Các du học sinh Việt Nam khi sang Nhật rất khó khăn trong việc kiếm việc làm thêm. Tuy nhiên với các bí quyết của các bậc đi trước truyền lại họ vẫn có thể dễ dàng kiếm tiền để trang trải cuộc sống.
Thời gian gần đây, nhiều bạn kêu rằng mình đã bị lừa khi đi du học Nhật Bản, bởi lẽ các công ty tư vấn du học hứa hẹn rằng sang Nhật sẽ có ngay công việc làm thêm với thu nhập 30 – 40 triệu đồng/tháng. Rõ ràng nhiều bạn du học sinh đang nhầm tưởng rằng du học là con đường trải đầy màu hồng, họ quên rằng họ đi du học mục đích trước tiên là phải “học” chứ không phải kiếm tiền.
Tôi là một cựu du học sinh Nhật Bản. Trước đây tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh không tìm được công việc làm thêm, đi học về nằm ở nhà trách móc các công ty tư vấn. Thậm chí tôi còn gọi điện về nhà kể khổ với bố mẹ, bảo bố mẹ lên công ty tư vấn đòi lại tiền vì không xin được việc cho tôi. Cuối cùng, tôi cũng có một công việc có thể chi trả cho những chi phí học hành và sinh hoạt ở Nhật của mình. Hiện giờ ở Nhật, việc làm thêm vẫn rất nhiều nhưng tại sao vẫn có những bạn không có việc làm? Việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc. Tôi xin chia sẻ một vài bí quyết để bạn có thể tìm được một công việc làm thêm như ý.
1. Chăm chỉ học tiếng Nhật
Yêu cầu quan trọng nhất đối với bất kỳ một công việc nào ở Nhật Bản chính là khả năng tiếng Nhật. Bởi lẽ sự đồng thuận về ngôn ngữ khiến mọi việc diễn ra dễ dàng suôn sẻ hơn rất nhiều. Bạn sẽ rất khó khăn khi phục vụ bàn cho các khách hàng người Nhật mà lại nói tiếng Việt, hai bên không hiểu ngôn ngữ của nhau thì thật khó để phục vụ tốt cho khách. Trên thực tế, những người biết tiếng Nhật thường tìm được những công việc làm thêm có thu nhập cao.
Học một ngôn ngữ khác bao giờ cũng là một việc rất khó khăn. Vì thế bạn phải có được một quyết tâm sắt đá và một tâm lý vững vàng để vượt qua những khó khăn.
Khi sang Nhật, vốn tiếng tiếng Nhật của tôi chỉ bập bẹ được mấy câu chào hỏi, mấy câu thông dụng. Tôi được công ty tư vấn giới thiệu việc làm thêm, nhưng đến khi đi phỏng vấn tôi lại không được nhận vì tiếng Nhật của tôi quá kém. Khi còn học tiếng ở Việt Nam, tôi đã nhận được những lời cảnh báo từ giáo viên, từ người quản lý và nhân viên của công ty tư vấn. Tất cả họ đều khuyên tôi nên chú tâm vào học tiếng Nhật thật tốt nhưng tôi nghĩ đơn giản rằng tiếng thì sang Nhật học cũng được, lo gì. Bây giờ tôi lại khuyên các bạn rằng: “Năng lực tiếng Nhật quyết định thành công của bạn”.
2. Liên tục tìm thông tin tuyển dụng
Để tìm việc làm thêm các bạn phải tìm thông tin tuyển dụng ở mọi lúc, mọi mơi. Bạn có thể xem ở trường học có trung tâm giới thiệu việc làm không hoặc vào cửa hàng tiện lợi conbini để tìm thông tin (hàng tuần đều có một quyển báo giới thiệu việc làm). Bạn cũng có thể tự mình đi xung quanh khu vực đang sống xem có chỗ nào cần tuyển không. Chăm chỉ tìm kiếm các thông tin tuyển dụng, bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm được một công việc như ý.
3. Luôn tỏ ra là người chăm chỉ
Đại đa số lưu học sinh hay làm việc trong các quán ăn: rửa bát, phụ bếp, phục vụ bàn… Trước khi được nhận làm chính thức, bạn phải trải qua một khoảng thời gian “test”, đây chính là cơ hội để bạn thể hiện bản thân mình. Người Nhật rất chăm chỉ và kỷ luật, vì vậy dù làm ở vị trí nào bạn hãy luôn tỏ ra mình là người chăm chỉ, đừng bao giờ đứng một chỗ mà không làm gì. Những lúc rỗi việc bạn có thể lau cốc chén, bát đũa, bàn ghế, hỏi về các món ăn trong quán…Hãy làm tất cả các việc mình có thể.
