Cấu trúc làng quê Việt Nam không biết tự bao giờ đã mang một vài hình ảnh quen thuộc: Ngoài cùng là bờ đê sông cái, kế đó là những cánh đồng lúa, hoa màu, bị những bờ vùng, bờ thửa chia nhỏ… Sâu vào trong, một vòng đai tre xanh vây lấy một cáicồn loi lẻ, trong ấy chứa vài trăm nóc nhàtranh, gọi là làng. Điểm xuyết vào không gian ấy, nơi bờ sông có con đò nhỏ, ra tới con đò nghĩa là đã đặt nửa bàn chân vào viễn xứ. Sâu vào đến bìa làng là cây đa, cổng làng, giếng nước…
Tất cả dựng nên một tổng thể hầu như nơi nào cũng giống nơi nào, làng nào cũng giống làng nào. Tuy rất giống nhau, nhưng lại vô cùng khác biệt. Nên cái chữ làng thường phải gắn với chữ làng tôi-làng ta, để phân biệt với các làng khác, cho dù làng khác cũng chẳng mấy khác làng ta.
Về sự thơ mộng của làng quê, chắc không cần nhắc nữa, hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, hàng vạn câu thơ… đã khắc sâu tất cả, để trở thành hồn cốt dân tộc. Dĩ nhiên, nơichônnhaucắtrốn, nơi nuôi nấng bao bọc mình lớn khôn, nơi ngàn đời tiền bối ông cha đã gầy dựng, bảo vệ rồi nằm xuống… Nó đi thăm thẳm vàolinhhồn, vào từngmạch tim thớnão… Hẳn nhiên, không ai không yêu chốn làng quê ngàn đời ấy của mình:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Nếu nhìn một cách đơn giản vào hai câu ca dao ấy, nó quá đẹp, quá hay, và quá đúng… Nhưng có ai đó không thấy chăng một chút gì gờn gợn? Nếu nhẹ thì thấy nó đáng thương, nặng hơn là thấy đáng… tội nghiệp, nặng nữa thì thấy rõ ràng ba cái “muống, cà, tương” ấy nó… thêthảm làm sao… Cái sự nghèo, buồn, lẩn quẩn hiển hiện trong chính tình yêu ấy.
Nhưng quan trọng là người ta ứng xử ra sao với cái nghèo, cái buồn, cái lẩn quẩn ấy? Yêu nó, thương nó, đành chấp nhận nó, hay “cốthủ” với nó? Dường như, ngay từ cấu trúc ngôi làng kín bưng ấy, ngôi làng mang nặng cái “tôi” ấy, người ta đã ngả sang hướng “cốthủ”:
“Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
Tới đây thì cái tính chất cố thủ đã thấy rõ. Xuất phát từ sự “cô đơn” của ngôi làng như đã nói ở trên. Không loại bỏ yếu tốchínhtrị, nhàcầmquyền đã chiađểtrị. Mỗi ngôi làng là một thực thể rất ít khi liên kết với các làng bên. Trừ khi có những biến cố lớn, nhưchiếntranh, dân tộcbịxâmlăng… các ngôi làng mới gom thành một mối. Còn vào thời bình, dứt khoát làng ta phải là làng ta.
Vì vậy mới có chuyện dân làng gốc, hay dân ngụ cư – vì một biến cố nào đó, một đôi gia đình nhỏ bỗng từ đâu dạt đến làng, chắc chắn chỗ của họ phải là ngoài bờ đê, hay cắm dùi nơi mảnh ruộng cằn, tệ nữa là ngoài nghĩa trang… chớ tuyệt đối không thể vào ở trong làng, nơi vòng trong của lũy tre. Cũng vì vậy mới có cảnh trai làng này đập trai làng khác te tua, nếu lảng vảng tới tán gái làng… Hay việc cạnh tranh chức tước, đua chen quan bảng giữa làng này với làng nọ hết sức khốcliệt. Làng ta nhất định phải là nhất, là không ai bằng. Xin dẫn ở đây vài câu đồng dao của trẻ con một làng:
“Vừa mưa vừa nắng
Trâu trắngchếttrương
Làng Mỗgặmxương
Làng Cươngđánh trống
Làng Cốngđưama
Làng ta… ịvào!”
