Bản năng sinh tồn đã có sẵn trong mỗi người từ khi sinh ra . Nhưng muốn trở thành kỹ năng, bạn cần phải được rèn luyện. Tại sao cùng một tình thế cấp bách- một hoàn cảnh nguy hiểm, có người biết cách thoát ra ,nhưng có người lại chịu thiệt mạng?
Sự khác nhau có khi chỉ đơn giản là một bước chân chạy, một sự bình tĩnh phán xét trong giây phút. Có những người có khả năng sinh tồn tốt, tự cứu được tính mạng của mình trong những trường hợp hiểm nguy “ngàn cân treo sợi tóc” thì lại có những trường hợp thực sự đáng tiếc khi con người thiếu kỹ năng sinh tồn hoặc coi thường những điều đó.
Xã hội càng hiện đại thì việc trang bị những kỹ năng sinh tồn cho mỗi người càng phải được quan tâm ghi nhớ .
1. Mang theo cell phone và giấy tờ tuỳ thân khi rời nhà
Luôn mang theo các giấy tờ tùy thân và thông tin sức khỏe của mình bên mình khi rời khỏi nhà . Các giấy tờ này nên bao gồm những thông tin y tế như nhóm máu, các phản ứng dị ứng… Bằng cách này, nếu có gì bất trắc xảy ra, ngay cả người xa lạ cũng có thể giúp đỡ bạn nhanh chóng và hiệu quả. Đừng quên trong cell phone có ngay danh sách những số liên lạc khi cần. ( dù máy bị khoá )
2.Thủ thuật Heimlich và sơ cứu căn bản
Các chuyên gia y tế khuyên mọi người đều nên học thủ thuật Heimlich để cứu chính mình và người khác khỏi hóc dị vật hay thức ăn. Các bước thực hiện đơn giản:
*Đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trước (vùng thượng vị) của họ.
*Bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái nắm lấy tay phải, áp sát vào vùng thượng vị nạn nhân, giật mạnh nắm tay lên phía trên.
Làm lại nhiều lần, có thể lần sau nhanh và mạnh hơn cho tới khi nạn nhân ho được dị vật ra.
*Nếu sau khi làm các bước trên vẫn chưa hiệu quả, đặt nạn nhân nằm, quỳ hai chân sang hai bên đùi họ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức theo chiều từ dưới lên. Làm lại nhiều lần cho tới khi dị vật bắn ra.
– Cách điều trị hạ thân nhiệt
Bạn đừng bao giờ chà xát các khu vực bị bỏng lạnh vì điều này có thể gây tổn thương mô trầm trọng hơn. Việc dùng nước nóng hoặc đèn sưởi để sưởi ấm nạn nhân cũng không nên. Những cách điều trị này có thể gây sốc cho cơ thể nạn nhân. Thay vào đó, bạn nên làm ấm phần trọng tâm của cơ thể dần dần, tốt nhất là bằng cách quấn chăn và đặt một số chai nước ấm kẹp vào nách của họ.
3. Khi bị lạc trong rừng và khi bơi gặp cá mập tấn công
-Làm gì khi bị lạc trong rừng
Muốn sống sót được trong rừng sâu khi bị lạc, điều đầu tiên chúng ta cần đó là phải bình tĩnh để xem xét tình hình như thế nào để có thể tự giúp bản thân sinh tồn trong rừng sâu và nhanh chóng tìm được sự giúp đỡ.
Hoảng loạn sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề đang gặp phải, nó sẽ khiến bạn mất sức, tinh thần sẽ không ổn định và có thể sẽ gặp nguy hiểm hơn khi ở trong rừng sâu. Khi nhận ra mình đã bị lạc, điều đầu tiên là đứng lại, hít một hơi thật sâu và giữ bình tĩnh.