Bạn cũng nên quan sát người Nhật xem họ làm gì và bắt chước theo. Nhiều bạn ở nhà chưa từng làm công việc vất vả nên sang đây sẽ thấy thật khó khăn. Người Nhật yêu cầu bạn phải nhanh nhẹn, biết tự quan sát xung quanh để làm việc và làm việc chăm chỉ.
4. Tranh thủ các mối quan hệ
Khi sang Nhật, bạn không “đơn thương độc mã” vì ít nhất sẽ có rất nhiều du học sinh đã đến đây trước bạn, họ cũng đã phải trải qua khoảng thời gian đầu khó khăn nên rất hiểu và thông cảm cho bạn. Vì thế, bạn đừng ngại ngần bày tỏ khó khăn của mình trong việc tìm kiếm một công việc làm thêm vì hầu hết các anh chị khóa trước đều rất nhiệt tình. Việc cần làm của bạn lúc này là hãy tranh thủ các mối quan hệ của mình ở Nhật và cái chính là dựa trên khả năng của chính mình để sớm tìm được công việc làm thêm, trước hết với mục đích đảm bảo chi phí tối thiểu của bạn ở Nhật. Đừng vội nghĩ tới việc trả nợ hay làm giàu…
5. Nói không với t̫r̫ộm̫ c̫ắp̫ !
Một điều vô cùng quan trọng tôi muốn nhắc bạn: Hãy nói Không với t̫r̫ộm̫ c̫ắp̫ vặt vì người Nhật ghét nhất trò t̫r̫ộm̫ c̫ắp̫ . Dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì các bạn cũng nên dẹp bỏ ngay ý nghĩ tiêu cực kiểu như “đá vé tàu”, “chôm đồ siêu thị”… Nếu bạn vi phạm pháp luật thì bạn có thể bị đuổi về nước bất cứ lúc nào. Nếu chuyện đó xảy ra thì bạn và gia đình sẽ mất tất cả. Ông cha ta có câu “có chí thì nên”, tương lai của bạn vẫn đang trong tay bạn đó.
Có thể nói, dù ở bất kỳ đâu, làm gì thì cuộc sống cũng luôn muôn vàn thử thách. Càng đặc biệt hơn, khó khăn hơn đối với các du học sinh, không chỉ ở Nhật mà tất cả các nước nói chung. Du học không phải là con đường trải đầy hoa hồng như các bạn thường nhầm tưởng. Nó chỉ là hoa hồng khi các bạn bỏ công sức và tâm huyết để đè bẹp đi những chiếc gai.
ĐỪNG SANG NHẬT THEO TRÀO LƯU Cách đây không lâu tôi có đọc một bài báo mạng viết về “ Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản”. Bài báo đặt ra một câu hỏi mà vài năm gần đây có lẽ nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật kiếm tiền đều […]
ĐỪNG SANG NHẬT THEO TRÀO LƯU
Cách đây không lâu tôi có đọc một bài báo mạng viết về “ Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản”. Bài báo đặt ra một câu hỏi mà vài năm gần đây có lẽ nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật kiếm tiền đều cân nhắc.
Tuy nhiên việc tồn tại sự cân nhắc này cũng thể hiện một thực trang xã hội không mấy tốt đẹp , mà ở bài viết này tôi muốn phản ánh ít nhiều, cũng như gửi thông điệp đến những bạn trẻ muốn sang Nhật lập nghiệp.
1. Không nên nhầm lẫn giữa việc đi du học và việc xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Có khá nhiều bạn liên hệ với tôi, hỏi xem mình nên sang Nhật theo diện du học hay diện tu nghiệp sinh? Nếu du học là đi học tập thuần tuý thì câu hỏi này rất lạ. Bởi đi học là việc bỏ tiền đầu tư cho bản thân mình để học, còn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là đi làm việc. Hai lựa chọn này ít liên quan đến nhau. Tuy nhiên, thực tế vài năm gần đây nói lên một điều khác.