Một con trâuchết, các làng kế bên bu lại, làm đủ thứ trò, riêng làng ta “bảnh” nhất, “ị”vào tất cả chúng nó – hẳn ai cũng biết, chữ “i” ở đây đã được người viết “nhã ngữ hóa” so với nguyên bản.
Và chính từ sự cốthủ này, ngàn đời những người dân trong làng tựnhốt mình với những nhỏ bé, quẩn quanh… Người ta yêu, người ta tự hào với cái êm đềm và cả tăm tối ấy… Cái mảnh làng vài trăm nóc nhà là cả một vũ trụ sinh tồn, chẳng gì có thể lay chuyển được. Người ta vô cùng sợ thay đổi, sợ giao tiếp, sợ ngao du, sợ tìm hiểu… Trong hàng vạn hàng triệu thân phận sinh ra, lớn lên, rồi nằm xuống trong chính lũy tre làng, chỉ loáng thoáng đôi kẻ dámbật ra cái ý muốn, cái quan điểm “đi một ngày đàng – học một sàng khôn”…
Bước vào thời kỳ hiện đại, với quan niệm ì trệ đã ăn sâu vàomáu, thậm chí thành một thứ “vô thức tập thể,” người ta vẫn rất ngại đổi thay, rất ít người dám bứt thoát ra đi. Hay ra đi rồi vẫn cứ quyến luyến, vẫn cứ lênh đênh, vẫn rất khó hòa nhập với môi trường mới…
***
Trong khi đó, nhìn sang nửa Tây địa cầu. Tự những năm tháng xa xưa, cái nhu cầu đặt câu hỏi, nhu cầu lý giải, nhu cầu khám phá, nhu cầu đổi thay… đã được hình thành ở mọi nền văn minh từ Ai Cập, sang Hy Lạp, Lưỡng Hà, La Mã… Họ luôn tìm cách đi vào trong sự vật, cũng như đi ra ngoài môi-cảnh sống thực tại.
Cho tới thời kỳ các khám phá tân lục địa của Columbus, Magellan, Vasco da Gama… ngoài yếu tốchínhtrị, kinh tế, phải thừa nhận ở họ cáimáu phiêu lưu, thay đổi đã nằm sâu trong huyết quản. Nếu không có cáimáu ấy sẽ không có sự chuyển mình mãnh liệt của lịch sử Âu Châu, lịch sử nhân loại… Họ chấp nhận vượt qua trùng trùng gian khó, trùng trùng khổ cực để tìm ra cái mới, mở rộng chân trời sinh sống và hiểu biết. Vì vậy, họ có sự phát triển không ngừng, cái cũ kỹ hết thời luôn luôn bị loại bỏ, để tiếp nhận cái tốt đẹp, cái tân kỳ.
Hoặc ngay trong lịch sử “nhỏ bé” so với toàn cầu của xứ Hoa Kỳ. Cái Lễ Tạ Ơn, lễ hội vào hàng lớn nhất Mỹ quốc, gắn liền với con tàu Mayflower cùng đoàn người di cư trên đó, như một biểu tượng về sự dám ra đi, dám bứt khỏi những kềm tỏa của quá khứ để đến một bến bờ mới tự do. Và hàng triệu những con người dám ra đi ấy đã làm nên Mỹ quốc.
Quay trở lại lịch sử Việt Nam, chúng ta có những cuộc thiên di, những lần mở mang, khám phá không? Rõ ràng là có. Cuộc đổi thay ấy diễn ra nhỏ lẻ, chậm chạp, cho tới thời các Chúa Nguyễn. Và lịch sử, với cả chủ động và thụ động, cả bứt phá lẫn bịcưỡngbách, một bộ phận người Việt đã thoát khỏi lũy tre làng ngàn đời bảo bọc, tiến về phương Nam.