Xác định phương hướng : Nếu có la bàn thì mọi việc có thể sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm đường ra khỏi rừng trước khi trời tối. Khi sử dụng la bàn ta phải lưu ý các điểm sau: Không gần vật kim loại: kim nam châm sẽ chỉ lệch. Không để gần lửa: Nam châm sẽ mất từ tính. Phải để trên một mặt phẳng nằm ngang: kim nam châm sẽ chỉ hướng chính xác hơn.
Bạn có thể đã nghe nói rằng điều đầu tiên cần làm khi bị lạc ở nơi hoang dã là tìm một ít thức ăn. Điều này không hoàn toàn chính xác. Có những trường hợp đặc biệt Một người khỏe mạnh có thể sống mà không cần thức ăn trong thời gian khá dài, lên đến 6 tuần. Tìm nguồn nước và tự dựng lên một nơi trú ẩn để tránh thời tiết khắc nghiệt mới là ưu tiên hàng đầu.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và đuối sức thì cách tốt nhất bạn nên ngồi im một chỗ để có thể giữ gìn sức khỏe, điều này không chỉ giúp bạn hạn chế được lượng nước và thức ăn cần nạp vào trong cơ thể mà nó còn giúp bạn tăng cơ hội được tìm thấy. Hãy ngồi xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn đi với nhiều người thì tuyệt đối không nên tách nhau ra, vì càng đông người thì càng có lợi và giúp bạn tồn tại trong mọi hoàn cảnh.
Hãy bảo vệ làn da của mình bằng cách buông ống tay áo, mặc quần dài và bịt kín mặt tránh bị côn trùng đốt. Xử lý vết thương càng sớm càng tốt, tránh để lâu dễ bị nhiễm trùng.
-Làm thế nào để sống sót khi bị cá mập tấn công
Bạn có thể đã nghe nói rằng khi bị cá mập tấn công, hãy đấm vào mũi của nó. Ngay cả khi lời khuyên này đúng đắn, không nhiều người có đủ sức mạnh để làm điều này, đặc biệt là dưới nước.
Tình huống bị cá mập tấn công rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu chẳng may gặp nạn, bạn hãy thử đặt một vật thể rắn giữa bạn và nó, ví dụ mặt nạ lặn hoặc ván bơi. Nếu không có gì trong tay, cách tốt nhất để khiến một con cá mập sợ hãi là chọc vào mắt hoặc mang của nó.
Được trang bị kiến thức thật tốt như trên, chắc chắn bạn sẽ đủ tự tin để tìm được cách đối phó với những tình huống hiểm nghèo nhất.
4. Đừng cố rút dao hay vật sắc nhọn ra khỏi vết thương
Lỡ bị sự cố trọng thương bởi tai nạn hay xung đột giao tranh . Các chuyên gia y tế khuyên rằng : Vật nhọn đâm vào cơ thể phải nằm nguyên vị trí ban đầu sẽ ngăn việc chảy máu thêm . Nguy hiểm nhất là khi bạn bị đâm chém bởi dao . Việc bạn nên làm là cố gắng hạn chế việc chảy máu thêm trong khi đợi nhân viên y tế tới.
5. Di chuyển bằng phương tiện hàng không
Cẩn trọng trong 3 phút đầu sau khi máy bay cất cánh và 8 phút cuối trước khi nó hạ cánh
Theo các nghiên cứu, 80% các vụ đâm máy bay xảy ra ở các thời điểm này. Điều nên làm là ngồi yên trong tư thế thắt dây an toàn và cố gắng nhớ lại các bước cần thực hiện nếu xảy ra sự cố.
-Nhớ không làm phồng áo cứu sinh trước khi thoát ra khỏi máy bay
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước, nước tràn vào khoang. Nếu bơm phồng áo cứu sinh khi còn ở trong máy bay sẽ khiến bạn dễ lơ lửng lên trần, không thể tự di chuyển được. Việc nên làm là hít thở sâu và bơi ra khỏi máy bay với áo cứu sinh còn xẹp. Chỉ khi đã ra khỏi máy bay an toàn mới nên kéo dây áo phao cho phồng lên.
