành là “thực phẩm vàng” xua tan nhiều bệnh tật vừa rẻ lại an toàn.
Chống ung thư
Ăn hành lá thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40 %.
Bên cạnh đó, ăn hành lá còn giúp giảm 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy cơ ung thư vú, 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận…
Ngăn ngừa tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến ở thành thị và tỷ lệ người mắc tiểu đường ngày càng cao. Tuy nhiên, có một cách ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường rất tiện lợi và hiệu quả, đó chính là ăn nhiều hành.
Chúng giúp nồng độ glucose trong miệng và tĩnh mạch tiết ra ít. Hành cũng giàu crôm, có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin, giúp chống bệnh tiểu đường.
Lợi tiểu và làm sạch máu
Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút. Nếu mắc các bệnh đường tiết niệu, ngoài việc ăn trong bữa ăn bạn còn có thể uống nước hành và nghệ để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Tăng khả năng miễn dịch
Ăn hành hàng ngày giúp hệ miễn dịch bạn khỏe mạnh, ít bị ốm hơn. Hành làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi.
Hành chứa allicin, có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da.
Chữa cảm cúm
Đây là tác dụng phổ biến nhất của hành lá. Dân gian lưu truyền món ăn mỗi khi bị cảm là cháo hành, ăn nóng, ăn xong đắp chăn cho toát mồ hôi sẽ dần khỏi bệnh.
Điều này đã được khoa học chứng minh là có cơ sở. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng và phòng chống lây cảm cúm từ người khác, tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.
Chống viêm, nhiễm khuẩn
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella.
Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang, Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Ngăn ngừa loãng xương
Khoa học chứng minh rằng trong hành có vitamin K và C, cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.
Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bị giảm canxi. Điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch
Hành nấu hay hành sống cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.
Táo bón và đầy hơi
Ăn nhiều hành sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi. Nếu đang bị táo bón hoặc đầy hơi, bạn thử thay đổi thực đơn với các món ăn có nhiều hành để thử tác dụng, vừa không đau đớn phiền hà.
Giúp sáng mắt
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành xanh có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe mắt của bạn.
Rụng tóc
Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tươi trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.