Phải chăng, chính vì cái sự dám và cả bị ra đi này, người phương Nam đã hình thành nhiều tập tính mới, trên cái nền tảng “thoát khỏi cổng làng,” Trong ấy có tính hào sảng, mạnh mẽ, dám đổi thay, dám bứtphá, dám“nổiloạn”… Hay chí ít đó cũng là sự năng động, trong những môi trường dù bịtùhãm nhất, họ vẫn “dịch chuyển tại chỗ,” không bảo thủ và chấp nhận “bó tay.” Chỉ cần một lần ra đi thôi, cái mảnh trời tưởng như “vĩ đại” vạn thuở trên đầu, bỗng hóa ra không phải thế. Từ đó, như vòng dây đã một lần được mở, người ta thoát khỏi cái ngưỡng… miệng giếng và lao thẳng ra sông rộng…
Và lịch sử, một lần nữa, trong oan khiên, mang tới cơ hội – từ sông rộng, người phương Nam một lần nữa bị đẩy ra biển lớn. Lần thiên di này là cuộc hội nhập lớn nhất, với toàn cầu. Từ làng, ra tỉnh, ra thành, rồi bước ra thế giới… bao cuộc đổi thay.
Nhưng cũng như bao cuộc ra đi trước đó, từ dòng lệ Huyền Trân, nối đến “Thăng Long ơi, năm tháng sẽ trôi giữa dòng đời” và “Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời”… Những mảnh hồn xưa vẫn được gói kỹ trong hành trang mới. Làng tôi, đất nước tôi, mảnh trời dù biết nhỏ, biết đó là sự ghì níu thân phận, nhưng không ai rũ bỏ hoàn toàn. Không chấp nhận lệ thuộc, nhưng cũng không xóa trắng. Người ra đi vẫn có một phần trong linh hồn mang theo từ nẻo cũ, một dòngmáu còn chảy từ mạch cũ. Nơi ấy, nhìn lại bờ kia mù mịt, vẫn còn bao người chung huyết quản mịt mù. Và mong sao, nơi mịt mù nẻo ấy… sẽ tiếp tục có những người bước ra từ cổng làng, bay ra từ chiếc lồng của con chim quen ăn lúa cũ…
Rất nhiều người Việt trong nước hôm nay, sau khi cầm sổ thông hành (passport) lần đầu bước ra ngoại quốc. Thấy được Thái Lan, Nhật Bản, Nam Hàn, hay Âu Châu, Hoa Kỳ… bỗng như bật ngộ ra một điều gì đó. Khi trở về với cuộc sống nhỏ bé thường hằng, tâm trạng họ trở nên u.uất, không thiết tha làm gì nữa, trong nhiều ngày sau đó. Cú sốc ấy, phải chăng như từ thuở xa xưa, người ta đã bước ra khỏi cái giếng để thấy dòng sông, nhưng lại không được sống tiếp trong dòng sông ấy…
Người Việt cần nhiều, nhiều hơn nữa, những chuyến đi xa, dám đi xa. Đi là đã thấy được những chân trời khác, dù sau đó có phải quay về, chí ít trong nhận thức cũng có được những so sánh khách quan. Mỗi thay đổi nhỏ sẽ dần gom thành thay đổi lớn – cho dù bước đầu chỉ là thay đổi trong chính bản thân mình, gia đình mình…
Dòng sông, con đò, cây đa, bến nước, lũy tre… hay dĩa rau muống, chén tương cà… Đó là nguồn cội, là “tuổi thơ” của cả dân tộc. Nhưng dân tộc ấy cần lớn lên, cần xa khỏi tuổi thơ. Cần ra sông lớn, ra bể cả… Sau đó nhớ về tuổi thơ với sự thương yêu, trân quý… Chớ không thể mang mãi cả cuộc đời cái hình hài, cái tập tục “dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”… Và hơn thế nữa, không thể chấp nhận ai đó dìm mình trong cái ao đục oan khiên ấy, để đục nước-béo cò. [qd]