Người đàn ông mua lại chiếc máy bay bị bỏ hoang, sống một mình trong cabin rộng 91m2 suốt 21 năm: “Đây mới đích thực là ngôi nhà cổ tích”

46

 

Contents

  1. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về những ngôi nhà RV hay nhà thuyền, nhưng bạn đã bao giờ nghe nói về “nhà máy bay” chưa? Cách đây không lâu, tôi phát hiện ra được một người đàn ông sống bên trong chiếc máy bay, chú mua một chiếc máy bay bị bỏ hoang với giá rất rẻ và biến khoang máy bay thành ngôi nhà độc đáo của riêng mình, cứ sống như vậy đã 21 năm.

Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về những ngôi nhà RV hay nhà thuyền, nhưng bạn đã bao giờ nghe nói về “nhà máy bay” chưa? Cách đây không lâu, tôi phát hiện ra được một người đàn ông sống bên trong chiếc máy bay, chú mua một chiếc máy bay bị bỏ hoang với giá rất rẻ và biến khoang máy bay thành ngôi nhà độc đáo của riêng mình, cứ sống như vậy đã 21 năm.

Người đàn ông ấy tên là Bruce Campbell, năm nay chú hơn 60 tuổi, từng là một kỹ sư điện, hiện tại, chú đang tập trung vào cuộc sống “nhà máy bay” của mình.

Chủ nhân của “nhà máy bay” – Bruce Campbell

Tình trạng cơ bản của “Nhà máy bay”

Khi nói về “ngôi nhà máy bay” của riêng của mình, chú Campbell trở nên “nhiều lời” hơn.

Chú Campbell cho biết bản thân không có vợ con, nửa đời người bận rộn với công việc, mãi đến tuổi trung niên, chú mới phát hiện ra niềm vui của cuộc sống, và đó chính là cuộc sống mà chú đang sống. Khi ấy chú nghĩ máy bay phản lực là một kiệt tác của ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ, cấu trúc chắc chắn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.

Cứ như vậy, vào năm 1999, chú đã mua lại một chiếc máy bay Boeing 727-200 sản xuất năm 1972. Tất nhiên, nó đã bị bỏ hoang và loại bỏ, sau một số lần dọn dẹp, chú Campbell chuyển đến vào năm 2000, đến bây giờ đã là 21 năm.

Chiếc máy bay này đã tiêu tốn của chú 100.000 đô la Mỹ, vào năm 1999, đây cũng được xem là một khoản chi phí đáng kể.

Tất nhiên, ngoại trừ phần lớn tiền mua máy bay, còn lại toàn bộ là chi phí vận chuyển, sửa chữa.

Hiện tại, máy bay đang được đậu trong rừng cây bên ngoài Portland, tiểu bang Oregon, ở trạng thái bán biệt lập.

Bước vào “Ngôi nhà máy bay” đặc biệt này

Sống trong một chiếc máy bay là cảm giác gì?

“Cửa vào” của :ngôi nhà”

Động cơ của chiếc máy bay là thứ giá trị nhất, tất nhiên là nó đã bị tháo rời khi mua nhưng cấu trúc cơ bản vẫn được giữ nguyên.

Ngôi nhà máy bay này có một không gian dài và hẹp, và được chia thành hai khu vực chính về tổng thể.

Khoang máy bay dài 28 mét, rộng 3,5 mét nhưng diện tích sinh hoạt thực tế bên trong chỉ khoảng 91 mét vuông, sống một mình như vậy là đủ.

Phần đuôi của máy bay là khu vực sinh hoạt chính, là tập hợp các không gian phòng khách, phòng ngủ, bếp, bàn làm việc và phòng tắm với đầy đủ các chức năng.

Khu vực đầu máy bay cố gắng giữ lại hình dáng ban đầu nhiều nhất có thể, nhưng hầu hết các ghế đã bị loại bỏ, để lại một diện tích lớn cho không gian hoạt động.

Không gian “Tích hợp Khách, Ăn và Bếp”

Do không gian hẹp và dài nên không dễ thiết kế, chỉ có thể để lối đi ở giữa và đặt nội thất chức năng hai bên.

Một chiếc ghế sofa có thể gấp lại không chỉ đáp ứng chức năng của phòng khách mà còn đáp ứng được chức năng của phòng ngủ. Chú Campbell, người sống một mình, thường nán lại đây vào ban ngày để đọc sách và dùng máy tính. Vào ban đêm, nó trở thành một chiếc giường, tuy hơi thô, nhưng nó cũng khá thoải mái.

Ở một bên của sofa, kệ và thanh treo được tận dụng để tạo thành tủ quần áo đơn giản.

Mặc dù không gian đẻ bố trí sinh hoạt còn khá nhiều nhưng chú Campbell vẫn thích nhóm các khu vực sinh hoạt lại với nhau, theo chú thì dù sao chú cũng sống một mình nên không gian nhỏ gọn, thậm chí hơi bừa bộn như vậy khiến chú ấm lòng hơn.

Nói là không gian tích hợp giữa phòng khách, phòng ăn và bếp nhưng thực chất là sắp xếp các khu vực chức năng lại với nhau mà không có vách ngăn.

Nhà bếp chất đầy các loại đồ hộp và thực phẩm đóng gói hút chân không. Chú thừa nhận mình cũng không phải người giỏi nấu nướng vì vậy cũng không hay làm mấy món cầu kì, thường chỉ ăn những đồ tiện lợi và đơn giản.

Điều thú vị là chiếc xe đẩy đồ ăn nguyên bản trên máy bay cũng được giữ nguyên, và được dùng làm tủ để đựng thức ăn.