Khoảng 5 năm gần đây, khi chính phủ Nhật thắt chặt quan hệ với Viêt Nam, đồng thời tích cực hơn trong việc tiếp nhận lao động từ Việt Nam để bù đắp lượng lao động thiếu hụt trong nước thi một dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới- hay du học kiểu mới” xuất hiện ở Việt Nam. Trước đây, đi xuất khẩu lao động là hình thức sang lao động nước ngoài ở một công ty cùng hoặc gần ngành nghề công ty người lao động đó ở Việt Nam, nhằm để cho người lao động đó học hỏi, tu nghiệp tại nước ngoài trong khoảng 3 năm. Xuất khẩu lao động theo hình thức tu nghiệp này đòi hỏi nhiều thủ tục xét duyệt và người tu nghiệp sinh chỉ được ở Nhật trong khoảng 3 năm rồi bắt buộc phải về nước. Tuy nhiên, dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới” đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay là: Sang Nhật dưới dạng du học sinh (xin visa du học, có đăng kí lớp tại một trường tiếng Nhật để có visa) nhưng thực tế khi sang Nhật rồi du học sinh này sẽ không đi học mà chủ yêu là đi làm kiếm tiền. Vì thế cũng có thu nhập như đi lao động và có khi còn có thu nhập nhiều hơn tu nghiệp sinh. Vì thế, nhiều người muốn sang Nhật kiếm tiền, mới có sự phân vân như ở trên.
Số liệu thực tế cho thấy số lương du học sinh Việt Nam theo thống kê của IFSA ở Nhật năm 2013 là khoang 15 nghìn người, gấp 4 lần năm 2012 , và gấp 18 lần tổng số du học sinh năm 2009. Nếu đi du học thuần tuý thì lượng sinh viên không thể tăng một cach chóng mặt – đến 18 lần- như vậy trong vòng 4 năm từ 2009-2013. Hiện nay ước tính ở Nhật có ít nhất khoảng 6 nghìn du học sinh sang Nhật chỉ với mục đích lao động như ở trên.
2. Cuộc sống của những du học sinh sang Nhật lao động
Luật pháp Nhật chỉ cho phép người có visa du học được lao động tối đa 28 tiếng 1 tuần. Tuy nhiên, những du học sinh sang Nhật lao động thường lao động quá thời gian pháp luật cho phép. Có khi làm thâu đêm, ngủ ngày ( ngủ trong lớp học tiếng Nhật, hoặc bỏ học để ngủ lấy sức) để dùng thời gian còn lại làm việc.
Nhiều bạn kể với tôi rằng các em làm việc 1 ngày gần 20 tiếng. Cũng kiếm được khá nhiều tiền nếu may mắn làm được việc liên tục. (Nếu tính 1 tiếng 800 yen thì 1 ngày người làm việc gần 20 tiếng sẽ có 16,000 yen, 1 tháng nếu công việc đều đều sẽ kiếm được hơn 60-70 triệu VND. Một thu nhập đáng kể từ việc làm thêm).
Nhưng cần lưu ý là điều kiện để có khoản thu nhâp trên là phải may mắn. Nếu may mắn kiếm được công việc làm thêm thâu đêm, suốt sáng, nếu may mắn trốn học được mà không bị trường tiếng Nhật quản chặt, và nếu tiếp tục may mắn không bị cảnh sát phát hiện làm quá giờ, và may mắn nữa là có sức khoẻ để chịu được vất vả thì khoản thu nhập hơn 60 triệu VND/ tháng là điều có thể. Nhưng, không phải ai cũng may mắn như thế. Rất nhiều bạn sang du học với mục đích đi làm liên hệ với tôi rằng em được hứa khi sang Nhật sẽ đựơc công ty tư vấn du học giới thiệu việc làm nhưng em không tìm được việc, hay công việc quá ít không đủ tiền trả học phí, hay công việc quá vất vả lại xa trường học…. Hơn nữa, dù có việc làm như may mắn ở trên, các em không có thời gian đi học, và vì thế , dù ở Nhật 2,3 năm vẫn không giao tiếp trôi chảy được bằng tiếng Nhật, vì bởi phải làm việc vất vả các em quá mệt để học tiếng Nhật ở trường tiếng mà mình đăng kí. Quan trọng hơn các em có thể bị đuổi học vì không đến lớp đầy đủ, hoặc không được gia hạn visa vì học quá lâu mà không lên được trình độ.