6- Nếu kẹt trong một đám cháy và tình huống khi xãy ra cháy nổ
Các chuyên gia nhắc nhở rằng nguy cơ lớn nhất trong đám cháy là ngộ độc khí CO chứ không phải bị bắt lửa. Để tránh hít phải khí độc, cố gắng bò sát mặt đất nhất có thể cho tới khi bạn thoát khỏi vùng nguy hiểm.
-Nhớ các nguyên tắc cơ bản cần thực hiện khi có cháy nổ
Thường khi đối mặt với một tình huống nguy hiểm chưa từng trải qua bao giờ, chúng ta sẽ đờ đẫn và không làm gì để cứu bản thân. Đó là lý do tại sao các chuyên gia an toàn khuyên cần luôn kiểm tra bản đồ lối thoát hiểm khẩn cấp ở bất cứ tòa nhà nào bạn hay đến. Phòng hơn tránh và đừng đợi nước tới chân mới cuống cuồng lo mà không biết làm gì.
-Khi dầu ăn trong chảo bốc cháy lúc đang đun bằng bếp ga,
Bạn phải nhanh chóng tắt bếp và đậy thứ gì đó lên, thay vì đổ nước. Cơ quan cứu hỏa cảnh báo không bao giờ dùng nước để dập lửa bắt cháy từ chất béo hay dầu. Nước sẽ lắng xuống đáy chảo rồi bốc hơi và khiến ngọn lửa mạnh hơn. Hành động đúng là đậy nồi đang bị cháy lại để cắt nguồn cung cấp nhiệt và oxy.
7. Luôn mang theo một chiếc đèn pin có nguồn sáng mạnh
Các chuyên gia về an toàn cá nhân khuyên bạn nên coi vật dụng đơn giản này như một vũ khí hiệu quả trong các trường hợp bị quấy rối hay tấn công bất ngờ. Nếu thấy một người đáng ngờ định tấn công mình, hãy chiếu đèn pin ngay vào mặt họ. Kẻ tấn công sẽ tạm thời bị mất phương hướng, tạo cơ hội cho bạn tìm cách thoát thân.
8- Đi cắm trại
Mang theo các đồ dùng, thiết bị để giúp bạn sinh tồn trong lúc xa thành phố như dao, dây thép, còi, chăn không gian (mỏng nhẹ nhưng giữ ấm rất tốt), gương phản chiếu, bật lửa, diêm để trong hộp không thấm nước, la bàn… Đừng quên bộ sơ cứu vết thương cá nhân và thuốc men vì chẳng có thể nói trước được điều gì khi bạn không ở gần nơi cấp cứu
-Luôn mang theo thuốc chống dị ứng khi đi xa
Đặc biệt nếu bạn đi cắm trại hay chuẩn bị cho một chuyến đi dài, đừng quên mang theo thuốc chống dị ứng bởi bạn sẽ chẳng thể biết trước mình gặp tình huống đó hay không ?
-Giữ ấm trong mùa lạnh
Trong mùa lạnh , bạn không nên mặc áo loại cotton dù là mặc nhiều áo .Nên mặc đủ áo len. Khăn choàng cổ bằng len. Nên nhớ rằng da ướt bạn sẽ bị mất nhiệt nhanh . Điều quan trọng là cần giữ cho da càng khô thoáng càng tốt. Để bảo đảm nhiệt độ cơ thể không bị giảm quá nhanh vào mùa lạnh, nên mặc quần áo bằng sợi len – loại sợi này hấp thu hơi ẩm không khí rất tốt. Cotton hay những loại sợi khác kém hút ẩm hơn sẽ khiến bạn dễ nhiễm lạnh ngay.