Mặc dù chú Campbell thường cũng không cầu kì trong nấu ăn nhưng chú vẫn có đầy đủ các thiết bị nhà bếp cần thiết. Lò nướng, lò vi sóng, tủ lạnh đều đầy đủ, việc hâm nóng thức ăn hay giữ nguyên liệu tươi ngon đều không là vấn đề.

Đối diện bếp vừa là khu làm việc vừa là phòng ăn nhỏ, khi rảnh rỗi, chú Campbell sẽ chế tạo một số đồ dùng điện đúng như chuyên môn của mình để giết thời gian.

Khu vực nhà vệ sinh và phòng tắm

Ngôi nhà về cơ bản vẫn giữ nguyên thiết kế đường ống ban đầu của máy bay.

Chú Campbell mua thêm một chiếc bồn rửa, bên cạnh có lắp một máy giặt để tiện cho việc giặt giũ hàng ngày.

Phòng vệ sinh nguyên bản cũng được giữ nguyên, bồn rửa, ngăn kéo đựng giấy, bồn cầu và các thiết bị khác đều có sẵn, đường ống thoát nước cũng được sử dụng trước đó, đây là không gian ít thay đổi nhất trong nhà.

Ngược lại, phòng tắm chút chút hơi thô sơ, đề phòng bị bắn tung tóe, chú Campbell tìm một tấm ván nhựa mềm và không thấm nước, bọc vào xô, rồi ngày thường vào đây tắm.

Chú nói rằng mặc dù nó trông không giống một phòng tắm, nhưng nhu cầu tắm rửa cơ bản có thể được đáp ứng đầy đủ và chú cũng không cần phải quá cầu kì về những điều này nếu sống một mình.

Tất nhiên, một máng thoát nước được làm ở phía dưới, sàn sẽ không dễ bị bẩn.

Không gian phía trước về cơ bản là để trống

Mặc dù “Ngôi nhà máy bay” này có diện tích 91 mét vuông nhưng trên thực tế, hơn một nửa không gian vẫn chưa được sử dụng.

Đi qua hai bộ tủ đơn giản, khu vực sinh hoạt trong nhà và khu vực không sử dụng ở phần trước của máy bay được phân biệt rõ ràng.

Chú Campbell nói rằng chú rất thích thiết kế “trống” này, nó vừa giữ lại một phần diện mạo ban đầu của máy bay, vừa có thể tạo ra một khu sinh hoạt nhỏ trong nhà cho chính chú.

Đèn LED ở hai bên do chính chú Campbell sửa và lắp đặt.

Một vài hàng ghế nguyên bản cũng được giữ lại và lắp hết về phía cửa sổ để lấy lối đi. Thỉnh thoảng chú Campbell cũng sẽ ngồi đây một lúc, nghĩ về những hành khách thời đó, khi họ ngồi đây, họ có cảm giác gì.

Sàn “nhà” được làm với kính trong suốt, nhìn rõ đường ống điện nước bên dưới, vì không gian phía dưới rất rộng nên chú Campbell có thể xuống để sửa chữa và bảo dưỡng các đường ống dẫn. Trong hơn hai mươi năm, những việc này đều do một tay chú thực hiện.

Chú Campbell cho biết mỗi lần xuống “phòng thiết bị” bên dưới đều cảm thán sức mạnh của công nghiệp, ngồi giữa những mạch điện phức tạp, chú rất ngưỡng mộ các nhà thiết kế và sáng tạo.

Căn phòng của cơ trưởng cũng được giữ tương đối nguyên vẹn, mặc dù một số thiết bị điện đã bị hư hỏng và tháo dỡ từ lâu nhưng cách bài trí và diện mạo chung gần như giống với hồi chiếc máy bay vẫn còn đang hoạt động.

Căn phòng nhỏ chỉ vài mét vuông của cơ trưởng này cũng có thể coi là một khung cảnh độc nhất vô nhị ở trong nhà.

Ngay cả phòng của cơ trưởng cũng có một phòng vệ sinh nhỏ, tính ra thì ngôi nhà này cũng được xem là một căn hộ hai phòng vệ sinh đấy chứ!

Môi trường và thiết bị bên ngoài máy bay

Bên ngoài “Ngôi nhà máy bay”, thực sự còn rất nhiều điều để nói.

Như đã đề cập trước đó, chiếc máy bay nằm trong một khu rừng rậm bên ngoài Portland, xung quanh là rất nhiều cây cối.

Để kết cấu cabin chắc chắn hơn, chú Campbell đã dựng và kê thêm một bệ gỗ chịu lực bên dưới.

Tất cả các cửa cabin, bao gồm cả lối thoát hiểm, hiện đã mất khả năng điều khiển điện tử, nhưng chúng vẫn có thể được mở bằng tay.

Toàn bộ phần máy bay bên ngoài đã được chú Campbell bảo dưỡng cẩn thận, không có bất kỳ mảng lớn rỉ sét, biến dạng nào, một số đèn cảnh báo thậm chí vẫn có thể sáng.

Như đã nói, máy bay vẫn giữ nguyên đường ống dẫn nước và điện ban đầu, chú Campbell đã sửa đổi đôi chút và kết nối với hệ thống điện nước của thị trấn gần đó để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.

Lời kết

Thế giới rất to lớn, ngoài những ngôi nhà quá quen thuộc hiện tại, còn rất nhiều những ngôi nhà “cổ tích” khác ở khắp nơi trên thế giới.

Mỗi người có quyền lựa chọn cho mình một cách sống, nếu cảm thấy ổn với bản thân, hãy làm những gì mình muốn!

Theo Cafebiz

 

SHARE