Hai năm trước, tôi chứng kiến nhiều vụ việc du học sinh Việt nam kiểu này bị bắt vì tội ăn cắp và cư trú bất hợp pháp tại Nhật, có em trả lời cảnh sát rất ngây thơ và thật thà về dự định trong tương lai của mình ở Nhật nếu cư trú bất hợp pháp trót lọt như sau: “Em làm visa du học 1 năm, sau đó lao động kiếm tiền, đủ tiền thì đón vợ sang. Vợ em sẽ sang Nhật kiểu đi du lịch, em đón vợ em ở sân bay rồi chúng em sống với nhau, lập nghiệp ở Nhật.” Sang Nhật hiện nay khá dễ dàng. Chính phủ Nhật còn cân nhắc bỏ thủ tuc xin visa cho người Việt Nam sang du lịch ngắn ngày. Cảnh sát Nhật tôi gặp nói với tôi, thực tế thì chính phủ Nhật không phải không biết chuyện du học sinh sang lao động tuy nhiên, chính phủ có ý nới lỏng việc này để bù đáp tình trang thiếu lao động nên cũng làm ngơ nhiều. Chỉ khi nào ai đó ăn trộm ăn cắp, làm hại người khác thì cảnh sát mới nghiêm khắc sờ đến.
Quả thật, nếu cư trú bất hợp pháp mà không ăn trộm, ăn cắp, hoặc lao động kiểu trồng thuốc phiện thì cũng không phải là quá xấu xa. Tuy nhiên, những người sang du học và cư trú bất hợp pháp này thường chỉ học hết cấp 2 cấp 3 ở Việt Nam nên trình độ nhận thức hạn chế, rất dễ bị cộng đồng đã và đang cư trú bất hợp pháp rủ rê làm việc xấu. Kết quả là cái nhìn về du học sinh Viêt Nam ( trong đó gồm cả những người du học thuần tuý) cũng trở nên xấu đi nhiều trong mắt người Nhật những năm gần đây. Thống kê của cảnh sát Nhật năm 2014 cho thấy, người Việt Nam đứng thứ hai trong số các vụ tội phạm do người nước ngoài gây ra ở Nhật, chỉ sau Trung Quốc. Phần lớn người Việt Nam phạm tội trong vài năm gần đây là du học sinh lao động và tu nghiệp sinh bỏ trốn khỏi nghiệp đoàn.
3. Đâu là con đường khôn ngoan, đúng đắn
Cá nhân tôi không nghĩ cứ phải du học thuần tuý- chỉ học thôi mới là đúng. Bởi thiết nghĩ, dù du học thuần tuý, học cao đẳng, đại học ở Nhật 4 năm rồi sau đó cũng là để đi làm, cũng đi lao động kiếm tiền ở Nhât. Kiếm tiền sau khi tốt nghiệp hay kiếm tiền trong khi còn mang danh đi học thì mục đích cũng không quá khác nhau. Sự khác nhau ở đây là cách thức thực hiện mục đích kiếm tiền mà thôi. Vì thế hình thức du học lao động nếu đã tồn tại thì cũng khó thay đổi được, tôi chỉ mong muốn thay đổi ít nhiều được suy nghĩ của mỗi chúng ta về việc du học lao động này.
Đối với các bạn đã sang Nhật theo hình thức du học rồi thì dù rất muốn kiếm tiền, tôi nghĩ, các bạn nên suy nghĩ lại về cơ hôi của cuộc đời mình. Sang Nhật là một cơ hội học tập lớn. Kiếm tiền cũng quan trọng nhưng việc trau dồi tiếng Nhật, quyết tâm đạt được một trình độ nhất định để sau này có thể về nước dùng vốn tiếng Nhật đó làm những công việc tốt hơn là cơ hội lớn để đầu tư cho bản thân. Dù có làm việc quá giờ đôi chút, nhưng cũng nên có mức độ vừa phải để quan tâm đến học tâp. Và đặc biệt không phạm pháp kiểu ăn c..ắ,,p, ăn tr.ộ..m.
Đối với các bạn đang phân vân như bài báo nọ nói: đi du học lao động kiểu mới nay hay đi xuất khẩu lao động, thì tôi rất hi vọng, bài viết này cung cấp cho các bạn một cái nhìn khách quan hơn về lựa chọn của mình. Du học nên chỉ là du học- như cái nghĩa vốn có của nó- và như pháp luật cho phép. Nếu đã tính đi sang Nhật theo visa du học thì việc chính vẫn nên là học. Bởi nếu không, bạn sẽ luôn bị rủi ro pháp lí đeo đẳng, sẽ có thể đánh mất cơ hội phát triển và làm việc tốt hơn trong tương lai. Du học lao động không phải là phương pháp tối ưu để kiếm tiền như nhiều công ty tư vấn du học quảng bá.
Hãy luôn tỉnh táo, để biết mình sẽ làm gì, sẽ phải đánh đổi cái gì. Hãy thực hiện ước mơ của mình bằng cách khôn ngoan và an toàn nhất nhé. Nhớ ĐỪNG SANG NHẬT THEO TRÀO LƯU .