– Sơ cứu vết rắn cắn
Nọc độc của rắn xâm nhập vào máu rất nhanh và nó không tích lại ở khu vực bị cắn. Do đó, việc cố gắng hút độc ra không phải là phương án hiệu quả, hơn nữa kề miệng sát vết cắn có thể khiến nọc độc đi xuống thực quản.
Cách tốt nhất để ngăn chất độc truyền nhanh vào máu nạn nhân là giữ vết thương ở vị trí thấp hơn tim, uống nhiều nước và cố gắng đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
-Làm sao để biết cây nào ăn được và cây nào có độc?
Trên thực tế, một số loại quả mọng và nấm gây tử vong cho con người lại không gây hại cho động vật và chim. Do đó, khi thấy con vật nào đó ăn một loại nấm ngon lành mà không hề hấn gì, bạn không nên vội vàng bắt chước. Cách duy nhất là phân biệt chính xác đặc điểm cụ thể của loài nấm hay quả mọng ăn được, dựa trên những gì bạn từng ăn.
9. An toàn khi di chuyển bằng phương tiện xe các loại
-Xe Ô Tô
Đặt gương chiếu hậu đúng vị trí để quan sát khi lái xe. Khi ngồi vào ghế lái, hãy xem xét toàn bộ gương chiếu hậu và gương phải – trái hai bên xe và điều chỉnh cho hợp lý để tầm nhìn tốt nhất. Phải thắt đây an toàn cho mình và cả những người đang ngồi trong xe . Chỉnh gương chiếu hậu và gương trái phải đúng , sẽ giúp bạn nhìn được các xe đi phía sau mình và các xe bên cạnh . Giúp mình giữ được khoảng cách an toàn khi di chuyển , khi sang lane đường .
-Xe gắn máy và xe đạp
Gương hai bên xe cũng phải được chỉnh thích ứng tầm nhìn quan sát . Phải đội mũ an toàn . Phải có đèn hiệu rẻ phải trái . Xe đạp đi ban đêm người chạy xe nhớ mặc áo có phản quang và gắn vào vòng xe những vòng ánh phản quang
10. Không nên vừa di chuyển vừa dùng điện thoại
Các chuyên gia về sức khỏe và an toàn nhấn mạnh rằng vừa sử dụng điện thoại vừa đi bộ có thể khiến bạn sao nhãng xung quanh, không chú ý tới các mối nguy (như có ô tô phóng với tốc độ cao đột nhiên đi ngang).
-Và điều nầy càng nguy hiểm hơn khi bạn vừa lái xe vừa sử dụng cell phone để text hay trả lời phone khi lái xe .Rất dễ xãy ra tai nạn thiệt thân bạn và cả những người bị bạn đụng phải
Bên cạnh đó , có những chuyện tưởng là rất nhỏ, nhưng rất quan trọng trong việc gia đình và học đường giáo dục con em mình : Về những kỹ năng cơ bảo vệ mình để sinh tồn trong trường hợp nguy hiểm
-Buộc trẻ phải nhớ số điện thoại, biết gây tiếng ồn thu hút sự chú ý khi bị lạc, khi gặp nguy hiểm, cách nhận diện cảnh sát, nhân viên an ninh, bảo vệ… khi cần sự giúp đỡ.
-Dạy trẻ biết bơi, cách thoát khỏi đám cháy, thậm chí kỹ năng khi ở nhà một mình, khi bị lạc hay không có gì để ăn…
“Hãy dạy trẻ kỹ năng sinh tồn mọi nơi, mọi lúc. Không gì hiệu quả bằng trẻ được giáo dục thông qua những tình huống hay những câu chuyện cụ thể, có thật”
Bạn phải nhớ ba điều cốt lõi về giới hạn chịu đựng của một cơ thể bình thường để có thể sống sót : Chỉ 3 phút thiếu không khí-3 ngày thiếu nước và 3 tuần thiếu thức ăn, để cứu được mình thoát hiểm.